Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa

Ngày thế giới phòng chống bệnh dại: Người bị chó, mèo cắn cần phải tiêm phòng dại kịp thời và đầy đủ

28.09.2021 07:59|
1.109

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo. Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu chiếm 96-97%, ở mèo chiếm 3- 4%, động vật khác [thỏ, chuột, sóc...] chưa phát hiện được.

Triệu chứng của bệnh dại

Thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương [như vùng đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục] thì thời gian ủ bệnh ngắn.

Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: giai đoạn tiền triệu chứng thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập; giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên. Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và tử vong do liệt cơ hô hấp.

Quan niệm sai về bệnh dại

Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn, cào được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ. Thế nhưng điều đáng lo ngại là hiện vẫn còn nhiều người chủ quan hoặc có những quan điểm không đúng về căn bệnh này. Chẳng hạn: không đi tiêm ngừa vì cho rằng chó nhà nuôi hoàn toàn khỏe mạnh nên không thể mắc bệnh dại; tiêm vắc xin phòng bệnh dại khiến trẻ em bị còi cọc, chậm lớn; tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể khiến người đó bị ốm và mất trí nhớ; đắp lá, uống thuốc Nam có thể chữa bệnh dại;

Sự thực thì chó, mèo nuôi đều có khả năng mang mầm bệnh dại chứ không phải chỉ có chó, mèo thả rông mới mang mầm bệnh. Vắc xin phòng bệnh dại hiện nay thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, nghĩa là vi rút chứa trong vắc xin hoàn toàn không có khả năng gây bệnh, vì thế đây là một loại vắc xin an toàn cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ có thai và người đang cho con bú. Không xảy ra việc tiêm vắc xin dại khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, mất trí nhớ như các quan điểm trên và việc dùng thuốc Nam chữa khỏi bệnh dại là không có cơ sở khoa học.

Cần tiêm phòng dại đầy đủ và kịp thời

Người dân tới tiêm phòng vắn xin dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai.

Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong, mặc dù vậy những ca tử vong này hoàn toàn có thể tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin kịp thời, đúng và đầy đủ.
Bên cạnh đó, để chủ động phòng bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn; sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn; hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương; đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời; tuyệt đối không dùng thuốc Nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

BS.Hồ Thị Hồng [CDC Đồng Nai]

Share with friends

Bài liên quan

Ảnh hưởng của khói thuốc lá tới sức khỏe trẻ em [19.11.2021 03:23]
Tập thể dục 300 phút mỗi tuần có thể giúp ngăn ngừa ung thư [18.11.2021 09:52]
Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19 [15.11.2021 04:35]
Sốt siêu vi ở trẻ - Cần xử trí đúng cách [07.11.2021 11:43]
Ngày Toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt 1-11: Vai trò quan trọng của I-ốt đối với cơ thể con người [31.10.2021 04:32]
Hiệu quả sử dụng thuốc đông y trong điều trị COVID-19 [29.10.2021 02:55]
Hiểm hoạ từ những loại sản phẩm 'ngon không thể diễn tả' có chứa chất gây nghiện [28.10.2021 10:55]
Lưu ý một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 [24.10.2021 10:45]
Bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi học trực tuyến [19.10.2021 02:46]
Ho ở trẻ em: Nguyên nhân và những sai lầm thường gặp [15.10.2021 11:16]
Thay đổi ngay 5 thói quen này nếu không muốn làm hại dạ dày của bạn [10.10.2021 11:05]
Một vài suy ngẫm về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Đồng Nai [05.10.2021 10:51]
3 'vắc xin' đặc biệt giúp bạn sống chung với COVID-19 [30.09.2021 09:46]
Bệnh COVID-19 tấn công những bộ phận nào của cơ thể? [22.09.2021 03:43]
Hiểu đúng về sốt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 [20.09.2021 02:25]
Nâng cao sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 [18.09.2021 06:42]
10 câu hỏi nhanh đáp gọn về tiêm vắc xin COVID-19 [17.09.2021 03:57]
Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm COVID-19 [13.09.2021 10:47]
Cần làm gì trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19? [11.09.2021 04:57]
Bệnh COVID-19 có thể gây tổn thương thận [09.09.2021 09:55]
12345

Video liên quan

Chủ Đề