Cách tháo lắp máy nén khí

Để mang lại hiệu quả tối ưu, máy nén khí không chỉ hoạt động riêng biệt mà luôn có những thiết bị đi kèm. Một hệ thống máy hơi khí nén công nghiệp hoàn chỉnh sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình vận hành. Bài viết sau đây, Việt Á hướng dẫn bạn cách lắp đặt máy nén khí đúng quy trình

Quy trình lắp đặt máy nén khí

– Lắp đặt phụ kiện: 

Điều đầu tiên người dùng cần phải chú ý, đó là thực hiện lắp đặt các phụ kiện của máy như: chân đế, bánh xe, lọc gió, thực hiện thay nút báo dầu. Việc lắp đặt các bộ phận này sẽ mang tới khả năng di chuyển nhanh chóng, đơn giản cho thiết bị này. 

Việc đảm bảo được việc lắp ráp đúng chuẩn bộ phận bánh xe và chân đế cho máy nén mini sẽ giúp đảm bảo quá trình làm việc tốt của máy, cũng như hạn chế các tình trạng rung lắc máy, nhờ đó mang tới sự cân bằng của máy đối với mặt đất khi máy vận hành.

Lắp đặt máy nén khí cho nhà xưởng

Việc lắp đặt bộ phận lọc gió máy nén khí vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt, sử dụng thiết bị khí nén. Lọc gió thường được lắp ở phần đầu hút khí, đảm nhiệm vai trò giúp cho thiết bị khí nén sinh ra được sạch hơn, giúp ngăn chặn tình trạng bụi bẩn làm ảnh hưởng tới độ bền của máy.

Đối với loại máy nén khí cầm tay có dầu sẽ được tích hợp thêm hệ thống nút báo dầu. Do đó, khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần phải chú ý thực hiện tháo phần nhựa trắng thay vào đó là nút dầu màu vàng. Đây là công việc giúp cho buồng dầu được thông thoáng hơn. Đối với dòng máy không dầu, bạn có thể bỏ qua bước này.

– Kết nối các phụ kiện: 

Khi thực hiện lắp đặt xong các phụ kiện cơ bản của máy, người dùng tiếp tục tiến hành các kết nối như dây hơi, các thiết bị dùng hơi vào với máy. 

Máy nén khí thường được trang bị sẵn cút nối nhanh, cút nối này được dùng để thực hiện kết nối máy nén khí với dây hơi nhằm truyền sản phẩm khí nén từ máy, đi qua dây hơi cung cấp tới các phụ kiện sử dụng khí nén như: súng bơm lốp, súng phun sơn, súng xì khô,… 

Phần đầu còn lại của máy nén sẽ được lắp ráp dành cho các thiết bị sử dụng hơi.

3 cách bố trí các thành phần của hệ thống máy nén khí

có nhiều kiểu đấu nối khác nhau nhưng vị trí các thiết bị trước và sau không đổi

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1:1

Hệ thống này sẽ gồm một máy nén khí trục vít, một bình khí, một bộ lọc và một máy sấy, hệ thống này được áp dụng khá nhiều trong thực tế  hoạt động theo nguyên lý lá khí nén sau khi đi ra ngoài khỏi máy nén khí sẽ được dẫn qua bình chứa khí nén tại đây khí nén sẽ được hạ bớt nhiệt độ và tách hơi nước ra khỏi khí nhờ đó sẽ giảm được tải cho máy sấy khí.

Lắp đặt theo tỉ lệ 2 : 1 : 2 : 2

Có nghĩa là hệ thống sẽ được lắp 2 máy nén , một bình khí, 2 bộ lọc và 2 máy sấy khí. Với những hệ thống được lắp đặt như thế này sẽ sử dụng cho những hoạt động cần nhiều lượng khí hơn đồng thời tiết kiệm được chi phí do chỉ dùng 1 bình lọc cho cả 2 máy nén.

Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1

Tỉ lệ lắp đặt này được áp dụng cho những môi trường làm việc khá khắc nghiệt, khí nén luôn có nhiệt độ cao, nhiều hơi nước do đó  và phòng chứa máy nén khí quá chật do đó phải cắt bớt bộ phận lọc khí hoặc lắp đặt ở  một vị trí khác và kết nối vào hệ thống.

Trong trường hợp này khí sẽ được đưa trực tiếp vào máy sấy để tách hơi nước, giảm nhiệt độ sau đó mới qua bình lọc

Thứ tự lắp đặt các thiết bị

Các thiết bị cần được lắp đúng vị trí để đảm bảo hoạt động đúng chức năng và hiệu suất.

Lưu ý: Nên làm đường ông Bypass [đường ống dự phòng] cho các thiết bị phụ trợ công hệ thống khí nén như bộ lọc khí, máy sấy khí để khi xảy ra như cố thì chỉ cần khóa van 2 đầu lại cho chạy qua đường bypass khi bảo dưỡng, sửa chưa máy mà không phải dừng máy.

Chọn kích thước đường ống

Đường ống phải đảm bảo về tiêu chuẩn về chất liệu, kích thước giúp khí lưu thông được tốt hơn, giữ áp suất ổn định ở cuối đường ống. Kích thước đường ống không chuẩn dẫn đến áp lực gần vị trí máy rất cao và ổn định nhưng áp lực ở vị trí cuối lại thiếu khí. Đi ống không đúng cách sẽ khiến khí nén không được lọc sạch và có lẫn nước.

Chất liệu đường ống, kích thước đường ống: Ống théo mạ kẽm: áp lực khí nén [8 -10 bar] vì vậy mà tất cả các đường ống khí phải dùng ống thép, tránh dùng ống nhựa có thể gây cháy nổ.

Kích thước đường ống: Dựa vào lưu lượng khí nén của máy để chọn kích thước đường ống phù hợp.

Các trung tâm sửa chữa máy nén khí tại Hà Nội luôn luôn có các dịch vụ phù hợp với từng điều kiện khách hàng và điều kiện máy móc thực tế. Một trong các loại máy nén khí được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống hàng ngày là máy nén khí piston, loại máy này có khá niều ưu điểm như chất lượng khí nén khá tốt, máy rẻ và có nhiều chủng loại… Việc tháo lắp và sửa chữa loại máy nén khí này tại Hà Nội luôn phải được tuân theo các quy trình nhất định.

Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn là người điều khiển máy những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản để có thể sửa chữa và khắc phục kịp thời tránh ảnh hưởng đến năng suất của công việc

Các điểm chú ý khi tháo lắp, sửa chữa máy nén khí piston

Khi máy xảy ra sự cố, bạn cần bảo dưỡng hoặc sửa chữa những vấn đề đơn giản mà không cần đến sự trợ giúp của các trung tâm sửa chữa máy nén khí thì bạn nhất thiết phải tuân theo các quy trình sau đây nếu như muốn công việc của mình đạt chuẩn “như chuyên gia”:

Ngắt tất cả các nguồn điện, năng lượng cung cấp hoặc tác động tới máy.
Khu vực tháo lắp phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không ẩm ướt hoặc bụi bẩn, đảo bảo nhu cầu về ánh sáng.

Khi tháo lắp cần phải đánh dấu vào piston để nhận dạng vị trí, tránh trường hợp nhầm lẫn và đảm bảo rằng piston và xilanh luôn phù hợp với nhau.
Khi tháo thanh truyền cũng cần phải đánh dấu vị trí hai tấm bạc lót để khi lắp vào cho chính xác.

Vị trí tháo lắp phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và không có bụi bẩn bởi vì cần phải tránh các vật lạ bay vào làm mờ rãnh của ren hoặc ảnh hưởng đến trục khuỷu.

Tháo sáu chiếc bulong ra trước khi muốn tháo được nắp của bộ đệm kín trục ra khỉ thân máy, các bu lông này gắn chặt chi tiết nắp của cụm bịt kín cổ trục. Không dùng các biện pháp như gõ hay bẩy chi tiết máy.

Nếu phải tháo xéc măng thì cần phải có kìm chuyên dụng và nhất là hạn chế đụng chạm bởi chi tiết này rất dễ bị hư hỏng, gãy. Các chuyên viên sửa chữa máy nén khí cho rằng chi tiết này nếu không quá cần thiết thì không nên tháo ra làm gì.
Tuyệt đối không sử dụng lực quá mạnh, quá trình tháo lắp và sửa chữa máy nén khí là công việc đòi hỏi sự lao động chi tiết, tỉ mẩn, cẩn thận. Các thao tác sử dụng lực quá mạnh hoặc các tác động như gõ, bẩy… đều có thể làm hư hỏng các chi tiết máy, gây nên hiện tượng sứt mẻ và khiến cho chi tiết máy không hoạt động đúng chức năng.

Trên đây là các vấn đề bạn cần phải lưu ý khi tháo lắp máy nén khí piston, những kinh nghiệm và quy trình này được các trung tâm sửa chữa máy nén khí tại Hà Nội đúc kết và áp dụng cho tất cả các kỹ thuật viên của mình. Nếu như trong quá trình sử dụng dịch vụ sửa chữa máy nén khí mà bạn thấy kỹ thuật viên không tuân thủ các lưu lý trên bạn có quyền đặt vấn đề nghi ngờ và ngừng dịch vụ.

Video liên quan

Chủ Đề