Công nghệ gen là gì trắc nghiệm

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 32: Công nghệ gen. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Kĩ thuật gen là gì?

  • A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.

  • B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.

  • C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.

  • D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

Câu 2: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi:

  • A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit

  • B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit

  • C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền
  • D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

Câu 3: Công nghệ gen là gì?

  • A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
  • B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp

  • C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen

  • D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen

Câu 4: Ứng dụng của công nghệ gen là gì?

  • A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

  • B. Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen

  • C. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen

  • D. Tạo giống vật nuôi và cây trồng đa bội hóa

Câu 5: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?

I. Tạo ADN tái tổ hợpII. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện

II. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút

  • A. I, II, III

  • B. III, II, I

  • C. III, I, II
  • D. II, III, I

Câu 6: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:

  • A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống

  • B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.
  • C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống

  • D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

Câu 7: Công nghệ sinh học là gì?

  • A. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống ở cấp độ tế bào và phân tử vào sản xuất
  • B. Là một ngành công nghệ nghiên cứu và vận dụng những kĩ nghệ về tế bào trong sản xuất

  • C. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống trong chăn nuôi và trồng trọt

  • D. Cả B và C

Câu 8: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

  • A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới
  1. B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.
  • C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém

  • D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.

Câu 9: Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực "tạo ra các chủng vi sinh vật mới":

  • A. Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
  • B. Tạo giống lúa giàu vitamin A

  • C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi

  • D. Cá trạch có trọng lượng cao

Câu 10: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:

  • A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen

  • B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim

  • C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi

  • D. Công nghệ hoá chất

Câu 11: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng:

  • A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người
  • B. Sản xuất ra chất kháng sinh

  • C. Tổng hợp được kháng thể

  • D. Tổng hợp được nhiều loại Protein khác nhau

Câu 12: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành:

  • A. Công nghệ enzim / prôtêin

  • B. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

  • C. Công nghệ gen

  • D. Công nghệ sinh học

Câu 13: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học?

  • A. Công nghệ gen
  • B. Công nghệ enzim / prôtêin

  • C. Công nghệ chuyển nhân và phôi

  • D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Câu 14: Công nghệ sinh học hiện đại gồm những lĩnh vực nào?

  1. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
  2. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi
  3. Công nghệ lắp ghép và thay thế nội tạng ở động vật
  4. Công nghệ sinh học xử lí môi trường
  5. Công nghệ enzim, protein để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc
  6. Công nghệ gen [công nghệ cao] quyết định sự thành công của cách mạng sinh học
  7. Công nghệ làm dấm và làm tương
  8. Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản
  • A. 1, 3, 4, 5, 6, 7
  • B. 1, 3, 4, 5, 6, 8
  • C. 2, 3, 4, 5, 6, 8
  • D. 3, 4, 5, 6, 7, 8

Câu 15: Kỹ thuật gen gồm những khâu nào?

  • A. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

  • B. Tạo ADN lai, rồi cắt ADN của tế bào cho, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền

  • C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

  • D. Cả ba đáp án trên

Cập nhật: 07/09/2021

CÔNG NGHỆ GEN

1. Khái niệm công nghệ gen

      Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

       Trung tâm trong công nghệ gen là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này [tế bào cho] sang tế bào khác [tế bào nhận] còn gọi là kĩ thuật chuyển gen.

2. Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

2.1. Tạo ADN tái tổ hợp

- Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.

- Cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit bằng enzim cắt restrictaza.

- Nối đoạn vừa cắt vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp nhờ enzim ligaza.

2.2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

- Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện để dãn màng sinh chất của tế bào, làm cho phân tử AND tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng.

2.3. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

- Dựa vào dấu chuẩn [gen đánh dấu] để nhận được dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.

3. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen

3.1.  Khái niệm sinh vật biến đổi gen

- Là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình

- Các cách làm biến đổi gen của 1 sinh vật:

+ Đưa thêm 1 gen lạ của 1 loài khác vào hệ gen [gọi là sinh vật chuyển gen].

+ Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen.

+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen.

3.2.  Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen

a. Tạo động vật chuyển gen

- Tạo nên giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn.

- Sinh vật biến đổi gen có thể được tạo ra dùng trong ngành công nghiệp dược phẩm [như nhà máy sinh học sản suất thuốc cho con người].

* Phương pháp tạo động vật chuyển gen:

- Tách lấy trứng ra khỏi cơ thể sinh vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm [hoặc lấy trứng đã thụ tinh].

- Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử.

- Cấy hợp tử đã được chuyển gen vào tử cung của con vật để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.

- Nếu gen được chuyển gắn thành công vào hệ gen của hợp tử và phôi phát triển bình thường thì sẽ cho ra đời 1 sinh vật biến đổi gen [chuyển gen].

b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

- Tạo giống cây trồng kháng sâu hại.

- Tạo giống cây chuyển gen có đặc tính quý.

- Tạo giống cây biến đổi gen có sản phẩm được bảo quản tốt hơn.

c. Tạo giống vi sinh vật biến đổi gen

    *  Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người [Insulin là hormone của tuyến tụy có chức năng điều hòa glucose trong máu. Trường hợp insulin do cơ thể sản xuất không đủ hoặc mất chức năng sẽ gây bệnh tiểu đường do glucose bị thải ra qua nước tiểu].

    *   Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin [Somatostatin là loại hormone đặc biệt được tổng hợp từ não động vật, có chức năng điều hòa hormone sinh trưởng và insulin đi vào máu].

 

Video liên quan

Chủ Đề