Dân chủ, nhân quyền là gì

05[54]/2009

Mục lục

  • 1.Đặt vấn đề
  • 2.Dân chủ là gì?
  • 3.Bảo vệ quyền dân chủ chính là bảo vệ quyền con người
  • 4.Chế ngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước và quyền con người
  • 5.Cơ chế dân chủ tham gia đối với việc thực hiện quyền con người
  • 6.Sự đồng bộ các cơ chế dân chủ trong việc đảm bảo quyền con người
  • 7.Những gợi ý từ thực tế Việt Nam
  • 8.Tài liệu tham khảo

Vai trò của dân chủ đối với việc bảo đảm thực hiện quyền con người

NGUYỄN MINH KHÔI

05[54]/2009 - 2009, Trang 12-21

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,
KEYWORDS: no,
Trích dẫn:
×
NGUYỄN MINH KHÔI, Vai trò của dân chủ đối với việc bảo đảm thực hiện quyền con người, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 05[54]/2009, Trang 12-21

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=7449a85d-59fc-45c4-afc3-76e94b225f5a

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký
Bài viết đã được lưu vài tài khoản.
×
Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Đặt vấn đề

Con người và những gì thuộc về con người là những giá trị, mục đích cao cả nhất đối với mọi tổchức và tất cả các xã hội: không ai tuyên bố chống lại con người, chà đạp lên con người. Tuy nhiên, khái niệm quyền con người có lẽ nên được hiểulà một khái niệm mở, nó có thểthay đổitheo sự phát triển của con người và xã hội loài người, vì thế, khó có thểnói một xã hội không có quyền con người cũng như không có một xã hội nào quyền con người đã đạt được mức độ hoàn hảo. Mục đích vì con người được coi là những giá trị chung, phổquát cho mọi xã hội nhưng cách thức, phương thức thực hiện nó là sự thách thức lớn cho nhân loại bởi nhận thức về quyền con người và những cơ chế, cách thức và điều kiện bảo đảm quyền con người cũng khác nhau. Do vậy, việc bảo đảm thực hiện quyền con người là một quá trình liên tục và đa dạng theo từng điều kiện, hoàn cảnh xã hội cụ thể.

Dưới góc độ nhìn nhận nhân quyền như là một giá trị cao cả, thực hiện quyền con người trước hếtphải do nhà nước, là trách nhiệm của nhà nước bởi nhà nước. Việc thực hiện quyền con người phải là nội dung, mục đích của việc thực hiện quyền lực nhà nước và phải trong khuôn khổcủa pháp luật và nó phải mang tính chất dân chủ, theo cách thức dân chủ. Nói cách khác, bàn đếnviệc đảm bảo và thực hiện quyền con người bằng nhà nước phải đề cập đếndân chủ và pháp luật.

Câu hỏi đặt ra là: có phải có dân chủ sẽ có nhân quyền và ngược lại, có nhân quyền có thểcó dân chủ?, vấn đề đặt ra không chỉ là có hay không dân chủ và nhân quyền, vấn đề cần phải đặt ra là dân chủ đếnmức nào thì thúc đẩynhân quyền và nhân quyền ở mức độ nào thì biểuhiện một xã hội, một nhà nước dân chủ. Trên thực tế, nếu quyền con người được bảo vệ và phát triển, con người sẽ ý thức và thực hiện quyền tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện quyền dân chủ. Ngược lại, nếu dân chủ được mở rộng, các quyền dân chủ và các cơ chếdân chủ sẽ tôn vinh các giá trị nào nếu không phải là quyền cơ bản của con người và sự phát triểntoàn diện của con người?

Nói một cách chung nhất, nếu dân chủ và nhân quyền là hai khái niệm, cơ chếkhác biệt thì cần phải xác định sự tương tác giữa chúng. Việc thực hiện nhân quyền đểcó dân chủ hay thực hiện dân chủ đểđạt được nhân quyền hoặc thực hiện song song còn tùy thuộc vào việc ai sẽ thực hiện, thực hiện với mục đích nào và trong điều kiện nào. cần hiểumối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền là mối quan hệ tương tác hai chiều, bảo đảm thực hiện nhân quyền có thểphát huy dân chủ và ngược lại.

Mục đích của bài viết này sẽ xác định vai trò của dân chủ và pháp luật dân chủ đối với việc bảo đảm thực hiện quyền con người.

2. Dân chủ là gì?

Dân chủ được hiểulà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân hay nhân dân cai trị. Theo đó, khái niệm dân chủ có thểđược giản lược thành những mệnh đề khác nhau như: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì dân[1]. Ngược lại, không dân chủ hay đối lập với dân chủ là độc tài, chuyên chếtrong đó quyền lực không chịu một sự hạn chếnào.

Khái niệm dân chủ cho đếnnay được hiểu rất đa dạng. Dưới góc độ giai cấp, ...chừng nào mà còncó những giai cấp khácnhau, thì không thểnói đến dân chủ thuần túy được, mà chỉ có thểnói đến dân chủ có tính chấtgiai cấp'-. Tiếp cận dưới góc độ giá trị, dân chủ có thểđược xem là một trong những giá trị, thước đo sự tiến bộ của xã hội. với cách tiếp cận thể chế, dân chủ có thểđược coi là chếđộ xã hội, chếđộ nhà nước, chếđộ bầu cử. Tiếp cận chức năng, dân chủ được xem là một trong những phương thức tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước nhằm thực hiện những công việc của nhà nước[2].

Cần phân biệt dân chủ theo nghĩa rộng và những biểuhiện của dân chủ. ví dụ,: quyết định theo đa số" là phương thức quyết định mang tính chất dân chủ chứ không phải là bản thân dân chủ. Quyết định theo đa số, tôn trọng thiểusố, không bạo lực đểgiải quyết xung đột không là một giải pháp duy nhất nhưng là cần thiết và có tính thực tế, đặc biệt trong trường hợp không đạt được sự nhất trí tuyệt đối. Một số quan điểmcho rằng sự di động [vận động] của đa số [massỉve mobilization] là một yêu cầu của dân chủ bởi một đa số cố định dễ xâm phạm lợi ích củathiểusố[3]. Hơn nữa, xã hội luôn luôn phát triểnvà có tính mở cho nên cố định một đa số là trái với quy luật liên tục vận động và đa dạng của xã hội. Cũng cần phân biệt dân chủ cho đa số và nguyên tắc biểuquyết theo đa số. Nguyên tắc biểuquyết theo đa số là một biểuhiện của dân chủ vì toàn thư[kểcả thiểusố] được tham gia, trao đổibiểuquyết. Ngược lại, dân chủ cho đa số là quyền lực thuộc về đa số, thiểusố phải phục tùng.

Dù có rất nhiều quan điểmkhác nhau, các lý thuyết về dân chủ hiện nay có những điểmtương đối thống nhất là: Thứ nhất, các vấn đề trung tâm của các lý thuyết về dân chủ đều đặt mục đích vì con người và cho rằng con người, nhân dân có quyền tự chủ, tự quyết định số phận của mình và nhân dân biết rõ nhất những gì là cần thiết cho chính họ. Các quan điểmvề dân chủ cho rằng sự phát triểncủa dân chủ là tất yếu khách quan và nó là yếu tố hợp thành nội dung của tiến bộ lịch sử. Ví dụ, các tác giả Việt Nam như Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo... hay quốc tế như Armatya Sen, Fukuyama, Tổngthống Hàn Quốc Kim Dae Jung... đều thống nhất về giá trị tiến bộ của dân chủ. Những giá trị tiến bộ của dân chủ cũng đã được khẳngđịnh trong những văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt từ Đại hội Đảng lần thứ6 đến này. Thứ hai, một trong những nội dung trọng tâm của những lý thuyết về dân chủ đề cập những vấn đề về tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước cho nên khái niệm dân chủ cần được xem xét tập trung trong lĩnh vực tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, sự thống nhất giữa các quan điểm hiện nay về dân chủ như là những quyền của cá nhân trong việc tham gia vào công việc nhà nước và những cơ chế, cách thức tổchức và thực hiện quyền lực vì con người.

Theo cách tiếp cận của tác giả, căn cứ vào tính chất và khả năng đạt được mục đích của việc thực hiện quyền lực nhà nước bởi nhân dân, dân chủ ở mức độ cao nhất là nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Mức độ dân chủ thấp hơn là có sự giám sát, chếngự quyền lực nhà nước với mục đích việc thực hiện quyền lực nhà nước phải vì nhân dân. Mức độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhân dân phải có khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thểhiện là các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Sự tiếp cận theo cấp độ cũng tương đồng với việc nhìn nhận dân chủ như là một quá trình phát triểntừ thấp đến cao, từ không dân chủ đếncó dân chủ, từ ít dân chủ đến dân chủ hơn.

chếdân chủ được hiểulà dân chủ phải được thực hiện theo một quá trình và với những cách thức nhất định[4]. Theo đó cơ chếdân chủ được chia thành: [1] cơ chếbảo vệ quyền dân chủ, [2] cơ chếchế ngự, kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước và [3] cơ chế tham gia vào việc tổchức thực hiện quyền lực nhà nước. Tương ứng với các cơ chếnày là các quyền dân chủ. ví dụ, quyền dân chủ cơ bản gắn với cơ chếbảo vệ quyền dân chủ cơ bản; cơ chếdân chủ nhằm kiểmsoát và chếngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước gắn với quyền dân chủ của công dân trong việc kiểmsoát, chếngự quyền lực nhà nước và quyền dân chủ tham gia sẽ gắn với cơ chếdân chủ tham gia.

chếbảo vệ quyền dân chủ là sự bảo vệ các quyền dân chủ cơ bảnvà thiết yếu nhất của công dân đểhọ tồn tại như một cá nhân công dân, một con người. Cách thức bảo vệ quyền dân chủ trước tiên là ghi nhận và thực hiện những quyền dân chủ cơ bản nhất và những cơ chế thực hiện nó một cách công khai, trong những hình thức mạnh mẽ và thiêng liêng nhất. Bên cạnh việc ghi nhận quyền dân chủ như trên, cần có sự bảo vệ nhằm tránh sự vi phạm quyền dân chủ mà sự bảo vệ khả thi nhất phải bằng một cơ quan xét xử độc lập, chuyên trách đểhạn chếkhả năng vi phạm quyền công dân. vì chủ thểvi phạm có thểlà những cơ quan, tổchức có thểnắm quyền lực nhà nước, cho nên cơ quan bảo vệ phải có tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật dân chủ. Cơ chếbảo vệ không chỉ có tính chất thụ động, ngăn chặn vi phạm quyền dân chủ mà nó còn là cơ chếthực hiện quyền dân chủ một cách chủ động. Ví dụ quyền dân chủ thểhiện qua Chỉ số Phát triển Con người; nó đòi hỏi trách nhiệm tích cực không chỉ của Tòa án mà toàn bộ các cơ quan nhà nước khác[5]. Ngoài ra, cơ chếbảo vệ quyền con người và phát triển con ngườicần được thực hiện thông qua xã hội dân sự lành mạnh với sự đa dạng của các tổchức tự nguyện, nâng cao vốn con người, vốn đạo đức và vốn xã hội. Nhưng xét cho cùng, vai trò của nhà nước trong việc tổchức và thực hiện các cơ chế dân chủ là quan trọng nhất.

Như vậy, cơ chếbảo vệ quyền dân chủ, quyền cơ bản là sự ghi nhận và bảo vệ bằng một cơ quan độc lập, chuyên trách và bằng sự chủ động, tích cực của nhà nước. Những phương thức này có mối liên hệ chặt chẽ và được thực hiện theo một quy trình nhất định.

chếchếngự và kiểmsoát quyền lực nhà nước xuất hiện vì nó bảo đảm quyền lực của dân và vì dân khi quyền lực không do nhân dân trực tiếp thực hiện. Mặt khác, nó cũng xuất phát từ tính chất độc quyền sử dụng vũ lực của nhà nước mà sự độc quyền này có nguy cơ lạm dụng rất cao[6]. Trong điều kiện hiện đại, không thểtưởng tượng một chếđộ được coi là dân chủ mà trong đó các công dân của nó lại không được bảo vệ và sự lạm dụng quyền lực của nhà nước không bị ngăn chặn. Người cầm quyền có thểcho rằng sự chếngự quyền lực nhà nước sẽ làm giảm tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Nhưng điều mà xã hội có thểcố gắng đạt được trước tiên là sự ngăn chặn một điều tồi tệ chắc chắn xảy ra [sự lạm quyền] trước khi cố gắng đạt đếnmột điều tốt đẹp ở trạng thái tiềm năng [khả năng hiệu quả của quyền lực khi không bị chếngự]. Thực chất, sự chếngự quyền lực không mâu thuẫn với tính hiệu quả vì hiệu quả quản lý phải dựa trên tiêu chí vì dân và do dân hay không.

Những phương thức chếngự quyền lực đã được biết đếnnhư: thuyết phân quyền, chủ nghĩa lập hiến và Nhà nước phápquyền7 [7]. Tuy nhiên, những phương thức chếngự quyền lực như trên có thểgiảm giá trị khi sự chế ngự quyền lực không có mục đích dân chủ. Chế ngự quyền lực nhằm ngăn ngừa lạm quyền không có nghĩa là quyền lực sẽ phục vụ một cách tốt nhất cho lợi ích của nhân dân. Chế ngự quyền lựcphải bao hàm cả tính trách nhiệm của quyền lực, nó buộc quyền lực nhà nước phải hoạt động hiệu quả và tích cực.

Vấn đề đặt ra có tính chất nguyên tắc là quyền lực chỉ có thểbị chếngự bởi quyền lực. Vì vậy, sự chếngự quyền lực hiệu quả nhất chỉ tồn tại khi chính các cơ quan của nhà nước che ngự lẫn nhau. Sự che ngự quyền lực cũng có thểđược thực hiện bởi nhân dân như: giám sát phản biện, bãi miễn các quan chức lạm quyền, phê phán, biểutình... Trường hợp thách thức có tính quyết liệt hơn là sự thay thếcác cơ quan nhà nước mất dân chủ một cách hòa bình. Tình thế không mong muốn nhưng vẫn có thểxảy ra là nhân dân khởinghĩa, dùng bạo lực đểlật đổnhà nước bạo tàn và thiết lập nhà nước mới.

Sự chếngự quyền lực hay nói cụ thê hơn là ngăn ngừa lạm quyền đồng thời cần được tiến hành song song với việc chống tình trạng vô chính phủ. Đây chính là mặt thứ hai của sự chếngự quyền lực, mặt thứ hai của thần Janus. Quyền lực nhà nước được xây dựng trên sự lo ngại tình trạng lạm quyền và chủ nghĩa tự do cực đoan có thểdẫn đếntình trạng vô chính phủ và trạng thái tự nhiên này không thểnuôi dưỡng chếđộ dân chủ.

chếchếngự quyền lực mang tính chất thụ động nên được gọi là dân chủ bảo vệ[8]. Vì vậy cần phải có cơ chếtham gia và tham gia trực tiếp của nhân dân. Sự tham gia của nhân dân có ý nghĩa quan trọng bởi: thứ nhất, nhân dân là người bỏphiếu, nộp thuế và gánh chịu những tổnthất. Thứ hai, nhân dân không có lý do gì phải nhận những gì không mong muốn và gánh chịu những rủi ro từ những quyết định mà nhân dân không được tham gia vào việc hình thành những quyết định đó. Thứ ba, sự tham gia sẽ đảm bảo thông tin đa chiều và trí tuệ tập thể, giúp cho quá trình ra quyết định khách quan và hiệu quả hơn. Thứ tư, sự tham gia đảm bảo hiệu quả thực hiện vì nhân dân thực hiện một cách tự nguyện và triệt đểhơn khi có sự tham gia của họ. Thứ năm, tham gia và tham gia trực tiếp là cơ hội đểnhân dân thểhiện lợi ích của mình và giảm bớt khoảng cách ý chí của chính khách và ý chí của nhân dân cũng như buộc nhà nước có trách nhiệm giải trình và lấy lòng nhân dân. Sự tham gia của nhân dân sẽ có thểcó những hạn chếnhư quá trình ra quyết định chậm, tốn kém, thỏa hiệp nhưng sự bù đắp của những đặc tính ưu việt như trên vẫn trội hơn so với những hạn chế. Như vậy là sự tham gia - một biểuhiện của dân chủ, có đủ các lý do, giá trị đạo lý, chính trị cũng như kỹ thuật đểthực hiện trên thực tế. Quan điểmủng hộ dân chủ trực tiếp cho rằng dân chủ trực tiếp có thểkhắc phục những hạn chếcủa dân chủ gián tiếp khi nhân dân giảm lòng tin vào những người đại diện và không hứng thú với mô hình truyền thống của dân chủ đại diện. Quan điểmphê phán cho rằng nó làm suy yếu quyền lực đại diện và có thểđe dọa lợi ích thiểusố cũng như cử tri ít có khả năng hiểubiết cần thiết đểquyết định, đặc biệt trong những vấn đề phức tạp[9] [10]. Mặc dù có những chỉ trích, dân chủ trực tiếp vẫn cần được thực hiện trên thực tếvì không gì có thểso sánh với việc chính nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước mà không phải thông qua bất cứ ai vì chính họ là người ra quyết định, thực hiện quyết định cũng như trả giá cho việc thực hiện quyết định đó. Tuy nhiên, cơ chế dân chủ trực tiếp cần có những điều kiện nhất định như: sự bảo vệ thiểusố cũng như sự đảm bảo cho một đa số di động; văn hóa chính trị và sửdụngthứ vốn xã hội, sự tin tưởng trong xã hội và một xã hội dân sự lành mạnh...

Sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước luôn được nhấn mạnh trong một chếđộ bầu cử. Bầu cử được coi là cơ chếtham gia dân chủ có tính hiện thực trong các nhà nước hiện đại. vì thế, Tổchức Nghị viện Quốc tế đã khẳngđịnh: Yếu tốthen chốtcủa một nền dân chủlà một chếđộ bầu cử tự do và trung thực/ Mặt khác, chếđộ bầu cử cũng được coi là: Phươngthức chính thống thay đổiquyền lực nhà nước; Biện pháp xácđịnh chương trình, chính sách hoạt động và thay đổichính sách khácnhau của nhà nước''[11]. Bầu cử không chỉ là cơ chế tham gia mà nó có thểtạo điều kiện cho cơ chế giám sát và thách thức quyền lực hoạt động hiệu quả.

Tóm lại, các hình thức biểuhiện của dân chủ như trên phản ánh những mức độ dân chủ khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, đảm bảo và hỗ trợ cho nhau trong hoạt động chung của hệ thống chính trị và trong những môi trường kinh tế- xã hội nhất định.

[1] Xem thêm: Đỗ Trung Hiêu [2004], Một sô suy nghĩ về xây dụng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo [1992], Tông quan về dân chủ và cơ chê thực hiện dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Quan diêm, lý luận và phương pháp nghiên cứu, Thông tin lý luận, Số [9], tr. 7-11; Farrukh Iqbal và Jong-II You [2002], Dân chủ Kinh tê thị trường và Phát triển Từ góc nhìn châu À, Nxb Thế giói, Hà Nội.

[2] Rod Hague and Martin Harrop [2001] Comparative government and politics: An introduction. 5th ed. ed; Basingstoke, New York, Palgrave, 2001.

[3] Valerie Bunce [2003], Rethinking Recent Democratization Lessons from the Postcommunist Experiencể,, WorldPolíticsN 55.2 167-192.

[4] Cơ chế được hiểu là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện. Hoàng Phê [1997], Từ điên tiếng Việt, Nxb Đà Nằng, tr. 207.

[5] Báo cáo Phát triển của UNDP 2005 đánh giá về sự phát triền con người dựa trên Chỉ số Phát tri en Con người một cách toàn diện bao gồm cả chỉ số tiếp cận pháp luật.

[6] Pierson. c [2004] The modem State, 2nd ed: London ; New York : Routledge.

[7] Nguyễn Đăng Dung [2005], Sự hạn chê quyền lực Nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[8] Held D [19877 Models of democracy. Staníord, CA : Staníord University Press.

[9] Xem thêm: // repositories.cdlib.org/cds/05- 04, The Parallel Development of Democracy and Markets, Doh c. Shin; íỉeld D [1987; Models of democracy, Staníord, CA; Staníord University Press.

[10] Inter - Paliamentary Union [1998], Democracy itsprinciples andAchivement, tr. 5.

[11] Nguyễn Đăng Dung [2002] Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 347.


3. Bảo vệ quyền dân chủ chính là bảo vệ quyền con người

Xem xét về mối quan hệ giữa quyền con người và dân chủ, có nhiều quan điểmcho rằng quyền con người và dân chủ không hoàn toàn gắnkết với nhau nhưng cũng có những quan điểmcho rằng không thểtách rời giữa quyền con người và dân chủ[12]. Tuy nhiên, mỗi một cách tiếp cận cho chúng ta một giá trị nhất định và quyền con người được xem xét trong phạm vi bài viết này gắn với quyền con người trong một quốc gia và do vậy nó cũng gắn với những hình thức dân chủ, thểchếvà cơ chếdân chủ ở tầm quốc gia. Mặt khác, dân chủ trong mối quan hệ với nhân quyền cần được làm rõ bởi dân chủ có thểcó nhiều cách tiếp cận khác nhau, dẫn đếnnhững khái niệm khác nhau và do vậy có thểdẫn đến kếtluận là dân chủ có gắn với nhân quyền hay không, ví dụ, nếu xem xét dân chủ là các quyền, rõ ràng quyền dân chủ không thểtách rời quyền con người. Tuy nhiên, nếu xem xét dân chủ là những cơ chế tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước thì dân chủ và nhân quyền có nội dung hoàn toàn khác nhau và tách biệt với nhau.

Nếuchúng ta xem xét dân chủ dưới góc độ là các quyền dân chủ, dân chủ lúc này chính là một biểuhiện của quyền con người và là những quyền cơ bản nhất được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền thếgiới 1948 tại Điều 19, 20 và 21. Vì vậy, dưới góc độ này, bảo vệ quyền dân chủ chính là thực hiện quyền con người. Tuy nhiên, quyền con người còn bao gồm những quyền cơ bản và rất quan trọng khác được quy định gần 30 điều còn lại của tuyên ngôn trên và khái niệm dân chủ cũng có những nội dung quan trọng khác bên cạnh những quyền dân chủ. Như vậy, khái niệm dân chủ và nhân quyền có một vùng giao thoa và việc thực hiện quyền dân chủ cũng là thực hiện quyền con người và thực hiện quyền con người ở những lĩnh vực quan trọng nhất - lĩnh vực dân sự chính trị. Ngược lại, thực hiện quyền con người cũng chính là thực hiện quyền dân chủ[12]. Hơnnữa, cơ chếbảo vệ quyền dân chủ cơ bản có thểđược hiểulà quyền được bảo vệ các quyền dân chủ cơ bản, hay dưới góc độ giao thoa giữa quyền con người và quyền dân chủ, quyền được bảo vệ các quyền dân chủ cơ bản cũng chính là quyền được bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

Như trên đã trình bày, cơ chếbảo vệ quyền dân chủ có hai nội dung cơ bản và do vậy, bảo đảm thực hiện quyền con người bằng cơ chếdân chủ cũng có hai nội dung tương tự. Thứ nhất, các quyền dân chủ với tư cách là những quyền con người phải được ghi nhận đầy đủ và đồng bộ trong những văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất tức là phải thểchếhóa quyền con người vào trong hiến pháp và pháp luật với hình thức là những quyền dân chủ. Đây là một trong những cơ chếbảo vệ quan trọng nhất đối với quyền con người bởi với hình thức pháp lý này, trách nhiệm bảo đảm thực hiện là cao nhất. Thứ hai, những quyền con người đã được thểchếhóa thành quyền dân chủ cần phải được bảo vệ bằng cơ chếtư pháp và bằng cơ quan tư pháp độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhằm hình thành tác phong ứng xử tôn trọng pháp luật, hạn chếbạo lực và bảo vệ quyền con người khỏi sự vi phạm của các tổchức.

Muốn ghi nhận và bảo vệ quyền con người được thểchếhóa thành quyền dân chủ, một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra là những bảo đảm nêu trên phải được thực hiện bằng trách nhiệm tích cực, chủ động của các cơ quan nhà nước. Bởi vì, ghi nhận và bảo vệ mang ý nghĩa thụ động, tức là ghi nhận trong luật pháp và bảo vệ khi có vi phạm nhưng thực hiện quyền con người trong hình thức dân chủ của nó cần nhiều hơn thế, nó cần sự tích cực, chủ động từ phía các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, quyền con người với tư cách là quyền dân chủ cũng có thểđược bảo vệ thông qua hoạt động của các cơ chế, thiết chế, tổchức xã hội khác như xã hội dân sự lành mạnh với sự đa dạng của các tổchức tự nguyện, nâng cao vốn con người, vốn đạo đức và vốn xã hội bởi quyền dân chủ mang tính chất chính trị, nhà nước và quyền con người còn mang ý nghĩa xã hội, văn hóa cho nên cơ chếđảm bảo quyền con người, quyền dân chủ cũng cần những cơ chếrộng rãi tương xứng.

Những quyền con người trong lĩnh vực chính trị, dân sự được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền thếgiới 1948 và Công ước quốc té về những quyền dân sự và chính trị [1966] là những quyền dân chủ cơ bản nhất nhưng chưa cụ thể, rõ ràng như những quyền dân chủ được quy định trong hiến pháp và pháp luật và được đảm bảo bằng trách nhiệm thực hiện của nhà nước. Như vậy, điểmkhác biệt quan trọng giữa thực hiện quyền dân chủ và quyền con người trong lĩnh vực dân sự - chính trị là: [1] Quyền dân chủ được ghi nhận cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn so với quyền con người bởi vì quyền con người là phổquát, chung cho mọi quốc gia trong khi quyền dân chủ phản ánh một mốiquan hệ cụ thểgiữa một quốc gia với một nhà nước. [2] Chính vì quyền dân chủ được ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật cho nên nó có khả năng hiện thực hóa cao hơn so với quyền con người nói chung. Như vậy, bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con người trong lĩnh vực chính trị có tính hiện thực và hiệu quả hơn khi nó là những quyền dân chủ được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật và được bảo vệ bằng hệ thống tư pháp độc lập.

[12] Xem thêm: Tony Evans, If democracy, then human rights?, Third World Quartely, No 4, tr. 623- 642,2001; Anthony j. Langlois, Human rights without Democracy? A critical of separationist Thesis, Human rights Quaterlyis [2003] 900-1019.

[13] Beetham. D. Democracy and human rights-. Cambridge, UK, Polity Press, Oxíor, Blackwell Publishers; 1999, tr. 89-95.


4. Chế ngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước và quyền con người

Chếngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước bản thân nó đã là một nội dung của dân chủ và là các quyền dân chủ. vấn đề đặt ra là cơ chếdân chủ này có vai trò, ý nghĩa như thếnào đối với việc đảm bảo thực hiện quyền con người?.

Thứ nhất, với ý nghĩa là một cơ chếdân chủ, cơ chế chế ngự và kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền dân chủ bởi khả năng ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước, ngăn ngừa sự vi phạm quyền dân chủ xuất phát từ sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

chếchếngự, kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với quyền con người. Một mặt, nó là cơ chếbảo vệ quyền dân chủ, ngăn ngừa sự vi phạm từ phía nhà nước bằng việc chếngự và kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước và như vậy nó cũng mang ý nghĩa là một cơ chếngăn ngừa sự vi phạm quyền con người của nhà nước, bảo vệ quyền con người. Mặt khác, quyền của công dân được chế ngự, kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước cũng chính là quyền con người trong lĩnh vực chính trị và do vậy, đảm bảo thực hiện quyền dân chủ của công dân trong việc ché ngự này cũng chính là đảm bảo thực hiện quyền con người. Quyền dân chủ và cơ chếdân chủ trong nội dung này mang ý nghĩa tích cực, chủ động và mang tính tập thểhơn bởi nó thểhiện sự tham gia của công dân.

Thứ hai,chếchếngự và kiểmsoát quyền lực nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tính trách nhiệm, tính tích cực của nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục. vì vậy, cơ chếkiểmsoát và chếngự quyền lực nhà nước một mặt ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực nhà nước mặt khác, buộc nhà nước có trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động quản lý của mình.

Chếngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước và đảm bảo cho nó hoạt động hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn chính là thực hiện một sự đảm bảo quan trọng đối với quyền con người, nhất là quyền con người trong lĩnh vực kinh tế xã hội. ví dụ, đối với quyền được sống trong môi trường an toàn, quyền được phát triển, quyền được giáo dục phải được đảm bảo rằng sự lạm dụng quyền lực của nhà nước phải bị hạn chếvà nhà nước phải có trách nhiệm tích cực hơn. Chính vì vậy, có quan điểmcho rằng, quyền kinh tếxã hội có sự tương tác độc lập và hai chiều với dân chủ và dân chủ tạo điều kiện cần thiết nếu không nói là không thểthiếu cho việc bảo vệ các quyền kinh tế xã hội[14].

thểcó khả năng sự lạm dụng quyền lực nhà nước xuất phát từ yêu cầu pháttriển kinh tê lầ đỏi hỏi quan trọng và hàng đầu' hoặc no bụng trước hết và vì thếnó có thểlà lý do cho việc quyền con người có thểbị trì hoãn thực hiện. Điều quan trọng là sự phát triểnkinh tếlà một trong những điều kiện đểđảm bảo quyền con người nhưng nó không thểlà cơ sở cho việc trì hoãn, vi phạm quyền con người. Nếuđặt ra hai mục đích như vậy, quyền con người sẽ phải là mục đích tối thượng và được ưu tiên thực hiện trước tất cả các mục đích khác và các mục đích khác không được xung đột với quyền con người.

Một điều rất quan trọng là mọi vi phạm về quyền con người đều được pháp luật quốc gia quy định và ngăn cấm. Do vậy, sự vi phạm quyền con người trong khuôn khổpháp luật quốc gia sẽ bị xử lý theo pháp luật quốc gia đó. Vấn đề đặt ra là sự vi phạm quyền con người được xử lý theo pháp luật quốc gia nhưng trách nhiệm ngăn ngừa vi phạm trước hếtthuộc về nhà nước. Mặt khác, sự vi phạm quyền con người trong một số trường hợp lại chính từ phía nhà nước, xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm trong các lĩnh vực xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.

Như vậy, những vi phạm quyền con người dù đã được xử lý theo pháp luật quốc gia hoặc những vi phạm quyền con người từ phía nhà nước đều cần sự kiểmsoát, chếngự quyền lực và giám sát, kiểmtra việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo nó không vi phạm quyền con người, có trách nhiệm tích cực trong việc ngăn chặn những vi phạm quyền con người và chủ động bảo đảm thực hiện quyền của con người. Một nghịch lý quan trọng ở đây là chúng ta vừa phải ngăn chặn, hạn chếsự vi phạm quyền con người có thểdo nhà nước vi phạm, đồng thời chúng ta phải buộc nhà nước có trách nhiệm tích cực hơn trong việc bảo đảm quyền con người. Đây là một nhiệm vụ khó khăn cho các kiến trúc sư của thểchếchính trị pháp lý.

Tóm lại, sự thách thức rất lớn là chếngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước, một mặt ngăn chặn khả năng vi phạm quyền con người từ phía nhà nước, mặt khác buộc nhà nước có trách nhiệm tích cực hơn, hiệu quả hơn.

[14] David Beetham, Democracy and Human rights, Polity Press, 1999, tr. 114.


5. Cơ chếdân chủ tham gia đối với việc thực hiện quyền con người

Quyền tham gia dân chủ là một nội dung cơ bản của quyền con người được ghi nhận một cách trang trọng trong điều 21 của Tuyên ngôn nhân quyền thếgiới năm 1948. Tương tự như quyền dân chủ tham gia, quyền con người trong việc tham gia vào các công việc của nhà nước một mặt bảo đảm và hỗ trợ cho các cơ chếdân chủ khác, mặt khác sự tham gia dân chủ cũng là một biện pháp giáo dục cá nhân, nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân về quyền con người. Nếuthực hiện dân chủ phải do chính công dân, các cá nhân công dân thực hiện và có trách nhiệm thực hiện thì quyền con người cũng phải do chính những con người mang những quyền đó tích cực, chủ động thực hiện. Quyền con người cũng như quyền dân chủ không thểlà món quà hay sự ban tặng cho con người, nó phải là kết quả của quá trình đấu tranh liên tục của toàn bộ những cá nhân trong xã hội loài người.

Vai trò của quyền và cơ chế tham gia dân chủ trực tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với quyền con người bởi quyền con người gắn với những điều kiện văn hóa, truyền thống đặc thù của từng xã hội mà chính từng cá nhân con người trong xã hội đó thấu hiểunhất những đặc trưng, đặc thù đó. Do vậy họ có trách nhiệm và là người xác định những cách thức hợp lý nhất đểđảm bảo thực hiện quyền con người trong xã hội của mình.

Trong điều kiện chuyển đổikinh tếvà chính trị, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, sự tự chủ cá nhân, trách nhiệm cá nhân với nhà nước và xã hội có sự thay đổirất lớn. Chính vì vậy, việc xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh, hình thành các mạng lưới xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội, vốn xã hội, vốn đạo đức... là một yêu cầu tối quan trọng mà chỉ có thểthực hiện được thông qua sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các cá nhân, thông qua các quyền dân chủ, cơ chếdân chủ tham gia.

Nói chung, quyền con người phải do chính con người thực hiện và thực hiện qua cơ chếdân chủ và dưới hình thức các quyền dân chủ trực tiếp, qua đó nâng cao trách nhiệm tích cực của cá nhân, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người của mình, với ý nghĩa này, dân chủ tham gia đóng vai trò kép trong việc bảo vệ và thực hiện quyền con người. Như vậy, sự tham gia dân chủ trực tiếp rất có ý nghĩa đối với việc đảm bảo thực hiện quyền con người bởi nó chính là quyền con người trong lĩnh vực chính trị - dân sự. Nói cách khác, sự phát triển nhân cách của con người, quyền con người phải thông qua sự thực hiện một cách trực tiếp, có trách nhiệm bởi chính từng cá nhân con người các quyền dân chủ.

6. Sự đồng bộ các cơ chế dân chủ trong việc đảm bảo quyền con người

Mỗi một cơ chếdân chủ đóng vai trò nhất định trong việc đảm bảo thực hiện quyền dân chủ và quyền con người. Tuy nhiên, việc đảm bảo thực hiện quyền con người thông qua các cơ chế này không được xung đột với nhau và cần có sự đồng bộ giữa các cơ chế. Sự đồng bộ giữa các cơ chế không chỉ đảm bảo hiệu quả đạt được mục đích vì quyền con người mà những cơ chế này cũng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện chức năng của chúng, ví dụ, cơ chế bảo vệ các quyền dân chủ cơ bản, quyền con người cơ bản cần có sự tham gia tích cực chủ động của các công dân mà cơ chế dân chủ tham gia đóng vai trò hỗ trợ quan trọng. Hơn nữa, khi các quyền cơ bản được bảo vệ, sự tham gia được khuyến khích và do vậy, cơ chế tham gia được sự hỗ trợ từ kết quả của cơ chếbảo vệ quyền con người, quyền dân chủ.

Sự đồng bộ của các cơ chế dân chủ trong việc bảo vệ quyền con ngườixuất phát từ nội dung của quyền con ngườilà một thểthống nhất giữa các quyền được bảo vệ khỏi sự vi phạm, quyền được chế ngự và kiểmsoát quyền lực nhà nước và quyền tham gia tích cực, chủ động đểphát triểnnhân cách của mình. Mặt khác, yêu cầu bảo đảm thực hiện quyền con người đòi hỏi các cơ chế đảm bảo phải đồng bộ và không xung đột với nhau. Cơ chế bảo vệ các quyền cơ bản và cơ chế kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực là tiền đề căn bản cho sự tham gia tích cực chủ động và ngược lại, khi tham gia tích cực chủ động vào các công việc xã hội và nhà nước, những quyền và những cơ chế bảo đảm khác có điều kiện phát huy tác dụng.

Sự đồng bộ giữa các cơ chế, các quyền dân chủ trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người càng có ý nghĩa hơn khi một quyền, một cơ chế dân chủ có thểđóng nhiều vai trò trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, ví dụ, bầu cử vừa đóng vai trò là quyền con người nhưng nó cũng chính là cơ chếdân chủ cho việc tham gia vào các công việc của nhà nước, đồng thời là quyền, cơ chế giám sát, chế ngự sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

Sự xung đột giữa các cơ chế ảnh hưởng rất lớn đếnviệc đảm bảo thực hiện quyền con người. Ví dụ, các quyền con người được ghi nhận một cách dân chủ trong hiến pháp và pháp luật nhưng nếu thiếu cơ chế chế ngự và kiểmsoát quyền lực nhà nước, không buộc nhà nước có trách nhiệm tích cực thì các quyền con người cơ bản khó có khả năng trở thành hiện thực. Thiếu cơ chế chế ngự có thểxuất hiện nguy cơ vi phạm quyền con người từ nhà nước do lạm dụng quyền lực nhà nước. Đôi khi những yếu tố này xuất hiện cùng chiều, có nghĩa là nhà nước không những không có trách nhiệm tích cực trong việc bảo vệ quyền con người mà chính nó cũng vi phạm quyền con người, trong trường hợp này quyền con người sẽ bị đe dọa nhiều nhất.

Sự đồng bộ giữa các cơ chế dân chủ trong việc đảm bảo quyền con người cần xuất phát từ sự đồng bộ bên trong của dân chủ tức là sự đồng bộ giữa các quyền dân chủ với nhau, đồng bộ giữa các quyền dân chủ với các cơ chế dân chủ. Hơn nữa, sự đồng bộ này cần được xác định một cách chặt chẽ, hệ thống trong các quy định của hiến pháp và pháp luật. Những cơ chế dân chủ cơ bản cũng cần có sự đồng bộ, tương thích với các cơ chếdân chủ khác trong xã hội như sự vận hành của xã hội dân sự, sự tương thích với vốn xã hội, niềm tin xã hội...

Như vậy, quyền dân chủ là một nội dung của quyền con người nên đảm bảo thực hiện quyền con người trước hết và quan trọng nhất phải bằng những cơ chế dân chủ. Các cơ chếnày đồng thời cũng là những thước đo, những chuẩnmựcquan trọng nhất có thểđánh giá mức độ phát triển của dân chủ và quyền con người trong nhà nước, trong xã hội

7. Những gợi ý từ thực tếViệt Nam

Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chưa có một sự xác định nhất quán về bản chất và hình thức của dân chủ Việt Nam hiện nay. Rất nhiều quan điểmcho rằng nền dân chủ của Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với những đặc điểmcơ bản như có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có Mặt trận Dân tộc thống nhất... nhưng xã hội xã hội chủ nghĩa đang là một mô hình kinh tế, chính trị và xã hội mang tính chất định hướng, vì vậy, cần xác định bản chất, đặc điểm, hình thức... của dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đểtừ đó xây dựng

một mô hình định hướng cho việc tổchức và vận hành quyền lực nhà nước, phù hợpđiều kiện cụ thểcủa Việt Nam.

về mặt pháp lý, những hình thức dân chủ, cơ chế dân chủ ở Việt Nam tồn tại trong những hình thức cơ bản như: quyền và cơ chế pháp lý về bầu cử; quy chế dân chủ ở cơ sở; quy định về giám sát và thanh tra... Tuy nhiên những quyền và cơ chế dân chủ trực tiếp quan trọng nhất như trưng cầu dân ý; quyền tự do thông tin và xuất bản; quyền tự do lập hội... chưa được quy định và cụ thểhóa trong luật và bằng luật.

Giữa các quyền dân chủ và các cơ chế dân sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện quyền dân chủ chưa thực sự ở mức cao nhất, do vậy việc thực hiện các quyền dân chủ cũng như quyền con người còn nhiều khó khăn. Ví dụ, quyền trưng cầu dân ý, quyền lập hội, quyền biểutình chưa được cụ thểhóa bằng luật nên chưa phát huy tối đa quyền dân chủ của cá nhân và cũng chính là quyền con người trong lĩnh vực chính trị.

Trong điều kiện chuyển đổikinh tế, chính trị và hội nhập, việc bảo vệ các quyền cơ bản, chế ngự và kiểmsoát sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bảo đảm tính trách nhiệm tích cực của nhà nước là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết nhất cho quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trên cơ sở đó, có thểmở rộng quyền và cơ chế tham gia dân chủ trực tiếp của công dân. Khi những giá trị cơ bản, quyền dân chủ và cơ chếdân chủ được thiết lập và vận hành hiệu quả, quyền con người sẽ được phát triểnlên một mức độ mới.

Trước mắt, cần từng bước quy định và thực hiện các quyền, các cơ chế dân chủ từ thấp đến cao trên cơ sở các điều kiện và hoàn cảnh cụ thểcủa Việt Nam. về lâu dài, cần xây dựng và phát triển một xã hội dân sự lành mạnh, nâng cao vốn xã hội, vốn đạo đức bởi trách nhiệm bảo đảm, phát triển con người không chỉ duy nhất là của nhà nước, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của toàn thểcác cá nhân trong xã hội.

Tóm lại, các quyền dân chủ và các cơ chế dân chủ ở Việt Nam cũng đã đóng góp nhất định trong việc bảo đảm, thực hiện quyền con người ở Việt Nam, là hình thức thểhiện quyền con người trong Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, dân chủ và nhân quyền là những khái niệm mở, việc phát huy dân chủ và bảo đảm quyền con người bằng các cơ chế dân chủ vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm trong tương lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề