Đại học Du lịch Huế là Trường công hay từ

Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế. Với tầm nhìn: “Xây dựng Khoa Du lịch – Đại học Huế thành địa chỉ đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch và chất lượng cao và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế”, Khoa Du lịch – Đại học Huế đặc biệt chú trọng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trên cơ sở nguồn lực vững mạnh của Đại học Huế – “một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đầu mối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục lớn nhất ở miền Trung”.

Đại học Huế [Hue University] là một đại học nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia, có trụ sở tại Huế, được đánh giá là một trong 10 trường/nhóm trường đại học tốt nhất tại Việt Nam,[4] là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam.[5]

Đại học Huế

Hue University

Tập tin:Logo hệ thống Đại học Huế.pngĐịa chỉ

3 Lê Lợi, thành phố Huế, Việt Nam

,

Huế

,

Việt Nam

Thông tinLoạiHệ thống trường đại học trọng điểm của Việt NamThành lập1957, 1994Giám đốcNguyễn Quang LinhWebsitewww.hueuni.edu.vnThông tin khácThành viên củaBộ Giáo dục và Đào tạoThống kêXếp hạngXếp hạng quốc giaWebometrics[2020]7[1]uniRank[2019]7[2]Xếp hạng châu ÁQS[2019]Nhóm 400[3]

Đại học Huế

Tiền thân của Đại học Huế là Viện Đại học Huế được thành lập năm 1957, là đại học đầu tiên và lâu đời nhất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Có quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Đang hoàn thành đề án Đại học Quốc gia Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị.[6]

  • Xem thêm Viện Đại học Huế

Tháng 3 năm 1957 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 5 Trường đại học: Sư phạm, Văn khoa, Luật khoa, Hán học, và Khoa học. Trong niên khóa đầu có 358 sinh viên. đến năm 1960 thì sĩ số tăng lên 1431 sinh viên.[7] Năm 1959 mở thêm chương trình dự bị y khoa.[7]

Tháng 10 năm 1976 trên cơ sở các Trường đại học cũ, 3 trường đại học đã được thành lập ở Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Tổng hợp Huế [Hiện nay là Trường Đại học Khoa học Huế] và Trường Đại học Y khoa Huế. Năm 1983, ở Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế, nguyên là Trường Đại học Nông nghiệp II từ Hà Bắc chuyển vào. Tháng 4 năm 1994, theo nghị định 30/CP của chính phủ, Đại học Huế ra đời trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Sư phạm Huế - trường Đại học Tổng hợp Huế - trường Đại học Y khoa Huế - trường Đại học Nông Lâm Huế - trường Đại học Nghệ thuật Huế, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Từ đó đến nay, số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo liên tục phát triển.

Đại học Huế đã được nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba [1998], Huân chương Độc lập hạng Nhì [2002], Huân Chương Độc lập hạng Nhất [2012] và nhiều danh hiệu khác.

  • Hiện nay Đại học Huế đang tái cấu trúc và hoàn chỉnh đề án chuyển thành Đại học Quốc gia Huế theo hướng tự chủ.
  • Sớm chuyển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế vào năm 2020 theo Nghị quyết 54 ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị.[6]
  • Đại học Huế phải tổ chức lại mô hình đào tạo cũng như quản lý của mình để sinh viên thuộc hệ thống đại học Đại học Huế ra trường không phải đi tìm và xin việc mà phải tự tạo công việc hay khởi nghiệp. Vì thế, Đại học Huế phải kết nối với các nhà tuyển dụng trong đào tạo.[8]
  • Đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hệ thống Đại học Huế phải phấn đấu thành trường quốc gia và ngang tầm quốc tế. Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư vốn ODA thêm khoảng 100 triệu USD xây dựng đô thị đại học ở khu Trường Bia.[9]

Hệ thống Đại học Huế là một trong năm trung tâm đại học lớn nhất và đứng thứ hai cả nước về quy mô đào tạo, sau hệ thống đại học quốc gia.[10] Đại học Huế được thành lập cách đây 63 năm với 8 trường Đại học thành viên, gần 4000 giảng viên, nhân viên và đào đạo gần 90 nghìn sinh viên. Tính đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo của Đại học Huế được đánh giá rõ nét nhất: 147 ngành đào tạo đại học, 102 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 55 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, nhiều ngành đào tạo song ngữ Việt - Anh, 75 chuyên ngành đào tạo chuyên khoa cấp I, cấp II và bác sĩ nội trú với đầy đủ các lĩnh vực và nhóm ngành: sư phạm, y dược, nghệ thuật, nông-lâm-ngư, ngoại ngữ, kinh tế, luật, du lịch, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, luật, kỹ thuật công nghệ… Hàng năm có trên 70.000 người dự thi vào Đại học Huế. Tuy nhiên, những năm gần đây một số ngành đào tạo truyền thống tuyển sinh không đủ chỉ tiêu như các ngành nông lâm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật...[11]... Để khắc phục tình trạng tuyển sinh, trong năm 2020, Đại học Huế mở nhiều ngành học mới theo xu thế phát triển của xã hội về kỹ thuật, công nghệ cao, y sinh, kinh tế, ngoại giao, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Quản trị và phân tích dữ liệu, Hộ sinh, Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí. Tái cấu trúc ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay, có gần 40.000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 20.000 sinh viên hệ không chính quy và hàng chục ngàn sinh viên học theo hình thức đào tạo từ xa. Hàng năm có hơn 10.000 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp.[11]

Bảng xếp hạng

Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds [QS] 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á.[12] Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2020, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 7 tại Việt Nam.[13] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2020, hệ thống đại học Đại học Huế cũng đứng thứ 7 tại Việt Nam.[14]

Nghiên cứu khoa học & Bài báo quốc tế

Công bố quốc tế danh mục ISI, SCI, SCIE của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018, Đại học Huế xếp thứ 2 với 201 bài báo được công bố quốc tế sau Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp thứ 3 là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Hiện nay, Đại học Huế có hơn 4000 giảng viên và nhân viên. Trong đó 3800 có biên chế và gần 1000 người có hợp đồng lao động; 3000 cán bộ giảng dạy, 328 giáo sư và phó giáo sư, 35 giáo sư danh dự nước ngoài, 900 tiến sĩ, 1.482 thạc sĩ, 1861 giảng viên cao cấp và giảng viên chính, và hơn 75 nhà giáo ưu tú và thầy thuốc ưu tú, 27 chuyên khoa 1,2. Đại học Huế có số lượng giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ hàng đầu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam

Chủ tịch Hội đồng Đại học

  • PGS.TS. Huỳnh Văn Chương

Ban Giám đốc

Giám đốc:

  • PGS.TS. Nguyễn Quang Linh

Phó Giám đốc:

  • TS.Trương Quý Tùng
  • TS. Đỗ Thị Xuân Dung

Đảng ủy

  • Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế: PGS.TS. Huỳnh Văn Chương
  • Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Huế: PGS.TS. Lê Anh Phương
  • Phó Bí thư Đảng ủy Đai học Huế: TS. Bùi Văn Lợi
  • Trường Đại học Sư phạm: tiền thân là Trường Đại học Sư phạm [1957] thuộc Viện Đại học Huế. Được Bộ giáo dục chọn là 1 trong 3 trường Đại học sư phạm trọng điểm Quốc gia.
  • Trường Đại học Khoa học: tiền thân là Trường Đại học Khoa học và Trường Đại học Văn khoa [1957] thuộc Viện Đại học Huế. Trường chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
  • Trường Đại học Y Dược: tiền thân là Trường Đại học Y khoa [1961] thuộc Viện Đại học Huế. Là trường Y Dược lớn nhất khu vực Miền trung Tây nguyên.
  • Trường Đại học Nông Lâm: được thành lập và sáp nhập nhiều lần. Đến năm 1983 được đổi tên thành Đại học Nông Lâm Huế thuộc Viện Đại học Huế.
  • Trường Đại học Nghệ thuật: Tiền thân là trường Cao đẳng Mỹ thuật [1957] thuộc Viện Đại học Huế
  • Trường Đại học Kinh tế: tiền thân là Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc [1969]
  • Trường Đại học Ngoại ngữ: Tiền thân là tổ ngoại ngữ thuộc Viện Đại học Huế [1957], ban đầu chỉ gồm 5 giảng viên tiếng Anh và 5 giảng viên tiếng Pháp
  • Trường Đại học Luật: Tiền thân là trường Đại học Luật [1957] thuộc Viện Đại học Huế và Khoa Luật trực thuộc Đại học Huế[15]. Là một trong ba trường Đại học luật lớn nhất của Việt Nam.
  • Trường Du lịch: Tiền thân là khoa du lịch thuộc Đại học Huế, chuyên đào tạo về du lịch, lữ hành, văn hóa, kinh tế du lịch

Hiện tại, Đại học Huế có 3 khoa trực thuộc là:

  • Khoa Quốc tế
  • Khoa Kỹ thuật và Công nghệ
  • Khoa Giáo dục thể chất

Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

  • Hình thành: Ngày 03/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 2155/QĐ-BGD&ĐT thành lập Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị trên cơ sở Văn phòng đại diện Đại học Huế tại Quảng Trị được thành lập từ năm 2005 do Giám đốc Đại học Huế ký quyết định.
  • Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ - phường Đông Lương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị.
  • Cổng thông tin: Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị

Viện đào tạo

  • Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin

Viện nghiên cứu thành viên và đào tạo sau Đại học

  • Viện Công nghệ sinh học

Trung tâm

  • Trung tâm Khảo thí
  • Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh
  • Trung tâm Phục vụ sinh viên
  • Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Các đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu

  • Tạp chí khoa học
  • Nhà xuất bản Đại học Huế
  • Bệnh viện trường Đại học y dược
  • Mục tiêu của Đại học Huế là sớm trở thành Đại học Quốc gia thứ ba của Việt Nam. Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất đưa Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia Huế trong thời gian tới, trong Nghị quyết 54 [54-NQ/TƯ] về xây dựng Thừa Thiên Huế, Bộ chính trị đã nêu rõ [16]
  • Trong Nghị quyết 54 Bộ chính trị đã chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Toàn thể hơn 4000 giảng viên, nhân viên Đại học Huế đang tích cực nghiên cứu, bồi dưỡng, giảng dạy... cùng đoàn kết sớm đưa Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế
  • Viện Đại học Huế

  1. ^ “Webometrics”.
  2. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”.
  3. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  4. ^ “Hue University”.
  5. ^ “Phát triển Đại học Huế trở thành Đại học quốc gia”. Báo Nhân Dân [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ a b “Thừa Thiên- Huế là thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025”.
  7. ^ a b Masur, Matthew B. tr 119
  8. ^ “Đại học Huế phải phấn đấu thành trường quốc gia và ngang tầm quốc tế”Thủ tướng nhấn mạnh xu hướng phát triển đại học của thế giới cũng như Việt Nam là chuyển từ nhà nước kiểm soát sang nhà nước giám sát nên các trường thành viên của Đại học Huế phải là một trung tâm đổi mới, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, sinh viên của Đại học Huế ra trường không phải đi tìm và xin việc mà phải tạo lập khởi nghiệp. Vì thế, Đại học Huế phải kết nối với các nhà tuyển dụng trong đào tạo. Nếu nhà trường chỉ nằm trong 4 bức tường thì sẽ không thành công.Quản lý CS1: postscript [liên kết]
  9. ^ “Đại học Huế phải phấn đấu thành trường quốc gia và ngang tầm quốc tế”Thủ tướng nhấn mạnh, Đại học Huế không thể chỉ là một trường địa phương mà phải phấn đấu thành trường quốc gia và ngang tầm quốc tế. Muốn thế, Đại học Huế đừng đi theo quan điểm "nhân chi sơ tính cục bộ". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng đô thị đại học ở trường bia, nhà nước sẽ hỗ trợ giải phóng mặt bằng và Chính phủ sẽ tìm nguồn vốn ODA khoảng 100 triệu USD để xây dựng Khu đô thị đại học này.Quản lý CS1: postscript [liên kết]
  10. ^ “Đại học Huế phải phấn đấu thành trường quốc gia và ngang tầm quốc tế”.
  11. ^ a b “Đại học Huế - nơi ươm mầm trí tuệ, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”.
  12. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  13. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”21: Vietnam National University, Ho Chi Minh CityQuản lý CS1: postscript [liên kết]
  14. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.
  15. ^ “Thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế”.
  16. ^ “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế”.

  Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đại_học_Huế&oldid=68516341”

Video liên quan

Chủ Đề