Cột cờ hà nội xây dựng vào năm nào năm 2024

Di tích lịch sử cột cờ Hà Nội đã chứng kiến bao thăng trầm của Thủ đô, trở thành biểu tượng của Hà Nội và không nhiều người biết được thời vua xây dựng nó.

Thời vua xây dựng cột cờ Hà Nội

Hỏi:

Cột cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào?

  1. Vua triều Nguyễn
  1. Vua triều Trần
  1. Vua triều Lê
  1. Vua triều Đinh

Đáp án:

  1. Vua triều Nguyễn

Di tích cột cờ Hà Nội [còn gọi là Kỳ đài] nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: "Từ đời Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây, lại có tên là Thành Phụng Thiên ở trong thành Đại La. Thành lâu năm sụp đổ, đến đời Tây Sơn theo nền cũ đắp thành quanh từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng. Bản triều đầu đời Gia Long lấy làm sở lỵ Bắc thành. Năm thứ 3, triều thần bàn rằng thể chế Tây Sơn không hợp quy củ, tâu xin sửa đổi. Năm thứ 4 sai quan đốc sức việc đắp thành và xây dựng kỳ đài".

Kỳ đài thành Hà Nội được xây dựng vào năm thứ tư của triều Gia Long, tức là vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812. Đây là một trong số ít công trình hiếm hoi của Hà Nội, thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.

Vua Gia Long triều Nguyễn [Ảnh: TL].

Chức năng của cột cờ thành Hà Nội dưới triều vua Gia Long

Hỏi:

Cột cờ thành Hà Nội dưới triều vua Gia Long còn có chức năng gì?

  1. Nơi vua uống trà ngắm cảnh
  1. Nơi Hoàng hậu uống trà ngắm cảnh
  1. Vọng gác khu vực thành Thăng Long
  1. Không có chức năng gì

Đáp án:

  1. Vọng gác khu vực thành Thăng Long

Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, gồm ba tầng: đế, thân cột và vọng canh. Ở phần chân đế, mỗi cấp là một hình tứ diện vuông, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên. Tại cấp thứ 3 có bố trí 4 cửa theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, trên mỗi cửa có biển đề tên: cửa đông là Nghinh Húc [đón sáng ban mai]; cửa Tây là Hồi Quang [nhìn về hoàng hôn]; cửa Nam là Hướng Ninh [trông theo ánh mặt trời], riêng cửa Bắc không thấy đề tên.

Phần thân cột cờ là hình trụ tám cạnh, thu nhỏ dần từ dưới lên trên. Trong thân cột có 54 bậc thang xoáy chôn ốc lên đến tận đỉnh. Toàn thân cột cờ được soi sáng và thông hơi bằng 39 cửa nhỏ hình hoa thị và sáu cửa hình dẻ quạt. Đỉnh cột cờ [vọng canh] có cấu trúc như một gác lầu hình bát giác với 8 cửa sổ, mỗi cửa rộng 1m, trên có mái che.

Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh cột. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ. Đây cũng là vọng gác cho khu vực thành Thăng Long. Công trình này chỉ cách cửa thành phía nam - Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả vùng rộng lớn trong và ngoài khu hoàng thành.

Cột cờ Hà Nội xưa [Ảnh: TL].

Hỏi:

Sau khi chiếm được Hà Nội, người Pháp đã sử dụng cột cờ để làm gì?

  1. Ụ pháo trên cao
  1. Trạm thông tin liên lạc
  1. Vọng gác
  1. Không làm gì

Đáp án:

  1. Trạm thông tin liên lạc

Với âm mưu chiếm đóng thành Hà Nội, năm 1873 và 1882 Pháp đã cho quân tấn công vào đây. Một trong những địa điểm bị pháo kích nhiều là kỳ đài Hà Nội.

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cột cờ Hà Nội được sử dụng như một pháo đài kiên cố, nơi phát hỏa pháo chiến đấu. Tại đây diễn ra trận quyết tử bảo vệ thành của tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu và đại thần Nguyễn Tri Phương.

Sau khi chiếm được Thủ đô, từ năm 1894 đến năm 1897, thực dân Pháp đã lợi dụng chiều cao của cột cờ làm đài quan sát, đặt trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với các đơn vị xung quanh bằng cờ và đèn tín hiệu.

Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một pháo đài kiên cố, nơi phát hỏa pháo chiến đấu [Ảnh: KTĐT].

Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Hà Nội

Hỏi:

Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Hà Nội là khi nào?

  1. Cách mạng tháng 8 năm 1945
  1. Quốc khánh 2/9/1945
  1. Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5
  1. Giải phóng Thủ đô năm 1954

Đáp án:

  1. Giải phóng Thủ đô năm 1954

Tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi: "Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên đỉnh cột cờ. Hình ảnh cột cờ Hà Nội được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong lần phát hành đầu tiên".

Ngày 10/10/1954 khi Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, hàng trăm nghìn người dân Thủ đô và các đơn vị quân đội đã dự lễ chào cờ Tổ quốc bay trên cột cờ Hà Nội, tại sân vận động Cột Cờ. Trong buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội - Thiếu tướng Vương Thừa Vũ đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ [Ảnh: TL].

Vị trí cột cờ Hà Nội trong 'bản đồ' di sản của Việt Nam

Hỏi:

Cột cờ Hà Nội có vị trí như thế nào trong 'bản đồ' di sản của Việt Nam?

  1. Là di tích lịch sử quốc gia
  1. Là di tích cấp thành phố
  1. Là di tích cấp quận
  1. Không có vị trí nào

Đáp án:

  1. Là di tích lịch sử quốc gia

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, năm 1989 cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kỳ đài hơn 200 năm tuổi ngày nay vẫn đứng hiên ngang bên đường Điện Biên Phủ, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên, hồ Hoàn Kiếm... cột cờ Hà Nội là một điểm đến khi du khách tới Thủ đô.

Cột cờ Hà Nội [Ảnh: Vnexpress].

Xem thêm

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ ...

Chủ đề ngày Môi trường thế giới năm 2019 là gì?

Ngày 5/6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chọn là ngày Môi trường thế giới.

Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam nằm tại tỉnh nào?

Chắc hẳn nhiều người không biết tại Việt Nam có một bảo tàng rắn và nơi đây sở hữu rất nhiều tiêu bản của các ...

Chủ Đề