Công nghệ sản xuất của Masan Consumer

Tẩy chay Masan vì chất lượng sản phẩm hay vốn dùng rất ít khi dùng sản phẩm của Masan sau khi nghe qua những hoài nghi về chất lượng sản phẩm nhưng bạn cần biết rằng Masan một trong những doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Thời gian vừa qua, doanh nghiệp này đang dính phải ồn ào đòi tẩy chay vô căn cứ. Thực hư sự việc này như thế nào, cùng theo dõi thông tin dưới đây.

Trong nửa đầu 2019, Masan đã và đang dính phải những đồn đoán vô căn cứ về chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ đến danh tiếng và lòng tin của người tiêu dùng đến Masan và các sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư và giải đáp thắc mắc có nên tẩy chay Masan không qua bài viết sau.

Đôi nét về Masan Consumer

Masan Consumer tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Là doanh nghiệp sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cháo, xúc xích, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và nước uống đóng chai..

Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Komi, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Phil Café, Wake-Up, Wake-Up 247, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona, Quang Hanh và Faith. Trong đó có nhiều thương hiệu được bình chọn là nhãn hàng phát triển nhanh nhất được nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng.

Không chỉ kinh doanh các sản phẩm trong nước, Masan còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia.

Masan Top 10 Công ty thực phẩm uy tín 2018

Trong năm 2018, Masan Consumer tự hào đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo Vietnam Report.

Nhà máy sản xuất đẳng cấp thế giới

Là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng, các sản phẩm của Masan luôn được cải tiến về chất lượng sản phẩm thông qua quy tình sản xuất xứng tầm thế giới.

Masan Consumer kinh doanh nhiều mặt hàng sản phẩm từ các mặt hàng gia vị như tương ớt, nước mắm, nước tương; đến các sản phẩm mì ăn liền, nước đóng chai, café, ngũ cốc. Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường và tham vọng trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng . Mỗi năm Masan đã chi những khoản tiền khống lồ để đầu tư vào cải tiến và nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trên cả nước.

Hệ thống nhà máy sản xuất sốt sệt của Masan tại Bình Dương [Nguồn: Internet]

Hiện nay doanh nghiệp đang sở hữu 13 nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng đặt tại 10 tỉnh thành trong cả nước bao gồm: Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Hải Dương, Đồng Nai, Hậu Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh và Nghệ An…

Nhờ mạng lưới nhà máy sản xuất rộng hơn trên khắp Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí phân phối, đáp ứng khẩu vị của từng địa phương và tạo ra hiệu quả nhờ quy mô lớn từ việc áp dụng thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến nhất mang đẳng cấp thế giới. Nhờ vậy, những sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn cao nhất về vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như hiệu suất với chất lượng đồng nhất. Đặc biệt, Masan Consumer là công ty đầu tiên trên thế giới thiết kế và xây dựng dây chuyền sản xuất nước mắm hoàn toàn tự động, được đầu tư xây dựng hệ thống khắc laze hiện đại, khắc ngày sản xuất và thông tin lô hàng trên nắp và vai chai.

Tất cả các nhà máy của Masan đều đạt các tiêu chuẩn về sản xuất HACCP, ISO 9001 [hệ thống quản lý chất lượng], ISO 22000 [Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm] và OHSAS 18001 [chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe người lao động].

Với hàng loạt những nhà máy được xây dựng đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Masan đang làm, các sản phẩm của doanh nghiệp đều được Bộ Y tế chứng nhận an toàn. Vậy vì sao chúng ta lại muốn tẩy chay Masan?

Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Masan đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm đẳng cấp thế giới tại Bình Dương trong năm 2017. Với khoản đầu tư gần 3 triệu USD, đây được xem là một trong các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm

Nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, ngoài việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất tiên tiến, tự động, hiện đại. Masan còn thành lập một đội ngũ quản lý chất lượng bao gồm gần 300 chuyên gia kiểm soát chất lượng có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu sử dụng tại các nhà máy sản xuất và kiếm tra thành phẩm. Với quy trình kiểm tra 4 bước do các chuyên gia phát triển bao gồm kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, giám sát quá trình sản xuất và đóng gói, kiểm tra mẫu sản phẩm hoàn chỉnh tại kho và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà phân phối. Điều này sẽ đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dùng là tốt và lành nhất.

Xử lý nước thải, tái tạo năng lượng sạch

Masan hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên với đời sống con người, vì vậy việc bảo vệ thiên nhiên và tái sử dụng nguồn năng lượng tái sinh sẽ là những vấn đề được quan tâm hàng đầu để duy trì cần bằng tự nhiên và giảm thiểu ô nhiễm duy trì môi trường sống trong lành nhất. Song song với việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất sản phẩm, Masan Consumer cũng áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại do đối tác Hà Lan thiết kế cho các nhà máy ở Bình Dương, Hải Dương và Nghệ An. Kết quả kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý đều đạt chuẩn A, tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam và đạt tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường. Khoảng 10% nước thải được xử lý và tái sử dụng để tưới cây và vệ sinh nhà máy. Doanh nghiệp này cũng là đơn vị tiên phong trong phong trào minh bạch hóa quy trình xử lý nước thải bằng cách lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, báo cáo trực tiếp và liên tục với Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương

Ngoài ra, tại Masan Consumer, đã áp dụng công nghệ biogas từ trấu và mùn cưa để tạo năng lượng cho toàn bộ nhà máy. Đây là một nguồn năng lượng không những thân thiện với môi trường, chi phí thấp mà còn giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Có thể nói Masan Consumer là một trong số ít những doanh nghiệp không ngừng phát triển sản phẩm để làm hài lòng người tiêu dùng nhưng vẫn không quên những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cần có. Từ quy trình sản xuất, sản phẩm đến quy trình xỷ lý chất thải của Masan Consumer đều đạt chuẩn quy định của Việt Nam và quốc tế. Các sản phẩm của Masan đều được Bộ Y tế chứng nhận an toàn cho phép lưu hành trên toàn quốc. Sẽ không có gì vô lý hơn khi Masan đã đầu tư tiền bạc công sức và thời gian xây dựng các nhà máy đạt chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế trị giá hàng triệu USD lại cho ra sản phẩm bẩn. Chính vì vậy, việc tẩy chay Masan vì sản phẩm bẩn là tin đồn không đáng tin.

>> Xem thêm:

Masan Consumer có tên là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.[1]

Masan Consumer

Loại hình

Công ty cổ phầnMã ISINVN000000MSN4Thể loạiThực phẩmThành lập1996Người sáng lậpNguyễn Đăng QuangKhu vực hoạt độngViệt Nam

Thành viên chủ chốt

Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trịDoanh thu43.298 tỷ đồng [2016]

Lãi thực

2.791 tỷ đồng [2016]Tổng tài sản73.039 tỷ đồng [quý 4-2016]WebsiteMasan Consumer

Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong ngành công nghệ bao bì, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, và các ngành công nghiệp khai thác mỏ. Tổng công ty tiêu dùng Masan mà trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thay đổi tên của nó vào tháng 8 năm 2011. Công ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings [MCH].[2]

Giá trị thương hiệu của Masan Consumer được định giá khoảng 305 triệu USD, tăng 113% và được xem là công ty có tỷ lệ phần trăm tăng trưởng mạnh nhất. Hiện nay [2016], Masan chiếm lĩnh tại Việt Nam gần 70% thị phần nước mắm, hơn 70% thị phần nước tương và 40% thị phần cà phê hòa tan… Doanh thu của Masan Consumer trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 5.804 tỷ đồng.[1]

Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.[cần dẫn nguồn]

Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.

Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.

Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.

Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan [Masan Food].

Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan [Masan Consumer]. Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.

Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.

Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd [Thái Lan], tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.[3]

Sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nằm trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam "Vietnam Food Day" tại thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019. Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chin-Su khá đậm đà. Việc nhập khẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một loại gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm.

Ngoài tương ớt Chin-Su, công ty còn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vincafe Biên Hòa. Phó tổng giám đốc Masan Consumer - ông Phạm Hồng Sơn nhìn nhận, Nhật Bản là thị trường tiềm năng. "Công ty đã mất một thời gian dài để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này dành riêng cho thị trường Nhật, phù hợp với khẩu vị và các tiêu chuẩn của Nhật Bản", ông Sơn nói. Theo mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2010, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

  • Nam Ngư
  • Chinsu
  • Tam Thái Tử
  • Omachi
  • Kokomi
  • Tiến Vua
  • Ponnie
  • Heo Cao Bồi
  • Wakeup
  • Vinacafe
  • Dodohaba
  • Bfast
  • Compact
  • Ruby
  • Vivant
  • Vĩnh Hảo
  • Sư Tử Trắng
  • Hổ Vằn
  • VinCommerce [WinMart, WinMart+]
  • Meatdeli
  • Anco
  • Biozeem
  • Vineco
  • Vissan
  • Techcombank
  • Mạng di động ảo Reddi

  1. ^ a b Masan Consumer đứng vị trí thứ 7 trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016, dantri, 18.9.2016
  2. ^ Company Overview of Masan Consumer Corporation, bloomberg, 23/10/2016
  3. ^ Kể chuyện khởi nghiệp, cafef, 13.10.2016

  • Trang web chính thức

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Masan_Consumer&oldid=68523136”

Video liên quan

Chủ Đề