Công ty không đăng ký kế toán trưởng

Trung tâm có tổ chức kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật Kế toán. Tháng 3/2022, bà được Sở quyết định bố trí phụ trách kế toán thời hạn 12 tháng, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc 0,1.

Hết thời gian 12 tháng, bà làm hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng gửi đến Sở, gồm: Sơ yếu lý lịch; Bản sao bằng cử nhân kế toán; Bản sao chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; Giấy xác nhận thời gian thực tế trên 5 năm làm kế toán của đơn vị nơi bà làm kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2018/TT-BNV ngày 27/3/2018 của Bộ Nội vụ.

Tuy nhiên, hồ sơ của bà không được Sở giải quyết với lý do trung tâm chỉ có 1 kế toán nên không bổ nhiệm kế toán trưởng.

Theo bà được biết, trường hợp các đơn vị kế toán không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP phải bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP: "1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng".

Bà Thanh đề nghị cơ quan chức năng xem xét, trả lời về trường hợp của bà.

Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán quy định:

"1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

  1. Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán".

Theo quy định nêu trên, nếu đơn vị kế toán chỉ có 1 người làm kế toán thì thực hiện theo Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP.

Như vậy nếu trung tâm [là đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị kế toán] chỉ có 1 người làm kế toán thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

Theo khoản 1 Điều 53 của Luật kế toán 2015 thì kế toán trưởng được xem là một chức danh nghề nghiệp nhằm để chỉ người dẫn đầu cho bộ máy kế toán của đơn vị với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện công tác kế toán như thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp những thông tin tài chính, kinh tế trong một doanh nghiệp. Kế toán trưởng sẽ do người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán lãnh đạo, tuy nhiên nếu có đơn vị kế toán cấp trên thì sẽ chịu sự kiểm tra, chỉ đạo của kế toán trưởng của đơn vị ấy về nghiệp vụ chuyên môn.

Đối với kế toán trưởng của các cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp do Nhà nước giữ quá nửa số vốn điều lệ thì ngoài nhiệm vụ cơ bản nêu trên, kế toán trưởng còn là người đại diện pháp luật và giám sát tài chính của đơn vị kế toán.

Doanh nghiệp có phải có kế toán trưởng hay không?

Dựa trên khoản 4, Điều 2 thì các đối tượng dưới đây sẽ áp dụng được những quy định trong Luật kế toán 2015: “Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”. Ngoài ra, theo khoản 4, Điều 3 của Luật kế toán 2015 thì: “Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính”. Như vậy có thể thấy, đơn vị kế toán là tất cả những doanh nghiệp thành lập và hoạt động tuân theo luật pháp của Việt Nam, đồng thời có lập báo cáo tài chính.

Đối với Khoản 1, 2 Điều 20 của Nghị định 174/2016/NĐ – CP quy định về các đơn vị kế toán bắt buộc phải bố trí vị trí kế toán trưởng:

  1. Đơn vị kế toán buộc phải bố trí vị trí kế toán trưởng trừ những đơn vị quy định ở khoản 2 Điều này. Đối với trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng thì có thể bố trí người phụ trách kế toán hay thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian để bổ nhiệm người phụ trách kế toán tối đa 12 tháng và sau khoảng thời gian này thì đơn vị phải bố trí được người làm kế toán trưởng.
  2. Phụ trách kế toán:
  1. Đơn vị kế toán trong các lĩnh vực nhà nước: Đơn vị kế toán chỉ có 1 người làm kế toán hay 1 người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán tài chính và ngân hàng xã, phường, thị trấn thì không thể bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ có phụ trách kế toán.
  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ theo như quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không phải bố trí vị trí kế toán trưởng.

Các lưu ý:

  • Thời hạn để thực hiện quy trình bổ nhiệm lại các vị trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán đối với các trưởng hợp quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này thì sẽ là 5 năm.
  • Khi thực hiện thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán hay người đại diện pháp luật của đơn vị, người điều hành, quản lý đơn vị kế toán cần phải bàn giao toàn bộ công việc cũng như tài liệu kế toán giữa những người giữ vị trí cũ cho kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới và thông báo cho toàn bộ bộ phận có liên quan trong đơn vị, cơ quan để biết họ tên, mẫu chữ ký của người được bổ nhiệm mới.
  • Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán mới sẽ chịu mọi trách nhiệm về công việc kế toán kể từ ngày được bàn giao công việc. Tuy nhiên, kế toán trưởng và người phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nghiệm trong khoảng thời gian mà mình phụ trách.

Tóm lại, không phải mọi doanh nghiệp đều bắt buộc phải có kế toán trưởng, sẽ có các trưởng hợp không nhất thiết phải có kế toán trưởng như:

  • Đơn vị kế toán tài chính và ngân sách xã, phường, thị trấn quy định tại điểm a, khoản 2, điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ – CP thì chỉ cần bổ nhiệm phụ trách kế toán thôi.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ [*] thì không bắt buộc phải có vị trí kế toán trưởng.

[*] Những tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ: [Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ – CP 15/10/2021 thay thế Nghị định 39/2018/NĐ – CP 11/03/2018]

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 10 người/năm và tổng doanh thu, nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng/năm.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 10 người/năm và tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm, tổng vốn không quá 3 tỷ đồng/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 100 người/năm và tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm hoặc tổng vốn không quá 20 tỷ đồng/năm nhưng không thuộc đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 50 người/năm và tổng doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm hoặc tổng vốn không quá 50 tỷ đồng/năm nhưng không thuộc đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Doanh nghiệp vừa thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 200 người/năm và tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm hoặc tổng vốn không quá 100 tỷ đồng/năm nhưng không thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
  • Doanh nghiệp vừa thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình không quá 100 người/năm và tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm hoặc tổng vốn không quá 100 tỷ đồng/năm nhưng không thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Xem thêm: Khóa học kế toán trưởng thực thụ

4. Quy định xử phạt về việc bố trí vị trí của kế toán trưởng

  1. Phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với những hành vi sau:
  2. Thuê cá nhân, tổ chức không đạt tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
  3. Không thực hiện quy trình bổ nhiệm lại kế toán trưởng hay phụ trách kế toán đúng thời hạn được quy định.
  4. Không thực hiện bàn giao công tác kế toán khi có những thay đổi về vị trí kế toán, kế toán trưởng và phụ trách kế toán.
  5. Không thông báo theo quy định về việc thay đổi vị trí kế toán trưởng hay phụ trách kế toán.

2. Phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với những hành vi sau:

  1. Không tổ chức lại bộ máy kế toán của đơn vị kế toán, bố trí vị trí kế toán, kế toán trưởng hay không thực hiện việc thuê cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán, kế toán trưởng theo như quy định.
  2. Bố trí người làm vị trí kế toán mà pháp luật quy định không cho phép làm kế toán.
  3. Bố trí người làm vị trí kế toán, kế toán trưởng hay phụ trách kế toán không đạt tiêu chuẩn và điều kiện theo pháp luật quy định.
  4. Bổ nhiệm người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

3. Phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với những hành vi sau:

  1. Bố trí người có trách nhiệm điều hành, quản lý đơn vị kế toán kiêm làm thủ kho, kế toán, thủ quỹ hay bán, mua tài sản trừ công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân làm chủ sở hữu hay doanh nghiệp thuộc loại hình khác [không có vốn nhà nước] và là doanh nghiệp siêu nhỏ.
  2. Bố trí người làm vị trí kế toán trưởng không đạt chuẩn, điều kiện được pháp luật quy định.
  3. Thuê người làm vị trí kế toán trưởng không đạt chuẩn, điều kiện được pháp luật quy định.

4. Giải pháp khắc phục hậu quả:

Bổ nhiệm hoặc thuê lại người vào vị trí kế toán, kế toán trưởng hay phụ trách kế toán đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo pháp luật quy định đối với các trường hợp được quy định ở điểm a, b khoản 1; điểm b,c khoản 2 và điểm b, c khoản 3 của Điều này.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ Học viện TACA, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để thực hiện đúng những quy trình khi bổ nhiệm các vị trí như kế toán, kế toán trưởng hay phụ trách kế toán.

Khi nào công ty cần kế toán trưởng?

Các công ty có phải đều cần kế toán trưởng? Theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định của Chính phủ, tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng. Trong trường hợp chưa thể bổ nhiệm ngay được kế toán trưởng, doanh nghiệp cần thuê ngoài hoặc bố trí người phụ trách kế toán.

Chứng chỉ kế toán trưởng là gì?

Chứng chỉ Kế toán trưởng là một loại chứng chỉ chuyên ngành trong lĩnh vực kế toán, được cấp cho những người có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận vị trí quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp và tổ chức.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ gì?

Công việc của kế toán trưởng thường bao gồm:.

Quản lý bộ phận kế toán..

Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của sổ sách kế toán..

Giám sát hoạt động quyết toán..

Lập báo cáo tài chính..

Tham gia phân tích, dự báo nguồn tài chính cho tổ chức..

Điều hành, đào tạo các kế toán viên..

Một số công việc cụ thể khác..

Người phụ trách kế toán là gì?

- Phụ trách kế toán bao gồm các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước, bao gồm: đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn chỉ cần bổ nhiệm phụ trách kế toán và không bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng.

Chủ Đề