Đại hội quốc dân lào họp từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1950 ở đâu

[Bqp.vn] - Đảng Nhân dân cách mạng [NDCM] Lào là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Lào. Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đưa nước Lào từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, dần đi vào ổn định, phát triển và vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập. Có nhiều nhân tố tạo nên sự lớn mạnh của Đảng NDCM Lào, trong đó phải kể đến vai trò to lớn của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôn-vi-hản tại Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, tháng 2/1972. [ảnh tư liệu]

Đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản sinh ngày 13/12/1920 tại bản Na-xeng, huyện Khăm-thạ-bu-li, tỉnh Xa-vẳn Na-khệt. Sau khi học xong bậc tiểu học tại quê nhà, năm 1935, đồng chí sang Việt Nam học ở Trường Trung học Bưởi [nay là Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội]. Năm 1943, đồng chí tốt nghiệp trung học, sau đó vào học tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Năm 1945, khi tình hình cách mạng chín muồi, đồng chí trở về Xa-vẳn Na-khệt tham gia giành chính quyền cách mạng. Với những thành tích xuất sắc đạt được, ngày 6/1/1949, đồng chí vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương [trở thành đảng viên chính thức vào ngày 28/7/1949]. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, đánh dấu sự chuyển biến từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sỹ cách mạng.

Theo thời gian, cách mạng Lào ngày càng phát triển, được đánh dấu bằng Đại hội Mặt trận Lào kháng chiến [từ ngày 13 -15/8/1950]. Tại Đại hội này, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Lào Ít-xa-la và làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào. Tiếp đó, tháng 2/1951, đồng chí dẫn đầu đoàn đại biểu Xứ ủy Lào tham gia Đại hội Đảng II Đảng Cộng sản Đông Dương, được Đại hội giao nhiệm vụ cùng các đồng chí khác chuẩn bị thành lập Đảng Nhân dân Lào.

Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng và thực hiện Nghị quyết Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương, sau một thời gian chuẩn bị, từ 22/3 - 6/4/1955, tại tỉnh Hủa Phăn đã diễn ra Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào với sự tham dự của 20 đại biểu chính thức thay mặt cho gần 400 đảng viên trong cả nước. Đại hội bầu Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng [1] gồm 5 đồng chí, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản được cử làm Bí thư Ban Chỉ đạo Trung ương kiêm Bí thư Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Pa-thét Lào. Sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, gắn liền với những công lao to lớn của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản.

Đảm trách sứ mệnh lịch sử nhân dân giao phó, trên cương vị là Bí thư Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng Nhân dân Lào, cùng với việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng. Theo đó, các đảng bộ địa phương và các tổ chức cơ sở đảng từng bước được hình thành ở nhiều nơi trên đất nước Lào.

Trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân các bộ tộc Lào đang diễn ra sôi nổi và đạt được nhiều kết quả, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Đảng II Đảng Nhân dân Lào diễn ra tại Viêng Xay [Hủa Phăn] từ ngày 3 - 6/2/1972. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng NDCM Lào, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Thành công của Đại hội khẳng định bước phát triển, trưởng thành nhanh chóng của Đảng NDCM Lào trong việc xây dựng Đảng Mác - Lê-nin kiểu mới; đồng thời, vạch ra những đường hướng quan trọng cho giai đoạn cuối cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm 1975, nắm bắt thời cơ cách mạng, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản khẳng định: “Với thắng lợi này, nhân dân ta đã xoá bỏ hoàn toàn ách thống trị thực dân đã đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta hơn 80 năm qua, chấm dứt giai đoạn cay đắng của dân tộc ta... đưa nhân dân các dân tộc trong nước ta từ người nô lệ tiến lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội” [2]. Thắng lợi này cũng mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Lào - kỷ nguyên “nước Lào tiến nhanh và vững chắc trên con đường độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng, bảo đảm cho nhân dân các dân tộc có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mãi mãi” [3].

Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, trước những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân nhanh chóng bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng những tiền đề cơ sở vật chất cơ bản của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn này, dù bận nhiều công việc, nhưng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng NDCM Lào. Do vậy, trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản coi việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là khâu then chốt để xây dựng Đảng NDCM Lào vững mạnh toàn diện. Nhấn mạnh quan điểm này, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng NDCM Lào [4/1982], đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản nhấn mạnh, phải “xây dựng Đảng thực sự vững mạnh cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Việc xây dựng Đảng phải gắn chặt với phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng giai đoạn; việc củng cố, phát triển Đảng phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố bộ máy và các tổ chức quần chúng; xây dựng củng cố tổ chức của Đảng phải kết hợp với việc nâng cao chất lượng của cán bộ đảng viên; kết nạp những người đủ tiêu chuẩn vào Đảng, đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng...” [4]. Tại Đại hội Đảng IV Đảng NDCM Lào [11/1986], công tác xây dựng Đảng tiếp tục được đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản chỉ rõ, phải tăng cường củng cố các tổ chức lãnh đạo và quản lý, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, cải tiến công tác cán bộ, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, xây dựng tác phong làm việc mới, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và tiến hành sinh hoạt Đảng một cách nghiêm túc, tăng cường mạnh mẽ công tác tư tưởng nhằm tiếp thu nhận thức mới và tư duy mới. Nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, Đảng NDCM Lào có bước phát triển nhanh chóng. Tính đến năm 1991, Đảng NDCM Lào có khoảng 5 vạn đảng viên sinh hoạt trong các chi bộ Đảng. Các đảng viên Đảng NDCM Lào luôn thể hiện vai trò tiền phương gương mẫu, là những ngọn cờ đầu trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng NDCM Lào [từ ngày 27 - 29/3/1991], đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 15/8/1991, kỳ họp thứ 6 Hội đồng Nhân dân Tối cao [khoá II], đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Từ đây, trên cương vị vừa là Chủ tịch Đảng, vừa là Chủ tịch nước, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản tiếp tục đề ra chủ trương, quan điểm đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, từng bước vững chắc, không nóng vội, có tính toán cẩn thận, không lấy ý chí chủ quan thay cho điều kiện thực tế ở Lào, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, nhằm tạo sự thay đổi tích cực trong sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Nhờ đó, đất nước Lào có sự chuyển mình mạnh mẽ. Kinh tế, xã hội khởi sắc, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị thế của Lào trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Giữa lúc sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước đang trên đà phát triển, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản qua đời ngày 21/11/1992, hưởng thọ 72 tuổi, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào.

Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản cũng luôn cống hiến hết sức lực và trí tuệ của mình vào việc xây dựng và phát triển Đảng NDCM Lào lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng lẫn tổ chức. Dù đồng chí đã đi xa, nhưng công lao to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng Lào nói chung và đối với Đảng NDCM Lào nói riêng vẫn còn mãi, luôn được toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào học tập, noi theo.

[1] - Tháng 6/1959, Đảng đổi tên Ban Chỉ đạo Trung ương thành Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

[2] - Tìm hiểu lịch sử - văn hoá nước Lào, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.1981, tr.49.

[3] - Tuyên bố của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào ngày 2/12/1975. Xem thêm Lịch sử Lào, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.1997, tr.508.

[4] - Ban chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb CTQG, Hà Nội. 2005, tr. 213 - 214.

Ths Lê Văn Phong, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Chú ý: Bài viết này chưa được xuất bản, chỉ có những người có quyền thao tác mới có thể xem được nội dung.

Đình Tân Trào [huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang] nơi diễn ra Quốc dân Đại hội do Việt Minh triệu tập tháng 8/1945, quyết định Tổng khởi nghĩa, bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch [Ảnh: hochiminh.vn]
 

Quốc dân Đại hội Tân Trào - Tiền thân của Quốc hội Việt Nam Tư tưởng xây dựng một nhà nước kiểu mới mà ở đó nhân dân là người chủ của đất nước đã được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhận định trong tác phẩm Đường cách mệnh [1927]: Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc. Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 10/1944, trước chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới có lợi cho cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta, tạo nên sức mạnh dân tộc bên trong và tranh thủ ngoại viện của quốc tế nhằm chớp thời cơ thuận lợi thực hiện cho được mục tiêu độc lập, tự do. Vì vậy, giữa tháng 8/1945, khi chủ nghĩa phát xít tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh không điều kiện và lực lượng cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong cả nước, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] từ ngày 13 - 15/8/1945 để quyết định phát động Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, tại đình Tân Trào [Tuyên Quang], Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh [Việt Nam độc lập Đồng minh hội] đã khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân [còn gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào]. Tham dự Đại hội có hơn 60 đại biểu đại diện cho cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số Việt kiều ở Thái Lan và Lào để bàn kế hoạch Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về Nhân dân. Đại hội đại biểu quốc dân đã thông qua ba quyết định lớn: Thứ nhất, nhất trí tán thành chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh. Thứ hai, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và hiệu triệu đồng bào tích cực phấn đấu thực hiện, trong đó điểm mấu chốt đầu tiên là giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập. Thứ ba, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội đã quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”. Ngày 17/8/1945, Đại hội bế mạc trong không khí sôi nổi của Tổng khởi nghĩa; thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng để lãnh đạo cuộc cách mạng của Nhân dân. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, không lùi bước”.

Quốc dân Đại hội Tân Trào là mốc son trong lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam, là tiền thân của Quốc hội Việt Nam, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việt Nam quốc dân đại biểu Đại hội cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam để lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập. Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay. Đó là một điều khiến cho đồng bào ta phấn khởi và riêng tôi hết sức vui mừng”.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và những quyết định đi đến ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy. Cuộc Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, tiêu biểu là khởi nghĩa ở Hà Nội [ngày 19/8/1945], Huế [ngày 23/8/1945], Sài Gòn [ngày 25/8/1945]. Chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. Vua Bảo Đại xin thoái vị để “được làm dân tự do của một nước độc lập”. Ngày 25/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam “một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hoà chính thức”. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 03/9/1945, Chính phủ lâm thời tổ chức phiên họp đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.

Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14-SL quy định mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội và ghi rõ: Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hoà và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên; tiếp theo đó, ban hành Sắc lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín; Sắc lệnh số 71-SL ngày 02/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51-SL nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người ứng cử. Công tác chuẩn bị cho Tổng tuyển cử diễn ra rất khẩn trương trong điều kiện thù trong, giặc ngoài; trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Cuộc Tổng tuyển cử lúc đầu được dự kiến là ngày 23/12/1945, nhưng để thực hiện chủ trương thống nhất và hoà giải, có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị và các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn, đi vận động tranh cử. Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày chủ nhật, 06/01/1946.

Việc tổ chức Tổng tuyển cử, các ban bầu cử đã được thành lập tới tận làng xã do Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp đảm nhiệm. Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện cho mình, hạn chế những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh giành quyền chức.

Ngày 05/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”.

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 06/01/1946: Toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.

Một số kết quả của cuộc Tổng tuyển cử

Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Hà Nội đã có 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đi bỏ phiếu trong không khí tràn đầy phấn khởi của ngày hội dân chủ. Kết quả, có 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất [98,4%]. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành sôi nổi trên khắp cả nước. Riêng các tỉnh phía Bắc, mặc dù phải đối phó với âm mưu phá hoại hết sức tinh vi và trắng trợn của kẻ thù, nhưng cuộc Tổng tuyển cử diễn ra an toàn. Các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn rất ác liệt của giặc Pháp. Tổng số cử tri đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ 89%, trừ một số nơi phải bầu bổ sung còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam, các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa, đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiêu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Thắng lợi đó là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.

Ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến, kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam có nhiều khó khăn chồng chất, nhân dân ta vừa thoát khỏi ách nô lệ nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định tổ chức Tổng tuyển cử và cuộc Tổng tuyển cử thành công là một quyết định sáng suốt, kịp thời, nhạy bén chính trị và khoa học, thực tiễn sâu sắc. Thắng lợi đó là khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của Nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là: “...kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”./.

Những tin mới hơn

  • Đang truy cập397
  • Hôm nay153,813
  • Tháng hiện tại3,409,302
  • Tổng lượt truy cập118,656,646

Video liên quan

Chủ Đề