Đánh giá về các kiến trúc của rem koolhaas

Rem Koolhaas, một kiến trúc sư Hà Lan, đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực kiến trúc và đô thị. Ông sinh năm 1944 trong một gia đình không những có sự liên quan đặc biệt đến kiến trúc và văn hóa mà còn rất giàu tri thức tiến bộ, sâu sắc.

Koolhaas không theo lối mòn truyền thống trong kiến trúc, thay vào đó, ông trăn trở về cách mà con người tương tác với không gian xây dựng. Ông còn là một nhà phê bình kiến trúc với cuốn sách đầu tiên mang tên “Delirious New York” đã mở ra một hướng đi mới về kiến trúc, tập trung vào cách sử dụng không gian và cách sống của cư dân.

Bên cạnh đó, ông còn là một nhà viết kịch bản và quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa điện ảnh và kiến trúc. Công trình kiến trúc của ông thường không bị ràng buộc bởi phong cách cụ thể, mà tập trung vào cách sử dụng khối hình để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng dự án.

Cuốn phim “Rem Koolhaas, một kiểu kiến trúc sư” [“Rem Koolhaas, A Kind Of Architect”] của hai đạo diễn Markus Heidingsfelder và Min Tesch sẽ giúp chúng ta khám phá thêm về tầm ảnh hưởng và sự sáng tạo của vị kiến trúc sư đầy “màu sắc” này.

Bevor Rem Koolhaas được thế giới biết đến không chỉ bởi những công trình kiến trúc của ông xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mà còn bởi những cống hiến của ông đối với vị trí ngành kiến trúc trong sự thay đổi cấu trúc xã hội của thời đại thông tin.

  • Bevor Rem Koolhaas và ảnh hưởng đối với kiến trúc đương đại.

Bevor Rem Koolhaas sinh năm1944 tại Rotterdam, Hà Lan. Koolhaas bắt đầu sự nghiệp của mình với cương vị một phóng viên của Haagse Post ở Hague. Năm 1968, ông theo học ngành kiến trúc tại Architectural AssociationSchool, London. Ở châu Âu, Koolhaas đã hoàn thành nhiều công trình như khu nhà ở Bordeaux [Pháp], Educatorium – một toà nhà đa chức năng của trường đại học Utrecht, Hà Lan; quy hoạch tổng thể của Grand Palais, Lille [Pháp]… đều được đánh giá cao, nhưng ông thực sự được biết đến bởi những quan điểm mới về kiến trúc của mình. Ông là kiến trúc sư đầu tiên biểu đạt một cách có hệ thống các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau. Cuốn sách “Delirious New York” phát hành vào năm 1978 tạo ra tiếng vang lớn và được xem như là bản tuyên ngôn của Kiến trúc trong xã hội đương đại mà ảnh hưởng của nó được đánh giá tương đương với “Vers une Architecture” của Le Corbusier vào đầu thế kỉ 20, mặc cho chủ nghĩa anh hùng mà Le Corbusier từng sống không còn tồn tại. Gần 20 năm sau, năm 1996, Koolhaas cho ra đời cuốn sách “S, M, L, XL”, và lần này cuốn sách được xem như là “kinh thánh” của tầng lớp kiến trúc sư trẻ. Năm 2000, với những cống hiến của mình, ông đã được trao giải thưởng Pritzker Architecture Prize: “…Koolhaas thực sự phản ánh được sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với cấu trúc xã hội… Trong suốt 20 năm qua thông qua những công trình cả về lí luận và thực tiễn của mình Koolhaas đã nêu ra một khái niệm mới về mối quan hệ giữa kiến trúc và bối cảnh văn hoá , xã hội. Những cống hiến của Koolhaas đối với ngành kiến trúc và với xu thế phát triển của kiến trúc là vô cùng to lớn…”. [Hội đồng giải thưởng Pritzker Prize]

“Luôn luôn thiết kế công trình bằng cách xem xét nó trong bối cảnh tiếp theo lớn hơn – một chiếc ghế trong một căn phòng, một căn phòng trong một ngôi nhà, một ngôi nhà trong một khu ở, một khu ở trong một mặt bằng thành phố “.

Rem Koolhass

Cuối thế kỉ 20, khi chủ nghĩa kiến trúc hiện đại bộc lộ những yếu điểm: tính chất khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí, màu sắc đơn điệu, không gian lạnh lẽo, đặc biệt không có tính dân tộc và địa phương. Cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như cuộc cách mạng về lối sống đã thôi thúc các kiến trúc sư nỗ lực thay đổi nguyên lý của phong trào hiện đại, cố gắng tìm ra câu trả lời để thiết lập một ngôn ngữ kiến ​​trúc mới cho thiên niên kỷ tiếp theo. Trong những nhà tiên phong, Rem Koolhaas là kiến trúc sư điển hình nhất.

Ông là kiến trúc sư đầu tiên biểu đạt một cách có hệ thống các vấn đề xã hội và kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, kiến trúc không chỉ đơn thuần là một cái hộp vô tri vô giác, mà là điểm giao của vô số sự kiện hỗn độn, mâu thuẫn lẫn nhau, là sự thống nhất với điều kiện tự nhiên. Năm 2000, với những cống hiến của mình, ông đã được trao giải thưởng Pritzker Architecture Prize sau đó là “Giải Sư tử vàng dành cho thành tựu trọn đời lần thứ 12 ở Triển lãm Kiến trúc Quốc tế [Venice, Giardini và Arsenale, từ ngày 29/8 đến ngày 21/11/2010]”.

Là cha đẻ của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, nhưng có thể nói bước ngoặt cuối thế kỉ 20 với Rem Koolhaas là biệt thự Dall’ava, một sự pha trộn giữa thành tựu khoa học kỹ thuật với các khái niệm trừu tượng, sự kết hợp giữa kỹ thuật và cảm xúc, hơn thế là sử dụng sự tinh vi, phức tạp của kỹ thuật để tạo nên cảm xúc mà vẫn đảm bảo tốt những yêu cầu công năng, căn nhà là một sản phẩm khoa học kỹ thuật nhiều hơn là một tác phẩm nghệ thuật

Thông tin dự án :

Tên công trình : Villa Dall’Ava

Kiến trúc sư : Rem Koolhaas[OMA]

Khách hàng:

Dominique Boudet

Thời gian: 1985 – 1991

Diện tích xây dựng :

1350m m2

Địa điểm:

Saint Clouds, Paris, Pháp

Xây dựng trên một ngọn đồi hướng về sông Seine, phía Tây Paris, thuộc Saint Clouds – một khu vực đặc thù của những căn nhà thế kỉ 19, với phong cảnh cổ điển “Monet”. Một thiết kế mật thiết với địa hình khu vực. Mặc dù Villa Dall’ava xuất hiện đánh dấu sự chuyển biến trong cảnh quan địa phương, nhưng nó đã trải qua quãng đường đầy sóng gió từ lúc hình thành ý tưởng đến khi xây dựng. Đầu tiên việc lựa chọn kiến trúc sư là sự bất ngờ đầy tinh tế, thực sự Dominique Boudet [chủ nhà] là một người đam mê kiến trúc, luôn khao khát một kiến ​​trúc đỉnh cao như của Le Corbusier, Mies van der Rohe hay Kahn… Rồi một ngày năm 1985 ông gặp Koolhaas – vào thời điểm đó mới có vài dự án được thực hiện. Mặc dù vậy, Boudet đã bị quyến rũ ngay bởi ý tưởng táo bạo của vị kiến trúc sư này.

Trong quá trình xây dựng, ngôi nhà đã bị trì hoãn nhiều lần do các vụ kiện bởi sự khác biệt của công trình với kiến trúc khu vực. Và cuối cùng, sau 6 năm, công trình đã hoàn thành, với xu hướng đương đại, thể hiện rõ hơn khi so sánh với những người hàng xóm cổ điển. Một biệt thự kính với hồ bơi trên mái và 2 căn hộ riêng biệt – 1 cho cha mẹ, và 1 cho con gái, thấp thoáng một chút pha trộn Villa Savoye của Le Corbusier. Công trình giống như một căn phòng lớn với ranh giới là dải cây xanh, các tường vườn và những triền dốc. Đậm chất hình học và tính chất đô thị, kiến trúc sư đã quyết định chia mặt bằng ra làm ba dải theo chiều dài, một dành cho vườn, một dành cho toà nhà và một dành cho lối vào garage.

Ngôi nhà có phần kiến trúc kính gồm phòng khách và những khu vực ăn, và 2 phần căn hộ như bay lượn được đặt sole nhau nhằm khai thác tầm nhìn. Chúng được kết nối bằng hồ bơi. Hồ bơi đặt trên kết cấu bê tông cốt thép, được dấu trong kiến trúc kính. Từ đây, toàn bộ Paris được ôm trọn trong tầm mắt, một điểm nhìn lí tưởng. Có thể nói Koolhass đã có một bước tiến vượt bậc, kết hợp khéo léo yếu tố thẩm mĩ và kết cấu kĩ thuật. Căn nhà này hoàn toàn theo xu hướng đương đại nhưng vẫn tiếp nối được tính truyền thống trong lịch sử kiến trúc.

Nhịp điệu của các cửa sổ dải xoá tan đi sự nhàm chán của toàn bộ mặt đứng. Phòng tắm được đặt sau lớp kính mờ. Các cột thép mảnh mai màu đen xen kẽ màu xám hỗ trợ lớn chịu tải trọng cho căn hộ phía trên, đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc mặt tiền.

Ý đồ thiết kế chế giễu hiện đại được cụ thể hơn bằng việc sử dụng vật liệu bao phủ, hoà trộn giữa vật liêu rẻ tiền như nhôm sóng với vật liệu đắt tiền như kính, đá tự nhiên cũng với đó là sự khéo léo của kĩ thuật kết cấu. Điều đó tạo nên tính khác biệt của công trình, đối nghịch với xu hướng xây dựng lắp ghép sẵn hiện đại một cách ồ ạt vào thời điểm đó. Không chỉ để thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ, kiến trúc sư sử dụng vật liệu để làm nên những nét đặc trưng đầy ý nghĩa và dễ liên tưởng. Đó là lý do vì sao toàn nhà d’all Ava cho thấy được sự kết hợp thú vị giữa nặng và nhẹ, đặc và rỗng, mạnh mẽ và dịu dàng thanh thoát.

Chủ Đề