Cơ thủ tiếng Anh là gì

Trước hết mình lập topic này với mục tiêu hệ thống các thuật ngữ về bida trong tiếng Anh để các bạn tiện hơn khi đọc sách cũng như là xem video trên Youtube. Mình cũng mong muốn mọi thành viên bida8 cùng đóng góp để xây dựng hệ thống thuật ngữ này ngày một hoàn thiện và chính xác hơn, giống như là một trang wiki tiếng Việt cho bộ môn bida vậy.

Billiards [tiếng Pháp là Billard]: Đây là một môn thể thao sử dụng dụng cụ là cơ [cue], có rất nhiều quan điểm trong việc phân loại các bộ môn bida, nhưng mình nghiêng về quan điểm billiards bao gồm có 3 loại chính: Carom Pool, và Snooker. Hai môn sau nhìn chung dùng nhiều hơn 3 bi và sử dụng bàn bida có lỗ, mình không chuyên về những môn này nên xin phép chỉ tập trung vào thể loại Carom.

Carom [tiếng Pháp: Carambole, tiếng TBN, BĐN: Carambola:] Thuật ngữ này có hai nghĩa:
  • Bộ môn billiards chỉ sử dụng 3 trái bi trên bàn không lỗ có kích thước chuẩn là 284 cm x 142cm. Điểm chung của môn này là điều kiện bắt buộc phải có để một cú đánh ghi điểm khi bi chủ trúng cả hai bi còn lại. Carambolage trong tiếng Pháp nghĩa là sự va chạm của nhiều vật thể với nhau... Trong môn Carom thì lại có các loại game khác nhau: Free game, balk-line, và cushion game
  • Danh từ đếm được, số nhiều là caroms: Chỉ một điểm hợp lệ trong bộ môn Carom.

Free game [Tiếng Pháp: Libre]: Đây là môn đơn giản nhân trong các môn Carom. Điều kiện cần và đủ để ghi điểm trong bộ môn này là khi bi chủ trúng hai bi mục tiêu còn lại [đương nhiên là không phạm qui như lùa cơ, chạm tay vào bi, vv] một cách trực tiếp hoặc, bao nhiêu băng tùy ý. Ngoài ra, sau này free-game có thêm 1 vùng giới hạn chỉ được đánh 2 điểm ở mỗi góc bàn mà chúng ta vẫn hay gọi là vùng cắt dậu...
  • The nurse: Tạm gọi là thế bi mắt kiếng nói chung. Đây là là những hình bi lý tưởng trong bộ môn Free game để thực hiện một serie điểm lớn. Một số hình bi nurse kinh điển là Chuck-nure, Rub-nurse, Anchor-nurse, Rail-nurse
  • Rail-nurse [Thuật ngữ tương đương: American series, tiếng Pháp: serie Americaine]: Đây là trái mắt kiến lý tưởng nằm dọc băng mà người Việt mình vẫn gọi ngắn gọn là Ken/Kent. Kĩ thuật này sở dĩ được gọi là American series vì nó được hình thành và phát triển từ những cơ thủ người Mĩ như Willie Hoppe, Maurice Daly...
[sưu tầm]
Balk-line: Sau khi các cơ thủ đã rất thành thục với bộ môn free-game [libre], họ đòi hỏi một số thay đổi để trò chơi bida có nhiều thử thách hơn. Một trong những thay đổi đó là thêm ràng buộc về số lần carom liên tiếp cho đến khi ít nhất 1 trong hai bi mục tiêu ra khỏi một khu vực trong bàn. Chữ balk-line đây được hiểu là những đường đánh dấu để chia khu vực Bộ môn này lại có nhiều nội dung khác nhau thường có dạng số a/b [a.b], trong đó a là kích thước bề ngang của ô vuông được chia bởi các đường kẻ, còn b là số điểm [carom] tối đa cho phép được đánh trước khi 1 trong 2 bi mục tiêu ra khỏi khu vực đó. Do đó, a càng lớn, b càng nhỏ thì càng khó... Trong hình minh họa phía dưới, bên trái là một bàn balk-line cho nội dung 47/2 và 47/1, bên phải là một bàn balk-line 71/1 và 71/2.


  • Anchor-nurse [Hình bên phải]: Thế mắt kiếng trong đó 2 trái bi đích nằm sát băng và sát đường biên chia 2 balk box ở cuối bàn.
  • Chuck-nurse [Hình bên trái]: Thế bi mắt kiếng, 2 trái bi đích đều nằm hai bên đường kẻ, một trái bi nằm sát băng trong Parker''s box, trái còn lại thì nằm phía ngoài ngay sát ô nhỏ này. Một cú đánh để cơ trên đầu đủ nhẹ sẽ chạm vào cả hai bi trong khi giữ nguyên vị trí của nó. Năm 1912 ở William A. Spinks [một nhà vô địch kiêm đồng phát minh ra lơ hiện đại bằng nhiều vật liệu hóa học thay cho phấn thật - calcium carbonate] đã dùng cú "Chuck nurse" để đi cơ 1010 điểm trong môn 18.2 [tương đương 47.2]
  • Anchor box: Ô nhỏ hình vuông ở đường giáp ranh của các balk-box ở cuối bàn có kích thước gấp đôi Parker''s box, các ô nhỏ này được dùng để ngăn các cơ thủ sử dụng các kĩ thuật đánh "anchor nurse" và "chuck nurse". Về luật thì vô "anchor box"cũng được coi như là vô ô lớn thôi. Tuy nhiên nếu vừa "vô nhỏ" vừa "trong lớn" thì cú sau phải "ra lớn".... Thực tế, do ngày xưa bi nặng và chất lượng vải, bản cũng khác bây giờ nên bi mới có thể đứng yên dễ dàng cho các cơ thủ thực hiện "anchor nurse" và "chuck nurse", còn với điều kiện, vải-bi-bàn như hiện này thì anchor box không còn giữ vai trò quá quan trọng như ngày trước nữa.


[sưu tầm]
hoamai08 đã nói:
Mình đôi khi đọc cũng không hiểu các thuật ngữ này lắm, thanks bạn đã chia sẻ. Trong các bàn kẻ ô balk-line các ô vuông nhỏ có ý nghĩa thể nào nhỉ? Hình như là bi vào ô nhỏ này cũng tính như ô lớn?
Xem thêm...


Đây là một vấn đề mang tính "lịch sử" của bộ môn balk-line.

Đầu tiên, bàn balk-line không có những ô nhỏ này [hình bên phải], do đó các cơ thủ có thể sử dụng kĩ thuật đánh "anchor nurse" [lúc này vẫn chưa đc gọi theo tên như vậy] để giữ cứng vị trí 2 bi mục tiêu ở sát 2 bên đường kẻ và lặp đi lặp lại cú đánh này.

Sau đó một người tên là Chicagoan J. E. Parker đề xuất thêm vào vùng giáp ranh những ô kẻ ở cuối bàn những ô nhỏ hơn hình chữ nhật để ngăn kĩ thuật anchor-nurse, từ đó các ô này được gọi là Parker''s box [ô nhỏ có 2 viên bi trong hình bên trái].

Tuy nhiên, các cơ thủ lại phát triển một kĩ thuật đánh mới hơn gọi là "chuck nurse": Vị trị trí lý tưởng của chuck nurse là cả 2 trái bi đích đều nằm hai bên đường kẻ, một trái bi nằm sát băng trong Parker''s box, trái còn lại thì nằm phía ngoài ngay sát ô nhỏ này. Một cú đánh để cơ trên đầu đủ nhẹ sẽ chạm vào cả hai bi trong khi giữ nguyên vị trí của nó. Năm 1912 ở William A. Spinks [một nhà vô địch kiêm đồng phát minh ra lơ hiện đại bằng nhiều vật liệu hóa học thay cho phấn thật - calcium carbonate] đã dùng cú "Chuck nurse" để đi cơ 1010 điểm trong môn 18.2 [tương đương 47.2].

Từ đó, cộng đồng bida đã tìm nhiều biện pháp bao gồm bỏ hoàn toàn các ô ở cuối bàn để hạn chế kĩ thuật "Chuck nurse". Cuối cùng, theo đề xuất của nhiều cơ thủ trong đó có Maurice Daly, người ta tăng gấp đôi kích thước của Parker''s box và gọi nó là "anchor box" như hiện nay. Về luật thì vô "anchor box"cũng được coi như là vô ô lớn thôi. Tuy nhiên nếu vừa "vô nhỏ" vừa "trong lớn" thì cú sau phải "ra lớn".... Thực tế, do ngày xưa bi nặng và chất lượng vải, bản cũng khác bây giờ nên bi mới có thể đứng yên dễ dàng cho các cơ thủ thực hiện "anchor nurse" và "chuck nurse", còn với điều kiện, vải-bi-bàn như hiện này thì anchor box không còn giữ vai trò quá quan trọng như ban đầu nữa.

Video liên quan

Chủ Đề