Con người có thể nhịn ăn được bao lâu

Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là điều đơn giản: nhịn ăn nhịn uống. Nếu chưa từng trải qua màn tra tấn kinh hoàng này, có lẽ bạn nên mong rằng mình sẽ không bao giờ bị đem ra làm vật thí nghiệm. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi ở tiêu đề lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là ý chí, là thể trạng, là hoạt động thể lực và đôi khi là cả...thời tiết ngày hôm đó. Nhưng dù các yếu tố đó có ủng hộ bạn ra sao đi nữa, thì thử thách này là hoàn toàn không hề dễ dàng và dễ chịu chút nào.

Nhịn ăn

Để trả lời cho câu hỏi “Bạn có thể nhịn ăn tối đa trong bao lâu?”, chúng ta sẽ phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố. Ý chí và nghị lực đóng vai trò khá quan trọng. Các tù nhân, các lãnh đạo chính trị đã từng nhịn ăn trong khoảng thời gian khá lâu. Gandhi đã nhịn ăn trong 21 ngày liên tục khi đã bước vào tuổi 70. Lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp nạn nhân trong các thảm họa đã phải nhịn ăn trong một thời gian dài.

Về mặt y khoa, các chuyên gia đồng thuận rằng, một người khỏe mạnh bình thường có thể nhịn ăn trong khoảng thời gian lên đến 8 tuần, miễn là họ được cung cấp đủ nước. Khỏe mạnh và có thể hình phù hợp có thể giúp bạn sống sót lâu hơn, nhưng béo phì cũng đồng nghĩa với việc bạn có sẵn 1 kho dự trữ mỡ khổng lồ.

Thứ tự sử dụng các dạng năng lượng của cơ thể là như sau: đường sẽ là nguồn năng lượng được sử dụng đầu tiên, sau đó là tới mỡ - điều này giải thích tại sao những người béo lại có thể sống sót lâu hơn nếu bị bỏ đói. Protein là nguồn nguyên liệu bị tiêu hao cuối cùng. Nhưng nếu đã đạt tới cột mốc này, bạn đã ở rất gần với chiếc vé 1 chiều sang thế giới bên kia. Về cơ bản, cơ thể bạn đang tự gặm nhấm nốt những gì còn sót lại trong mình.

Quá trình chuyển hóa là yếu tố then chốt trong thử thách này. Chuyển hóa chính là quy trình biến đổi thức ăn thành năng lượng. Quy trình chuyển hóa càng chậm, tốc độ sử dụng thức ăn càng chậm, và bạn càng có cơ hội kéo dài khoảng thời gian của mình. Nếu đang nhịn đói, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh chu trình chuyển hóa và tự động làm chậm chu trình này lại. Về cơ bản, cơ thể bạn đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho bạn sống sót.

Thời tiết cũng là một tác nhân phải kể đến. Quá nóng hoặc quá lạnh đều đẩy bạn gần đến với cái chết hơn, tuy nhiên, bạn sẽ chết vì nguyên nhân khác, chứ không phải chết đói. Nhưng đứng trên góc độ tiêu thụ, nhiệt độ càng cao thì quá trình tiêu thụ năng lượng càng nhanh, trong khi đó, nhiệt độ càng thấp, cơ thể chúng ta càng phải tiêu hao nhiều năng lượng để giữ cho nhiệt độ trung tâm ở mức ổn định. Nếu may mắn có được mức nhiệt vừa đủ, có thể bạn sẽ sống được lâu hơn khi bị buộc phải nhịn đói.

Nhịn uống

Nhịn uống lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong điều kiện nhiệt độ cao, tình trạng mất nước có thể xảy ra chỉ trong vòng một giờ. Về cơ bản, đây là nguyên nhân chính khiến người ta tử vong khi bị nhốt trong xe sau vài giờ, nếu không có sự trợ giúp kịp thời từ bên ngoài.

Con người cần nước để sống - đó là chân lý bất di bất dịch. Chúng ta đào thải nước thông qua mồ hôi, nước tiểu, phân và qua cả hơi thở. Lượng nước bị đào thải này cần phải được bổ sung từ bên ngoài, nhằm giúp duy trì hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể. Trong điều kiện nhiệt độ cao, cơ thể chúng ta có thể mất tới 1,5 lít nước, chỉ qua đường mồ hôi. Thiếu nước, sẽ chẳng còn gì giúp cơ thể điều hòa lại nhiệt độ trung tâm, lượng nhiệt này nếu cứ tiếp tục tăng lên, sẽ khiến bạn nhanh chóng lâm vào tình trạng sốc nhiệt.

Ngay kể cả trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng, việc ngừng uống nước sẽ sớm làm cơ thể lâm vào tình trạng mất nước. Khát nước, mệt mỏi là những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, và nếu tình trạng này tiếp tục, bạn sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng lú lẫn, hôn mê, và tụt huyết áp do sốc.

Quay trở lại với câu hỏi ở tiêu đều - nếu bạn ở trong điều kiện lý tưởng về cả thể trạng và môi trường xung quanh, các chuyên gia cho rằng bạn có thể sống sót tối đa từ 3 ngày đến 5 ngày.

Đó hoàn toàn là những giới hạn mang tính chất giả định. Đã có người vượt qua được thử thách này ở mức thời gian lâu hơn, nhưng cũng có người không may mắn đến thế. Đây không phải là những thách thức bạn nên làm với chính cơ thể mình.

Tham khảo: Howstuffworks

Con người nhịn ăn được bao lâu thì chết? Nhiều trường hợp con người có thể vượt qua nhu cầu ăn uống của cơ thể trong thời gian dài để sống sót. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ việc nhịn ăn được thực hiện cụ thể như thế nào.

Thực tế, một người nhịn ăn có uống nước khác với nhịn ăn không uống nước. Nhiều trường hợp con người vượt qua được nhu cầu ăn uống của cơ thể trong thời gian dài nhưng vẫn sống sót. Tuy nhiên, có khá nhiều yếu tố tác động vào thời gian khiến con người có thể nhịn ăn, nhịn uống như thời tiết, hoàn cảnh…

Trong đó, yếu tố "ý chí" đóng vai trò quan trọng nhất để con người có thể vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện kỳ tích.

Trao đổi về vấn đề nhịn ăn của con người, TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, con người có thể nhịn ăn trong vòng 49 ngày. Nếu không uống nước chắc chắn sẽ tử vong.

Con người nhịn ăn được bao lâu thì chết? Chuyên gia cho rằng con người có thể nhịn ăn trong vòng 49 ngày

"Về chuyển hóa cơ bản một người bình thường nặng 50kg cần khoảng 1600 kcal/ngày. Lượng kcal này dùng để duy trì hoạt động cơ thể tối thiểu [tim đập, phổi hoạt động, dạ dày làm việc...] khi chỉ nằm để thở mà không làm bất cứ việc gì", TS. Từ Ngữ chia sẻ.

Trường hợp nhịn ăn quá dài, cơ thể phải lấy mỡ, lấy thịt ra để bù đắp chuyển hoá cơ bản, duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể. Thực tế, nhiều chị em phụ nữ áp dụng phương pháp nhịn ăn để giảm cân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc nhịn ăn có thể giúp giảm cân nhưng phương pháp này không lành mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Theo đó, TS. Từ Ngữ phân tích: "Nhịn ăn 49 ngày [tuyệt thực] là cực kỳ nguy hiểm vì có những chất dự trữ trong cơ thể rất ít ví dụ như vitamin B1. Đây là loại vitamin rất cần cho hoạt động của tim, nếu không đủ vitamin B1 tim có thể ngừng đập. Câu chuyện nhịn ăn thời gian bao lâu hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Con người một tuần có thể nhịn ăn 1 - 2 bữa không ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị tiêu chảy nhịn ăn 1 - 2 ngày không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu nhịn ăn trên 7 ngày/tuần sẽ khiến cơ thể thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng".

TS. Ngữ cho biết thêm, cơ thể con người có thể nhịn ăn nhưng cần tuân theo cơ chế no đói của cơ thể và đường huyết. Tuyệt đối không để xảy ra trường hợp hạ đường huyết rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Chia sẻ về vấn đề con người nhịn ăn được bao lâu thì chết, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, không nên nhịn ăn kéo dài tới 49 ngày vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thực tế, nhiều trường hợp ghi nhận con người có thể vượt qua ngưỡng chịu đựng, dài hơn khoảng 8 tuần. Tuy nhiên, nếu nhịn ăn không uống nước, con người chỉ sống được 4 - 5 ngày.

Những yếu tố tác động giúp con người nhịn ăn lâu hơn

Thực tế cho thấy, ý chí đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng nhịn ăn của con người. Những người chịu đói lâu nhất là những người nhịn ăn theo nghi lễ của một vài tôn giáo, những người bị lạc giữa thiên nhiên cũng sống sót sau những thời gian nhịn ăn dài...

Những nghiên cứu đã chỉ ra, con người có thể sống đến 8 tuần chỉ cần uống nước mà không cần ăn, tuy nhiên, cũng có những người vượt qua ngưỡng 8 tuần hoặc chỉ vài ngày sau đã tử vong. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người đó. Đối với những người khỏe mạnh, những người béo có khả năng chịu đựng tốt hơn nên khả năng sống sót cao hơn.

Con người nhịn ăn được bao lâu thì chết? Những người béo thường có khả năng sống sót cao hơn do khả năng nhịn đói tốt hơn

Khi bị đói, cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lượng dự trữ bên trong để nuôi dưỡng. Quá trình sử dụng năng lượng dự trữ bằng việc đốt cháy carbonhydrate, được tích lũy ở gan và cơ, sau đó dùng chất béo và cuối cùng là protein trong cơ thể. Trường hợp cơn đói rơi vào tình trạng trầm trọng hơn sẽ phải sử dụng protein, lúc này tình hình sức khỏe chắc chắn sẽ xấu đi.

Khả năng trao đổi chất của cơ thể cũng góp phần trong khả năng chịu đói. Nếu khả năng trao đổi chất tốt, cơ thể có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Lưu ý, khả năng trao đổi chất cũng quyết định tốc độ sử dụng năng lượng tích lũy trong cơ thể. Vì vậy, nếu khả năng trao đổi chất càng chậm thì năng lượng tiêu hao cũng càng chậm giúp con người có khả năng sống sót cao hơn. Khi bị đói, cơ chế trao đổi chất của cơ thể sẽ tự động chậm lại, đây là một trong những bản năng sinh tồn tự nhiên của con người.

Nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót của con người. Khi nhiệt độ tăng lên, cơ thể sẽ mất nước nhanh hơn, ngược lại khi trời quá lạnh, cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khả năng sống sót thấp hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, sẽ có rất nhiều yếu tố khác khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu trước khi chết.

Khi bắt đầu cơn đói, những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên là mệt mỏi, hốt hoảng, run tay, bực bội… Sau những phản ứng ban đầu này, các giác quan bắt đầu bị đình trệ, sau đó gặp ảo giác, co thắt ruột, co thắt các cơ bắp rồi đến nhịp tim bất thường.

Con người nhịn ăn được bao lâu thì chết? Khi bắt đầu đói, cơ thể thường có triệu chứng mệt mỏi, run tay...

Một trong những trường hợp nhịn ăn nổi tiếng là nhà lãnh đạo Ấn Độ Mohandas K. Gandhi. Ông đã nhịn ăn trong vòng 21 ngày. Tuy nhiên, đây không phải là kỷ lục nhịn ăn của các chính trị gia. Năm 1981, những thành viên của Quân đội Cộng hòa Ireland khi bị bắt giam tại Anh đã tổ chức tuyệt thực để phản đối, họ chỉ uống một ít nước mỗi ngày và không dùng đồ ăn. Phó thủ tướng Anh khi ấy là Margaret Thatcher đã quyết tâm không nhượng bộ những người tù chính trị này. Kết quả là 10 người đã tuyệt thực cho đến chết, trong số đó, Kieran Doherty là người có thời gian tuyệt thực lâu nhất, ông đã nhịn ăn 73 ngày trước khi chết.

Video liên quan

Chủ Đề