Đánh giá sinh viên hà nội bao giờ đi học

  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học

TPO - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tất cả sinh viên, học viên của các trường, đơn vị trực thuộc sẽ  trở lại học trực tiếp từ 28/2.

Để chuẩn bị các công tác chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho sinh viên, học viên trở lại học trực tiếp, Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] đề nghị các đơn vị đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, tổ chức giảng dạy học tập theo lịch trình năm học và tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh viên trong điều kiện dịch bệnh.

Sinh viên ĐHQGHN trong phòng thí nghiệm.

Trong đó, ĐHQGHN khuyến nghị sinh viên tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng ngừa COVID-19; đối với những sinh viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đơn vị liên hệ với Bệnh viện, Y tế địa phương để hỗ trợ sinh viên được tiêm ngay trong tuần đầu trở lại trường học; xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tế và phương án chăm lo hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 sống xa gia đình, ở trọ bên ngoài cũng như trong Ký túc xá [KTX]; có phòng cách ly riêng ở khu giảng đường khi phát hiện sinh viên nghi F0 và thiết bị đo nhiệt độ, nước sát khuẩn, khẩu trang,.. để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, có kế hoạch, hướng dẫn học bù, học lại, thi lại cho sinh viên không may mắc COVID - 19 [F0] và sinh viên thuộc diện phải cách ly [F1] sao cho phù hợp và đảm bảo chất lượng đào tạo [đơn vị đào tạo không được thu thêm học phí, lệ phí và chủ động xây dựng chính sách chung cho các đối tượng này].

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch COVID-19. Có số điện thoại hotline thông báo ở các khu giảng đường để hỗ trợ sinh viên khi cần.

Khẩn trương gửi các giáo trình còn thiếu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN để số hóa giáo trình phục vụ người học [có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu cần thiết cho ngành học của mình].

Đối với các đơn vị có sinh viên quốc tế, tiếp nhận sinh viên, xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT, đồng thời gửi danh sách sinh viên cần hỗ trợ nhập cảnh, xin visa về ĐHQGHN.

ĐHQGHN cũng yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có phương án phòng chống dịch bệnh chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế và phương án cách ly, chăm sóc hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 tự cách ly trong KTX.

11/02/2022

11/02/2022

11/02/2022

11/02/2022

11/02/2022

10/02/2022

Vừa đặt cọc xong 10 triệu đồng tiền thuê nhà, Nguyễn Quý Dương, sinh viên năm thứ nhất Đại học Tài nguyên và Môi trường lặng người khi nhận được thông báo trường sẽ tiếp tục học trực tuyến thay vì học trực tiếp như lịch trước đó.

“10 triệu đồng với em là số tiền rất lớn nên em không thể về quê ngay mà đang cố nán lại Hà Nội tìm người sang nhượng phòng trọ,” Dương chia sẻ.

Quý Dương chỉ là một trong số rất nhiều sinh viên đang gặp khó khăn khi hàng loạt trường đại học đã phải thay đổi lịch học từ trực tiếp sang trực tuyến do dịch COVID-19 bùng phát mạnh.

Liên tục đổi lịch học

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 100% các trường đại học trên cả nước đã lên kế hoạch cho sinh viên đi học trở trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đến thời điểm này, rất nhiều trường đại học đã phải liên tục thay đổi kế hoạch và tiếp tục học trực tuyến, đặc biệt là các trường ở Hà Nội, khi số ca nhiễm COVID-19 mới ở Thủ đô không ngừng lập đỉnh và đã vượt mốc 10.000 ca/ngày

Ngày 9/2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo tới sinh viên việc học trực tiếp từ 28/2. Tuy nhiên, đến 18/2, Học viện thông báo khẩn về việc tiếp tục học trực tuyến. Ngày 21/2, Học viện tiếp tục đưa ra kế hoạch mới sẽ đón sinh viên trở lại trường từ 14/3.

Cũng trong ngày 9/2, Đại học Tài nguyên và Môi trường thông báo cho sinh viên về việc học trực tiếp từ 21/2. Lịch học được bố trí lệch một tuần giữa các nhóm đối tượng sinh viên nhằm tránh tập trung. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 23/2, Đại học này đã phải quyết định chuyển lịch học từ trực tiếp sang trực tuyến.

Tương tự, các trường Đại học Công đoàn, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng điều chỉnh lịch học từ trực tiếp sang trực tuyến.

Theo lãnh đạo các trường đại học, việc điều chỉnh kế hoạch dạy và học nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên trước đại dịch khi số liệu khảo sát cho thấy số ca F0 là sinh viên tăng nhanh. Thống kê của Đại học Thương mại cho thấy dù chỉ mới tổ chức dạy trực tiếp cho sinh viên năm thứ nhất và thứ tư nhưng chỉ sau ba ngày, từ 21/2 đến 23/2, riêng với sinh viên năm thứ nhất, số ca F0 phát sinh đã là 129 em. Trong khi đó, kết quả khảo sát với các sinh viên năm thứ hai và thứ ba [dự kiến sẽ trở lại trường từ ngày 7/3] cũng cho thấy dù chưa đến trường học trực tiếp nhưng đã có 920 em nhiễm COVID-19.

Sinh viên sát khuẩn phòng dịch khi trở lại trường học. [Ảnh: Thanh Tùng/Vietnam+]

Trước thực trạng này, nếu học trực tiếp trở lại toàn trường, số ca nhiễm sẽ rất lớn, gây khó khăn cho cả sinh viên và nhà trường trong công tác điều trị và phòng chống dịch, Đại học Thương mại đã quyết định thay đổi kế hoạch, cho sinh viên năm thứ hai và thứ ba tiếp tục học trực tuyến.

Sinh viên lao đao với nhà trọ

Việc các trường liên tục thay đổi kế hoạch học tập đã khiến cho nhiều sinh viên ngoại tỉnh lao đao vì nhà trọ. Theo Quý Dương, sinh viên khoá 11, Đại học Tài Nguyên và Môi trường, việc tìm phòng trọ không dễ dàng vì cần đáp ứng được nhiều yêu cầu như an ninh tốt, gần trường, giá cả phù hợp…

Vì thế, để chuẩn bị cho việc trở lại trường, ngay sau Tết Nguyên đán, các sinh viên như Dương đã phải gấp rút xuống Thủ đô tìm kiếm. “Chủ trọ bắt đặt cọc 10 triệu đồng và vì đó là căn phòng rất ưng ý nên em đã chấp thuận. Tuy nhiên, trường lại đổi sang học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới,” Dương chia sẻ.

[Nhiều địa phương chuyển sang học trực tuyến phòng dịch COVID-19]

Nhà trọ cũng là vấn đề “đâu đầu” với Nguyễn Thanh Hoa, sinh viên năm thứ hai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hoa cho hay ngay sau khi nhận được thông báo từ nhà trường về việc học trực tiếp từ cuối tháng Hai, em đã lập tức tìm các nhà trọ tại khu vực Cầu Giấy.

“Em đã đặt cọc tiền nhà và khi trường lùi lịch học, em phải cố gắng thuyết phục chủ phòng trọ lùi thời gian ký hợp đồng và may mắn được chủ nhà đồng ý dù không hài lòng. Tuy nhiên, nếu tiếp tục lùi thời gian học trực tiếp thì em sẽ mất số tiền đọc cọc do quá thời hạn ký hợp đồng thuê,” Hoa chia sẻ.

Cũng theo Hoa, sau khi trường thay đổi kế hoạch học trực tiếp, nhiều sinh viên đã nhượng lại phòng trọ. “Tuy nhiên, trước thông báo sẽ đi học trực tiếp trở lại từ 14/3 của Học viện, các bạn lại phải đôn đáo đi tìm phòng ở trong khi điều này là không dễ và giá thuê tăng từng ngày,” Hoa nói./.

Chủ Đề