Đại học Sư phạm Đà Nẵng tiếng Anh

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng [tiếng Anh: The University of Da Nang - University of Science and Education] là trường thành viên Đại học Đà Nẵng, chuyên đào tạo các chuyên ngành sư phạm và cử nhân khoa học, được xếp vào nhóm các trường Đại học Sư phạm trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.

  • Tháng 12 năm 1975, để xây dựng một nền giáo dục mới trên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng
  • Ngày 03 tháng 11 năm 1976, Cơ sở Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng trực thuộc trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn được thành lập.
  • Ngày 27 tháng 2 năm 1978, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng tách khỏi Đại học Sư phạm Quy Nhơn trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tháng 09 năm 1990, Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng [lúc này đã bao gồm Trường Sư phạm Mẫu giáo Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập vào tháng 08 năm 1985, Trường Nuôi dạy trẻ Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 10 năm 1987 và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý và Nghiệp vụ giáo dục Quảng Nam Đà Nẵng sáp nhập tháng 07 năm 1988] được UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ra quyết định sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng.
  • Ngày 04 tháng 04 năm 1994, Trường Đại học Sư phạm trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.
  • Ngày 26 tháng 8 năm 2002, Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo theo quyết định số 709/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 khoa ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Bao gồm một hệ thống các giảng đường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau với tổng diện tích 10.000 m², 9 phòng multimedia với 700 máy vi tính [laptop] nối mạng, 1 phòng máy chủ, 3 phòng sản xuất giáo trình điện tử. Hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Địa...phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại. Hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Thư viện tổng hợp với hàng vạn bản sách. Tất cả các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc đều được kết nối mạng cáp quang nội bộ Đại học Đà Nẵng và trong khuôn viên nhà trường có thể kết nối mạng Internet không dây.

Đội ngũ giảng viên

Trường Đại học Sư phạm hiện có 267 giảng viên, trong đó có 14 phó giáo sư, 125 tiến sĩ, 142 thạc sĩ.[1]

Chức vụCá nhânGhi chú
Chủ tịchPGS.TS Võ Văn MinhPhó Bí thư Đảng ủy, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Chức vụCá nhânGhi chú
Hiệu trưởngPGS.TS Lưu TrangBí thư Đảng ủy
Phó Hiệu trưởngPGS.TS Trần Xuân BáchUVBTV Đảng ủy, Nguyên Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính
Phó Hiệu trưởngTS. Bùi Bích HạnhUVBTV Đảng ủy, Nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn
TTHọ tênThời gianKhoa Chuyên ngành
1TS. Nguyễn Khắc Sính1994 - 1999Ngữ văn
2PGS. TS Lê Văn Sơn1999 - 2009Tin học
3PGS. TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh2009 - 2017Vật lý
4PGS. TS Lưu Trang2017 - nayLịch sử
Tên phòngTrưởng phòng
Phòng Đào tạoTS. Phan Đức Tuấn
Phòng Công tác Sinh viênThS. Nguyễn Vinh San
Phòng Tổ chức - Hành chínhTS. Nguyễn Duy Phương
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tếTS. Nguyễn Quý Tuấn
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dụcThS. Trịnh Thế Anh
Phòng Cơ sở vật chấtThS. Nguyễn Văn Khánh
Phòng Kế hoạch - Tài chínhThS. Dương Thị Yến
Tên tổTổ trưởng
Trung tâm Học liệu và E-LearningKS. Trịnh Khắc Đức
Tổ Công nghệ thông tinTS. Đặng Hùng Vĩ
Tên KhoaChủ nhiệm Khoa
Khoa ToánTS. Phạm Quý Mười
Khoa Tin họcTS. Nguyễn Trần Quốc Vinh
Khoa Vật lýPGS.TS Nguyễn Văn Hiếu
Khoa Hóa họcTS. Trần Đức Mạnh
Khoa Sinh - Môi trườngTS. Nguyễn Minh Lý
Khoa Ngữ vănTS. Hồ Trần Ngọc Oanh
Khoa Lịch sửThS. Trương Trung Phương
Khoa Địa lýTS. Nguyễn Thanh Tưởng
Khoa Tâm lý - Giáo dụcTS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Khoa Giáo dục Tiểu họcTS. Hoàng Nam Hải
Khoa Giáo dục Mầm nonThS. Tôn Nữ Diệu Hằng
Khoa Giáo dục Chính trịTS. Đinh Thị Phượng
Khoa Giáo dục Nghệ thuậtThS. Trương Quang Minh Đức
Tên tổ chức Đoàn thểTên lãnh đạoChức vụ
Đảng bộPGS.TS Lưu TrangBí thư Đảng ủy
Công ĐoànThS. Huỳnh BọngChủ tịch Công Đoàn
Hội Cựu chiến binhTS. Bùi Việt PhúChủ tịch Hội Cựu chiến binh
Đoàn Thanh niênThS. Nguyễn Viết Hải HiệpBí thư Đoàn trường
Hội Sinh viênThS. Lê Sao MaiChủ tịch Hội Sinh viên trường
Tên Trung tâmTên Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dụcTS. Lê Thanh Huy
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân vănTS. Nguyễn Hoàng Thân
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệpThS. Nguyễn Vinh San
Trung tâm Tin họcTS. Đặng Hùng Vĩ
Trung tâm Phát triển chương trình và Đánh giá chất lượng giáo dụcPGS.TS Lưu Trang

Đại học - đào tạo 41 chuyên ngành:

  • Khối Sư phạm - đào tạo 18 chuyên ngành
  1. Sư phạm Toán học
  2. Sư phạm Tin học
  3. Sư phạm Vật lý
  4. Sư phạm Hoá học
  5. Sư phạm Sinh học
  6. Sư phạm Khoa học tự nhiên
  7. Sư phạm Công nghệ
  8. Sư phạm Ngữ văn
  9. Sư phạm Lịch sử
  10. Sư phạm Địa lý
  11. Sư phạm Lịch sử - Địa lý
  12. Sư phạm Âm nhạc
  13. Sư phạm Tin học - Công nghệ [Tiểu học]
  14. Giáo dục Chính trị
  15. Giáo dục Công dân
  16. Giáo dục Tiểu học
  17. Giáo dục Mầm non
  18. Giáo dục Thể chất
  • Khối Cử nhân - đào tạo 23 chuyên ngành
  1. Cử nhân Toán ứng dụng
  2. Cử nhân Công nghệ Thông tin
  3. Cử nhân Công nghệ Thông tin [chất lượng cao]
  4. Cử nhân Công nghệ Thông tin [đặc thù]
  5. Cử nhân Vật lý kỹ thuật [chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân và năng lượng tái tạo]
  6. Cử nhân Hóa học [chuyên ngành Phân tích - Môi trường]
  7. Cử nhân Hoá học [chuyên ngành Hóa Dược]
  8. Cử nhân Khoa học Môi trường [chuyên ngành Quản lý môi trường]
  9. Cử nhân Công nghệ Sinh học [chuyên ngành Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong Nông nghiệp - Dược liệu - Môi trường]
  10. Cử nhân Quản lý Tài nguyên - Môi trường
  11. Cử nhân Quản lý Tài nguyên - Môi trường [chất lượng cao]
  12. Cử nhân Văn học
  13. Cử nhân Văn hóa học [chuyên ngành Quản lý văn hóa]
  14. Cử nhân Báo chí
  15. Cử nhân Báo chí [chất lượng cao]
  16. Cử nhân Việt Nam học dành cho người nước ngoài
  17. Cử nhân Lịch sử [chuyên ngành Quan hệ quốc tế]
  18. Cử nhân Việt Nam học [chuyên ngành Văn hóa - Du lịch]
  19. Cử nhân Việt Nam học [chất lượng cao]
  20. Cử nhân Địa lý học [chuyên ngành Địa lý Du lịch]
  21. Cử nhân Tâm lý học
  22. Cử nhân Tâm lý học [chất lượng cao]
  23. Cử nhân Công tác Xã hội

Thạc sĩ - đào tạo 17 chuyên ngành:

  1. Hóa lý
  2. Phương pháp toán sơ cấp
  3. Đại số và lí thuyết số
  4. Toán giải tích
  5. Hóa hữu cơ
  6. Hệ thống thông tin
  7. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn [Toán học, Tin học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý]
  8. Quản lí giáo dục
  9. Sinh thái học
  10. Văn học Việt Nam
  11. Ngôn ngữ học
  12. Lịch sử Việt Nam
  13. Việt Nam học
  14. Tâm lý học
  15. Sinh học thực nghiệm
  16. Giáo dục học [Giáo dục học, Tiểu học, Mầm non]
  17. Quản lý tài nguyên và môi trường

Tiến sĩ - đào tạo 9 chuyên ngành:

  1. Hoá Hữu cơ
  2. Ngôn ngữ học
  3. Văn học Việt Nam
  4. Quản lý giáo dục
  5. Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
  6. Hệ thống thông tin
  7. Đại số và lý thuyết số
  8. Lịch sử Việt Nam
  9. Sinh học

Hiện trường có quan hệ hợp tác đào tạo với nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu khác trong nước. Ngoài ra, trường còn liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng trong cả nước, bồi dưỡng, nâng chuẩn giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, đào tạo các ngành cử nhân khoa học, trung cấp tin học... [trong danh mục hệ chính quy của trường]. Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân khoa học có nguyện vọng làm giáo viên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp.

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng, trường có quan hệ hợp tác với các trường Đại học, viện nghiên cứu thuộc các nước Đông Âu, Nga và các nước SNG, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước thuộc khối ASEAN. Qua 4 năm thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, nhà trường đã tiếp nhận đào tạo cho trên 500 lưu học sinh thuộc các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Lào... Hiện tại, đang có trên 150 lưu học sinh nhiều nước đang theo học tiếng Việt và các chuyên ngành tại Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng.

  • Qua hơn 45 năm xây dựng, phát triển và gần 28 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã đào tạo được hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 15.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học, hơn 14.000 cử nhân cao đẳng sư phạm, 17.500 trung cấp sư phạm tiểu học và mầm non. Chuẩn hoá gần 18.000 giáo viên các cấp, đào tạo gần 5.000 cán bộ quản lý giáo dục.
  • Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [1985], Huân chương Lao động hạng Nhì [2002], Huân chương Lao động hạng Nhất [2015] cùng nhiều Cờ, Bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng...
  • Trường là cơ sở giáo dục Đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và công nhận đạt chất lượng bởi một tổ chức kiểm định độc lập.
  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam
  1. ^ “Báo cáo công khai của trường”.

Video liên quan

Chủ Đề