Đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc là gì

Câu hỏi:Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh

Trả lời:

Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước“Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là“chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Lược đồ phạm vi thuộc địa của các nước đế quốc đầu thế kỉ XX

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về chủ nghĩa đế quốc Anh và mở rộng thêm về chủ nghĩa đế quốc Pháp, Mĩ nhé!

1. Nước Anh

a. Tình hình kinh tế Anh lúc bấy giờ

- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới:

+ Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức.

+ Sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức.

+ Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Từ cuối thập niên 70:

+ Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

* Nguyên nhân của sự giảm sút:

+ Máy móc xuất hiện sớm nêncũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.

+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.

+ Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh [5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước]

+ Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.

b] Tình hình chính trị

* Đối nội:Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng [Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ] thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Đối ngoại:

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh:là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Nước Pháp

a] Tình hình kinh tế

- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh.

*Nguyên nhân:

- Kĩ thuật lạc hậu.

- Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh.

- Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

- Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- Nông nghiệp:

+ Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.

+ Không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

+ Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt=> nguồn lợi kinh tế quan trọng này bị sa sút.

- Công nghiệp: có những tiến bộ đáng kể.

+ Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước=> đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp.

+ Cơ khí hóa sản xuất được tăng cường.

- Đầu thế kỷ XX, quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành cáccông ty độc quyền,chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng [chậm hơn các nước khác]

* Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:

- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.

- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

=> Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

b] Tình hình chính trị

- Đối nội:

+ Sau cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

+ Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. [Trong vòng 40 năm [1875 - 1914], ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.]

- Đối ngoại:

+ Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức.

+ Tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi, hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.…

3. Nước Mĩ

a] Tình hình kinh tế

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển hơn cả. Từ năm 1865 đến 1894:

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp = ½ tổng sản lượng các nước Tây Âu và 2 lần nước Anh.

+ Sản xuất gang, thép đứng đầu thế giới.

+ Nông nghiệp: đạt nhiều thành tựu đáng kể

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tưvươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

+ Đất nước hòa bình lâu dài.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp.

- Những cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kì.

=> Thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản. Các nhà tư bản liên minh thành các tơrớt => trở thành những “vua công nghiệp” và là chủ những ngân hàng kếch xù [Moóc gân và Rốc – phe – lơ]

- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ vươn lên thành nước phát triển về ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

b] Tình hình chính trị

Đối nội:

- Đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền:

+ Đảng Cộng hoà [đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính].

+ Đảng Dân chủ [đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ].

Đối ngoại:

- Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha [1898] để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin...

- Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

chủ nghĩa đế quốc là gì?

đặc điểm chung của từng nước đế quốc là gì?

em có nhận xét gì về cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị qua đó hãy liên hệ thục tế với Việt Nam

Các câu hỏi tương tự

Chủ nghĩa đế quốc là gì? Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì? Tại sao nói còn chủ nghĩa đế quốc là còn chiến tranh?… Tất cả những thắc mắc về chủ nghĩa đế quốc sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN. Cùng tham khảo để biết chủ nghĩa đế quốc là gì và bản chất đặc trưng của chủ nghĩa này nhé! 

Chủ nghĩa đế quốc là gì? 

Chủ nghĩa đế quốc là gì? Chủ nghĩa đế quốc chính là việc giai cấp thống trị thực hiện chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng phương thức vũ lực hoặc các phương thức khác tương tự khác. Theo đó, chủ nghĩa đế quốc cho phép những ý tưởng lan rộng một cách nhanh chóng và tiến hành định hình thế giới đương đại. 

Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc còn được biết đến một hình thái kinh tế, chính trị, quân sự với sự độc bá toàn thế giới, đại diện bởi các trùm tư bản độc quyền. Chủ nghĩa đế quốc theo đó cũng là một hình thái tiên tiến hơn của chủ nghĩa tư bản, là bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản.

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc là gì, các bạn sẽ biết được rằng thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc đề cập đến sự thống trị về mặt kinh tế cũng như chính trị của các nước phương Tây và đặc biệt là tại Châu Á và các nước châu Phi trong những năm của thế kỷ XIX, XX. Do vậy, hệ thống thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới vào thế kỷ XIX, XX ngày càng được mở rộng nhanh đến mức chóng mặt. 

Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì? 

Cùng với việc tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc là gì, các bạn cũng cần tìm hiểu về bản chất của chủ nghĩa đế quốc được thể hiện như thế nào? Theo đó, bản chất của chủ nghĩa đế quốc được thể hiện ở hai khía cạnh rõ ràng đó chính là bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và bản chất chính trị của chủ nghĩa đế quốc. 

Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là gì? Trước hết, bản chất này được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế. Theo đó, bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc đó chính là sự độc quyền. Sự độc quyền này được thể hiện ở tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế và do giai cấp thống trị của chủ nghĩa đế quốc nắm giữ, chi phối toàn bộ. 

Cùng với đó, bản chất của chủ nghĩa đế quốc còn được thể hiện trong lĩnh vực chính trị. Theo đó, bản chất này được thể hiện đó là phản dân chủ, hiếu chiến. Chủ nghĩa đế quốc trong chính trị chỉ nêu cao phương thức dùng vũ lực, chiến tranh để đàn áp và thống trị nhân dân trên thế giới. Do vậy, chủ nghĩa đế quốc là ngay từ khi xuất hiện đã trở thành hiểm họa, là mối nguy hại to lớn đối với loài người. 

Tại sao nói còn chủ nghĩa đế quốc là còn chiến tranh? 

Chủ nghĩa đế quốc là gì và tại sao nói còn chủ nghĩa đế quốc là còn chiến tranh? Đây là một trong những khẳng định đã được chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đưa ra vào ngày 28 – 05 -1951. Cụ thể, lời khẳng định đó như sau: “Còn chủ nghĩa đế quốc, còn thực dân, thì còn nguy cơ chiến tranh. 

Theo đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì chắc chắn còn nguy cơ chiến tranh và chiến tranh bắt nguồn từ chính những bản chất mà chủ nghĩa đế quốc sở hữu. Do vậy, chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người cũng không phải là sự định mệnh và càng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn. Thực tế, chiến tranh có nguồn gốc phát sinh từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sự thể hiện trong đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột. 

Từ đó, lời cảnh giác cho nhân dân thế giới cũng như đồng bào, cán bộ và chiến sĩ của ta đó là phải luôn luôn tỉnh táo trước những chiêu trò, thủ đoạn lừa bịp mà đế quốc Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm Việt Nam. Với lời cảnh báo này, toàn quân, toàn dân là sẽ nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng đồng thời tạo nên tinh thần đoàn kết, nhất trí anh dũng và kiên cường đấu tranh. 

Mục đích của việc làm này đó chính là để đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột của đế quốc. Đồng thời, mục đích cuối cùng của sự đấu tranh này đó là nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, văn minh và giàu mạnh.

Trong thời gian tồn tại, chủ nghĩa đế quốc luôn luôn tìm mọi cách để thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng và mức phạt giữa các mối quan hệ về kinh tế và chính trị quốc tế. Mặc dù vậy, bản chất của chủ nghĩa này vẫn không hề được thay đổi và ngày càng thể hiện rõ rệt hơn khiến nhiều người dễ dàng tìm được lời giải đáp chủ nghĩa đế quốc là gì? 

Do vậy, đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc cũng như các thế lực thù địch luôn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh vô cùng lớn. Tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa đế quốc là gì các bạn sẽ nắm được điều này chi tiết và cụ thể hơn. Từ nguy cơ và mối đe dọa này, người dân trên toàn thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam cần chuẩn bị mọi thứ và tăng cường sức đoàn kết để chống lại chủ nghĩa độc quyền, nguy hiểm này.

Phân biệt chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc 

  • Chủ nghĩa thực dân: Chủ yếu thể hiện trong việc kiểm soát chính thức về mặt chính trị đối với quốc gia thuộc địa, hay bao gồm việc sáp nhập lãnh thổ và đánh mất chủ quyền quốc gia. 
  • Chủ nghĩa đế quốc: mang hàm ý rộng hơn so với chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa đế quốc có thể liên quan đến việc thực hiện quyền kiểm soát hay ảnh hưởng đối với quốc gia khác một cách chính thức hoặc không chính thức, hay trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt trên khía cạnh chính trị hoặc kinh tế mà không nhất thiết bao gồm việc xâm chiếm, sáp nhập lãnh thổ hoặc là kiểm soát trực tiếp về mặt chính trị đối với quốc gia khác.

Khái niệm về chủ nghĩa đế quốc và những biểu hiện về bản chất của chủ nghĩa đế quốc đã được DINHNGHIA.VN mang đến cho bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc là gì sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị!. 

Xem thêm:

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề