Cơ cấu giá trị xuất khẩu nước ta năm 2002 hàng công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất

Ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất năm 2002 là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp [40,6%], tiếp theo là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản [31,8%] và cuối cùng là hàng nông, lâm, thủy sản [27,6%].


Đáp án: B.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Địa Lí Lớp 9
  • Giải Địa Lí Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 9
  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 32 SBT Địa Lí 9: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng

A [vùng] B [các trung tâm công nghiệp]

1. Trung du miền núi Bắc Bộ

2. Đồng bằng sông Hồng

3. Đông Nam Bộ

a] Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.

b] Hạ Long, Việt Trì

c] TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.

Lời giải:

Nối 1-b; 2-a; 3-c.

Bài 2 trang 32 SBT Địa Lí 9: Nối tên nhà máy thủy điện ở cột A với tỉnh ở cột B sao cho đúng.

A.Nhà máy B.Thuộc tỉnh

1.Thủy điện Hòa Bình

2.Thủy điện Sơn La

3.Điện khí Phú Mỹ

4.Nhiệt điện Phả Lại

5.Thủy điện Trị An

a]Bà Rịa – Vũng Tàu

b]Hòa Bình

c]Sơn La

d]Đồng Nai

e]Hải Dương

Lời giải:

Nối 1-b; 2-c; 3-a; 4-e; 5-d.

Bài 3 trang 32 SBT Địa Lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta là

A.Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

B.Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C.Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D.Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Bài 4 trang 32 SBT Địa Lí 9: Dựa vào hình 12.1 SGK. Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2002

a]Hoàn thành bảng sau

TỈ TRỌNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA THEO THỨ TỰ TỪ LỚN ĐẾN NHỎ

STT Ngành STT Ngành

b]Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao ở nước ta

Lời giải:

a]

TỈ TRỌNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA THEO THỨ TỰ TỪ LỚN ĐẾN NHỎ

STT Ngành
1 Chế biến lương thực, thực phẩm
2 Cơ khí, điện tử
3 Khai thác nhiên liệu
4 Vật liệu xây dựng
5 Hóa chất
6 Dệt may
7 Điện
8 Các ngành công nghiệp khác

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao ở nước ta do:

-Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp này: Nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

-Yêu cầu của ngành phù hợp với điều kiện nước ta: Vốn ít thu hồi vốn nhanh, cần lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn

-Vai trò của ngành:

+ Cung cấp lương thực thực phẩm cho số dan đông ở nước ta.

+ Năng cao chất lượng sản phẩm nông sản, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Xuất khẩu, tăng ngoại tệ.

Bài 5 trang 33 SBT Địa Lí 9: Hoàn thành bảng sau

Lời giải:

MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA

Tên các ngành Tình hình phát triển Các trung tâm
Công nghiệp khai thác nguyên liệu

– Chiếm 10,3% trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002]

– Chủ yếu: than [15-20 triệu tấn/năm], dầu khí : hàng trăm triệu tấn dầu, hàng tỉ mét khối khí 1 năm,…

– Khai thác than ở Quảng Ninh.

– Dầu khí: mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, …

Công nghiệp điện

– Chiếm 6% trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002].

– Sản xuất 40 tỉ kWh/năm.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Trị An…

Nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ, Phả Lại…

Công nghiệp cơ khí điện tử

– Chiếm 12,3% trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002]

– Cơ cấu đa dạng

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
Công nghiệp hóa chất – Chiếm 9,5 % trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002] Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Việt Trì…
Sản xuất vật liệu xây dựng – Chiếm 9,9 % trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002] Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ
Công nghiệp chế biến lương thực phẩm – Chiếm 24,4 % trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002] Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…
Công nghiệp dệt may – Chiếm 7,9 % trong cơ cấu giá trị công nghiêp [năm 2002] Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…

Bài 6 trang 33 SBT Địa Lí 9: Dựa vào hình 12.3. Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu Việt Nam năm 2002, tr.45 SGK hoặc Alat Địa lý Việt Nam trang công nghiệp chung], hãy hoàn thiện bảng sau:

Lời giải:

Vùng Trung tâm công nghiệp

Đồng bằng sông Hồng

Trung du miền núi Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Nam Định…

Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì

Thanh Hóa, Vinh, Huế.

Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, biên hòa, Thủ Dầu Một, Đồng Nai, Tây Ninh.

Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá.

Đề bài

Cho bảng 15.2:

a] Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1995 và năm 2010.b] Nhận xét về các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

c] Vì sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết

a] Vẽ biểu đồ

b] Nhận xét:

- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta tương đối đa dạng và chiếm tỉ trọng khác nhau trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tính đến năm 2010:

+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp [46,1%]

+ Tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản [31%]

+ Thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản [22,9%].

- Trong giai đoạn 1995 - 2010, cơ cấu giá trị xuất khẩu không ngừng thay đổi, theo hướng: tăng tỉ trọng xuất khẩu nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp [tăng 17,6%], công nghiệp nặng và khoáng sản [tăng 5,7%]; đồng thời giảm tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản [giảm 23,3%].

c]  Nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao vì đây là ngành mà nước ta có điều kiện nguồn lao động dồi dào, không cần vốn đầu tư lớn, cơ sở kĩ thuật cao nhưng lại quay vòng vốn nhanh, tận dụng được nguồn tài nguyên,…

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề