Công vụ là gì ví dụ

Công vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Thông thường, công vụ được hiểu là công việc của nhà nước. Trong pháp lý thuật ngữ này được hiểu như thế nào. Để hiểu rõ hơn, mời quý độc giả theo dõi bài viết Công vụ là gì của chúng tôi.

Công vụ là gì?

Công vụ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng như đời sống kinh tế  xã hội, thông thường công vụ được hiểu là một loại lao động mang tính quyền lực Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có bất kỳ một văn bản nào giải thích thuật ngữ công vụ là gì. Công vụ được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đặc điểm của công vụ?

Để hiểu rõ được công vụ là gì, chúng ta cần nắm được các đặc điểm của hoạt động này. Từ định nghĩa nêu trên, ta có thể rút ra một số nét riêng biệt sau:

Các hoạt động công vụ nhằm mục tiêu phục vụ nhân dân, không nhằm mục đích tự thân, mục đích lợi nhuận

Điều đó, xuất phát từ bản chất Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Vì lẽ đó, các hoạt động công vụ phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của Nhà nước, vì Nhân dân phục vụ. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn căn dặn cán bộ, đảng viên rằng:

Dân là chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng và Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân

Hoạt động công vụ mang tính quyền lực Nhà nước

Khi thực hiện các nhiệm được Nhà nước và nhân dân giao phó, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được sử dụng quyền lực nhà nước.

Tính quyền lực Nhà nước là bởi nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức được trao thông qua hệ thống các quy định pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất [Quốc hội]. Đặc biệt, khi thực hiện các hoạt động công vụ, người có thẩm quyền có những quyền hạn nhất định nhằm mục đích thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Hoạt động công vụ được đảm bảo thực hiện bằng nguồn nhân sách Nhà nước

Nhằm điều tiết thu nhập của xã hội, Nhà nước đã quy định các khoản thu thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước dùng để chi trả cho hoạt động của bộ máy nhà nước và trả lương có cán bộ công chức. Bên cạnh đó dùng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hay củng cố an ninh quốc phòng.

Trong quá trình thực hiện hoạt động công vụ, cơ quan, cán bộ, công chức cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, các nguyên tắc nhất định

Xuất phát đặc điểm mục tiêu của hoạt động công vụ, cán bộ công chức được nhiệm vụ và quyền hạn thông qua hệ thống pháp luật hiện hành. Do đó, để tránh tình trạng lạm quyền, quan liêu, Cán bộ công chức phải tuân thủ chặt chẽ các quy định.

Bên cạnh tuân thủ các quy định cụ thể, người có thẩm quyền cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thực hiện hoạt động công vụ, bao gồm:

+ Công khai: Hoạt động công vụ phải được công khai trừ những trường hợp thuộc về bí mật nhà nước.

+ Bình đẳng: Hoạt động công vụ phải đảm bảo mọi người được cung cấp dịch vụ thông qua công vụ bình đẳng.

+ Hoạt động công vụ của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức chịu sự giám sát của Nhân dân và các cơ quan Nhà nước khác.

Mọi hoạt động công vụ đều hướng tới lợi ích của Nhân dân, vì lợi ích của Tổ quốc do đó sự giám sát của Nhân dân vừa thể hiện sự làm chủ của Nhân dân, vừa đảm bảo lợi ích của Nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cũng có sự giám sát lẫn nhau. Sự giám sát này có ý nghĩa quan trọng giúp các cơ quan thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực Nhà nước.

Hoạt động công vụ có tính thương xuyên, liên tục và chuyên nghiệp

Các đặc điểm nêu trên là những đặc điểm đặc trưng nhất nhằm phân biệt công vụ với các hoạt động thông thường khác. Qua đó, ta có thể hiểu rõ hơn công vụ là gì. Như đã nói ở trên, khi thực thi công vụ cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Vậy, theo quy định hiện hành, khi thực thi công vụ, cán bộ, công chức cần tuân thủ các nguyên tắc nào. Mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Nguyên tắc hoạt động công vụ theo quy định hiện hành

Theo quy định tại điều 3, Luật Cán bộ, Công chức 2008, quy định về các nguyên tắc thực thi công vụ, cán bộ, công chức thực hiện công vụ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.

Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.

Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Thông qua bài viết công vụ là gì, chúng ta có thể hiểu công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Do đó, khi thực thi công vụ, cán bộ, công chức cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành.

Chủ Đề