Khâu cửa mình sau sinh bao lâu thì lành

Ở nước ta hiện tại, đối với các mẹ sinh thường lần đầu tiên thì hay được rạch tầng sinh môn để giúp mẹ sinh con dễ hơn. Sau khi em bé chào đời thì bác sĩ mới khâu lại vết rạch cho mẹ. Vì vậy, không ít chị em thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau của Hello Bacsi. Rạch tầng sinh môn là giải pháp cần thiết đối với một số trường hợp sinh nở không thuận lợi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường rất ít khi xảy ra vấn đề và cũng không mất quá nhiều thời gian để lành thương.

Những trường hợp nào cần rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Rạch tầng sinh môn là một vết cắt phẫu thuật được thực hiện ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp mẹ sinh em bé dễ dàng hơn. Hơn nữa, đôi khi tầng sinh môn của phụ nữ có thể bị rách khi bé lọt lòng. Việc chủ động rạch tầng sinh môn được cho là có thể giúp ngăn ngừa vết rách nặng hoặc đẩy nhanh quá trình sinh nở nếu em bé cần được ra khỏi bụng mẹ càng nhanh càng tốt.

Trong nhiều năm, quan điểm là chủ động cắt tầng sinh môn rồi khâu lại sẽ tốt hơn so với việc để tầng sinh môn rách không kiểm soát, tuy nhiên các khuyến cáo y học dựa trên nghiên cứu hiện tại đều khuyên không nên thực hiện thủ thuật này thường quy, mà nên được xem xét, đánh giá đầy đủ khi cần thiết. Việc rạch tầng sinh môn khi sinh có thể cần thiết trong những trường hợp như:

  • Nghi ngờ tình trạng suy thai đang diễn ra qua biểu hiện nhịp tim của em bé. Điều này nghĩa là trẻ có thể bị thiếu oxy và cần được sinh nhanh chóng.
  • Vai của em bé bị kẹt sau xương chậu của mẹ trong quá trình sinh
  • Mẹ bị kiệt sức, thời gian sinh nở kéo dài quá mức
  • Đôi khi việc rạch tầng sinh môn là nhằm mục đích giúp bác sĩ đưa các dụng cụ hỗ trợ sinh thường vào âm đạo của mẹ dễ hơn
  • Mẹ sinh con ngôi mông qua ngả âm đạo, bàn chân hoặc mông em bé sẽ ra trước nên cần được rạch tầng sinh môn để con sinh ra dễ dàng và nhanh chóng hơn
  • Việc rạch tầng sinh môn cũng cần thiết đối với những mẹ bầu bị bệnh tim hoặc gặp các biến chứng sinh nở buộc phải sinh càng nhanh càng tốt.
  • Thai quá to hoặc thai non tháng.

Nếu tầng sinh môn của mẹ bị rách hoặc được rạch trong quá trình sinh nở thì sau đó sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Do đó, mẹ không cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Đối với những mẹ lần đầu sinh con qua ngả âm đạo, chắc hẳn nhiều chị em sẽ thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Thông thường, tùy thuộc vào tốc độ phục hồi của cơ thể, mẹ sẽ mất khoảng từ 4 đến 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lại hoàn toàn và chỉ khâu tự tiêu. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn yên tâm hơn thì có thể đi khám lại vào khoảng tuần thứ 6 sau sinh để được bác sĩ kiểm tra vết khâu kỹ càng hơn nhé!

Trong buổi khám này, bác sĩ cũng có thể cho biết thêm khi nào mẹ có thể quan hệ tình dục trở lại. Đồng thời, bạn còn được bác sĩ hướng dẫn cách kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng hậu sản khác. Vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc nào về chăm sóc sức khỏe sau sinh thì các mẹ đừng ngần ngại nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ khi đi khám nhé!

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, mẹo thúc đẩy sự chữa lành

Vết khâu tầng sinh môn sẽ nhanh lành nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách. Sau đây là những mẹo hữu ích giúp mẹ tăng tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng:

Đảm bảo vệ sinh cá nhân và giữ vết thương sạch sẽ

Nguyên tắc quan trọng nhất cần phải nhớ là giữ vết thương sạch, khô, thoáng. Để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành thì mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh để vết thương nhiễm khuẩn. Tắm nước ấm sau sinh có thể hữu ích. Đồng thời, sau khi vệ sinh vùng kín và vết khâu bằng nước ấm, mẹ hãy dùng khăn sạch thấm khô từ trước ra sau.

Ngoài ra, vi khuẩn trên tay cũng rất dễ lây sang vết khâu tầng sinh môn và gây nhiễm trùng khi bạn dùng tay rửa vùng kín. Vì vậy, thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh là rất quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán gây viêm nhiễm. Nếu bạn cần thuốc sát trùng vết khâu tầng sinh môn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhé!

Chườm đá lên vết khâu

Việc dùng khăn sạch bọc túi đá chườm lại và chườm lên vết khâu có thể giúp giảm đau, cách này có thể hiệu quả trong 48 – 72 giờ đầu. Mẹ nên chườm đá trong khoảng 10 đến 20 phút mỗi lần để giảm đau hiệu quả chỗ vết khâu tầng sinh môn. Bên cạnh đó, nếu không thể giảm đau bằng cách này, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau phù hợp và an toàn cho mẹ nuôi con bú. Ít đau hơn giúp mẹ có tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn cũng giúp vết thương hồi phục tốt.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Việc nghỉ ngơi nhiều sau sinh là điều rất quan trọng để giúp mẹ nhanh phục hồi. Vì vậy, bạn không nên quay lại với công việc quá sớm sau sinh và nên tránh những hoạt động nặng nhọc, vất vả. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn đời hoặc người thân khi cần thiết.

Giữ vết khâu thoáng khí

Việc để vết khâu tầng sinh môn tiếp xúc với không khí thường xuyên có thể thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn. Vì vậy, mẹ có thể thử nằm trên giường và không mặc đồ lót trong khoảng 10 phút từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Tránh mặc đồ lót hay đóng bỉm quá chặt, quá bí. Hoạt động này sẽ tạo điều kiện cho vết khâu được thông thoáng nhờ tiếp xúc với không khí bên ngoài, rất có lợi cho sự chữa lành vết thương nhờ giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Kiêng quan hệ tình dục

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành cũng phụ thuộc vào việc mẹ có kiêng cữ sau sinh đúng cách hay không. Nếu muốn vết thương nhanh lành, mẹ cần chú ý kiêng cữ, đặc biệt là kiêng quan hệ tình dục sau sinh để tránh ảnh hưởng đến vết thương và gây đau đớn. Cách tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi vết thương lành hẳn rồi mới “yêu” trở lại nhé!

Dùng thuốc nhuận tràng

Tình trạng táo bón sau sinh, dùng sức rặn khi đi ngoài có thể ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung đủ chất xơ để tránh táo bón sau sinh. Mặt khác, nếu cảm thấy đau đớn và căng thẳng khi đi tiêu, mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân để đi tiêu dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng xấu đến vết khâu.

Nhìn chung, mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành. Tuy vết thương có thể gây đau đớn, khó chịu trong những ngày đầu nhưng sẽ sớm hồi phục nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe sau sinh thì mẹ hãy đi khám và nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

02/08/2019

Vết cắt tầng sinh môn

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện cắt TẦNG SINH MÔN nhằm mở rộng đường ra cho thai nhi khi sanh qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ khi sinh. Bác sĩ thực hiện thủ thuật này bằng cách: gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 - 5cm [từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ] khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. Sau khi sanh em bé, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu [không cần phải cắt chỉ sau này].

Việc chăm sóc vết khâu sau sanh là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.

Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.

Chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách

 1. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng miếng gạc lạnh:

Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

2. Chọn tư thế ngồi thích hợp:

Người mẹ có thể cảm thấy đau mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi đè lên vết khâu tầng sinh môn. Để giảm bớt cảm giác bất tiện này, mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngồi ít tạo áp lực lên vết khâu, có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc ngồi đệm hơi để không đè nén lên vết thương nhiều.

Cảm giác đau thường biến mất sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn, thậm chí sau này bạn không thể nhớ là mình đã từng có vết thương ở đây.

3. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn bằng cách vệ sinh đúng cách:

  • Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng [lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng]. Sau đó lau khô lại.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ.

4. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ:

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm “động” vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sanh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Tập đi bộ còn giúp ngăn ngừa cứng khớp và đau do nằm nhiều.

Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

5. Chế độ ăn uống giúp vết khâu mau lành:

  • Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước.

 

          Tại bệnh viện Từ Dũ, việc xông hơi vùng kín cũng là 1 phương pháp hữu hiệu giúp mẹ mau chóng vượt qua giai đoạn này. Xông hơi vùng kín là dùng nhiệt hơi nước cùng các loại thảo dược giúp sát khuẩn vùng tầng sinh môn, giảm đau, thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.

Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được đều có thể sử dụng dịch vụ này.

 Ngoài việc thực hiện những điều kể trên để vết thương mau lành, mẹ đừng quên luôn quan sát tình trạng vết khâu tầng sinh môn. Khi có một trong các dấu hiệu sưng đỏ, đau, sốt, chảy máu vết khâu, hở vết khâu, vết khâu có dịch... những dấu hiệu này cho thấy vết thương có thể đang bị viêm hoặc nhiễm trùng, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để điều trị. 

 CNHS. Phạm Thu Hằng

Phòng Công tác xã hội

Tài liệu tham khảo:

Sách kỹ thuật điều dưỡng – Bệnh viện Từ Dũ

//www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/episiotomy/ 

Video liên quan

Chủ Đề