Chuối sáp trổ buồng bao lâu thì chín

Chuối là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể con người, chính vì vậy loại quả này là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, để có những trái chuối ngon, bổ dưỡng, mẫu mã đẹp, trái to căng đều, đòi hỏi người trồng chuối phải có biện pháp chăm sóc tỉ mỉ.

Làm thế nào để có những trái chuối to đều và đẹp mắt? Biện pháp chăm sóc chuối giúp những buồng chuối to, đều trái, quả nhiều? Sử dụng thuốc gì để tăng kích thước chuối? Làm thế nào để cây chuối có thể kéo dài thời gian thu hoạch? Cách giúp cây chuối neo quả? Cách chăm sóc chuối lâu chín, giữ được mẫu mã đẹp lâu hơn? Nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề “Cách giúp trái to, mẫu mã đẹp và giúp chuối kéo dài thời gian thu hoạch” mà được bạn đọc quan tâm. Vậy làm thế nào để giải đáp được những vấn đề trên? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc cây chuối giúp thu hoạch quả đạt năng suất cao nhất.

Cây chuối cho quả to đều, đẹp và đạt năng suất cao

1. Phương pháp tỉa bỏ cây chuối con

- Cây chuối là giống cây trồng bụi, chính vì vậy cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh cho nhánh mới [cây con]. Mỗi tháng nên tỉa cây con 1 lần để giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và hạn chế được sâu bệnh hại với cây mẹ.

- Cây trong điều kiện chăm sóc tốt nhất nên tiến hành để lại 2-3 cây con gối nhau để sau này có thể thay thế cây mẹ. Cây chuối sinh trưởng nhanh chỉ trong 6 tháng cây có thể phát triển lớn và có thể thay thế hoàn toàn cây mẹ. Lúc này nên để lại 1 cây khỏe mạnh nhất và loại bỏ những cây yếu đi để thay thế.

Cách tỉa cây chuối con để cây có thể thay thế cây mẹ

- Sau khi cây chuối cho ra hoa và đậu quả được 8-12 nải nên tiến hành cắt bỏ hoa đực vào buổi trưa, để cây nhanh liền mủ không chảy quá nhiều mủ.

2. Bảo vệ buồng chuối giữ mẫu mã đẹp

- Để đảm bảo được buồng chuối sau khi đã đậu quả vẫn giữ được mẫu mã đẹp đến khi thu hoạch, cần được che chắn buồng chuối bằng phương pháp bọc túi hoặc dùng lá chuối khô, rơm dạ, cỏ khô để che cho buồng chuối.

- Biện pháp che buồng cần tiến hành ngay sau khi cắt bỏ hoa đực 7-10 ngày để tránh buồng bị dám nắng.

Sử dụng túi nilong bọc chuối để bảo vệ buồng chuối

- Nếu buồng chuối quá nặng nên sử dụng thang hoặc gậy chống đỡ cây chuối để tránh hiện tượng đổ ngã cây chuối. Khiến buồng chuối bị ngã, gãy buồng, dập quả chuối

Xem thêm - Cytokinin CPPU KT-30 [Tăng kích thước trái cây] Forchlorfenuron

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây chuối

- Để cây chuối có thể phát triển khỏe mạnh nên bổ sung dinh dưỡng cho cây thường xuyên hàng năm, giúp cây khỏe mạnh và cho buồng chuối to.

- Bón lót: lượng phân bón lót cho 1 hố gồm 10-15kg phân chuồng hoai mục, 60g Ure, 145g SA, 200g Supe lân, 200g KCl.

- Lượng phân bón/khóm/năm gồm:

+ N : 80-100g [ure: 200-300g hoặc SA: 400-600g].

+ P2O5 : 45-75g [supe lân 300-500g/cây hoặc DAP 100-160g/cây].

+ K2O : 80-120g [KCL 140-200g/cây].

+ Cuốc thành rãnh theo hình tròn cách gốc chuối 40-60cm, sâu 10-20cm, bón phân xong lấp đất lại.

Bón phân thúc cho cây chuối

+ Chia lượng phân thành 2 lần bón: đầu và cuối mùa mưa.

+ Khi cây còn nhỏ bón theo tỉ lệ đạm nhiều hơn Kali [tỉ lệ 2N :1 K2O].

+ Khi cây trổ buồng bón Kali nhiều hơn đạm [1N :2 K20].

+ Có thể đợt 1 bón Ure, đợt 2 bón SA vì chuối cần S để tạo quả [trong SA có nhiều S].

4. Nên sử dụng thuốc gì cho chuối nhanh to, căng tròn và lâu chín?

- Chuối là loại quả bảo quản không được lâu, sau khi thu hoạch cần được đưa đi tiêu thụ quả ngay. Nếu bảo quản chuối trong điều kiện chuối tốt nhất cũng chỉ để được trong thời gian 4-6 ngày.

- Chính vì vậy, nhiều hộ trồng chuối đã tìm cách giúp chuối lâu chín và quả to tròn đều hơn bằng cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng sử dụng các chất như:

  • Thứ nhất: Cytokinin CPPU-KT30

- CPPU là dòng sản phẩm được xem là tăng kích thước cho trái cây, sử dụng trên phổ rộng, có thể dùng cho tất cả các loại cây ăn trái.

- Cytokinin CPPU có độ an toàn được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố về nồng độ và độ an toàn khi sử dụng với cây trồng. CPPU bởi đặc tính an toàn giúp cho quá trình phân chia tế bào được mở rộng và tăng kích thước quả. Ngoài ra, hoạt chất CPPU còn giúp trái cây đồng đều về kích thước trái được thể hiện rõ, tránh những dị tật hình dáng của quả. Dùng cho các loại trái cây như: quả Kiwi, nho và đào; quảng bá trái cây trong dưa, bí ngô và dưa chuột; thúc đẩy phân nhánh trong táo; và tăng sản lượng trong khoai tây, gạo và lúa mì.

- Đối với cây chuối khi sử dụng CPPU sẽ giúp quả chuối nhanh to, đều quả, căng tròn quả hơn, giúp mẫu mã chuối đạt tiêu chuẩn, không bị các hiện tượng như méo quả, quả ngắn dài trên cùng 1 nải chuối, quả bị sần, sạm quả.

  • Thứ hai: Gibberellic Acid 90% [GA3] nguyên cht

- Sử dụng GA3 cho cây khi bắt đầu ra quả giúp quả lớn nhanh, quả to và ít rụng quả non.

- Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng GA3 trên cây nho để giúp tăng kích thước trái, năng suất, cũng như chất lượng trái nho.

Xem thêm - Gibberellic Acid 90% [GA3] nguyên chất

- Đối với một số loại cây trồng như nho, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, táo, vú sữa, cà phê, ca cao,… sử dụng GA3 giúp cây ra hoa đồng loạt, nhiều hoa sử dụng khi mầm hoa bắt đầu hình thành, khoảng 20-30 ngày trước khi trổ hoa chính vụ hoặc sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý ra hoa [để khô hạn, bóc khoanh vỏ hoặc phun, tưới thuốc], phun GA lúc này còn làm tăng tỉ lệ đậu quả, hạn chế rụng hoa và quả non.

- Đối với cây chuối khi sử dụng GA3 giúp làm chậm quá trình chín của quả, giữ cho quả cây tươi lâu hơn, bảo quản tốt hơn. Đặc biệt, còn giúp cho quá trình thu hoạch quả kéo dài, rải vụ, giúp cho giá thành được nâng cao hơn, các hộ gia đình không bị ép giá.

5. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho cây vào lúc nào và nồng độ bao nhiêu là tốt nhất

- Để sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đảm bảo độ an toàn cho cây và người sử dụng, người trồng phải đảm bảo sử dụng đúng nồng độ và thời gian cách ly thu hoạch để đảm bảo cho cây và người tiêu dùng.

- Sử dụng Cytokinin CPPU kết hợp với GA3 không nên phun khi cây đang ra hoa, đậu quả, mà thời điểm thích hợp nhất để sử dụng đối với cây chuối là trước thu hoạch 15-20 ngày để đảm bảo thời gian cách ly cho cây.

- Khi quả chuối đã già, các cạnh chuối dần lẵn dần, kích cỡ chuối đạt độ kiến thiết cơ bản thì nên tiến hành sử dụng thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây.

- Khi sử dụng CPPU kết hợp với GA3 để đạt được kết quả tốt nhất cho quả chuối. Nên sử dụng với nồng độ cụ thể lúc này là: 1g GA3 và 50g CPPU cho hỗn hợp vào 100L nước sạch và tiến hành phun lên quả. Lưu ý để đạt được kế quả tốt nhất ở cac giai đoạn trước đó cần phải bón đầy đủ Kali cho cây trồng.

Sử dụng chất điều hòa giúp chuối đạt chất lượng tốt nhất

Trên đây là các biện pháp giúp cây chuối cho quả to, căng tròn, đều quả, giúp quả tươi lâu ngoài biện pháp sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho quả chuối, nên tiến hành chăm sóc biện pháp kỹ thuật cho cây chuối phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất tốt nhất.

Nguồn: Admin tổng hợp LP

STO - Với nhiều nông dân vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cây lúa được xem là cây trồng “độc tôn” đem về nguồn thu nhập chính. Nhưng khi canh tác lúa không hiệu quả, nông dân mới mạnh dạn chuyển đổi cây trồng. Để cây trồng mới “đứng vững” trên đất lúa được xem là vấn đề không dễ. Một trong những hộ nông dân đã chuyển đổi cây lúa sang cây chuối sáp thành công là ông Lê Văn Tư ở Ấp 1, thị trấn Long Phú [Long Phú].

Ông Tư cho biết: “Cây chuối sáp rất dễ trồng nhưng không vì thế mà bỏ đại cho nó phát triển mà phải thường xuyên chăm sóc. Vườn chuối có tổng diện tích 17 công, toàn bộ diện tích này trước đây tôi canh tác mía, hơn 10 năm gắn bó, cây mía thất thu. Tôi chuyển sang làm lúa 3 vụ/năm cũng hơn 15 năm nhưng vẫn không đem lại lợi nhuận tốt như mong muốn. Vì vậy, tôi nghĩ tới trồng cây ăn trái. Thấy trái cây quá nhiều loại không biết phải chọn loại nào phù hợp thì tình cờ nhìn thấy bà con gần nhà trồng chuối sáp chỉ vài ba bụi, bán lợi nhuận rất tốt”.

Cũng theo lời tâm tình từ ông Tư, thấy tiềm năng của cây chuối sáp, sau vụ thu hoạch lúa Đông - Xuân 2018, ông đã mạnh dạn chuyển đổi 13 công đất lúa trồng chuối. Ban đầu việc tìm cây giống chuối sáp khó khăn, chỉ thu mua được một ít của bà con xung quanh xóm rồi nhân giống trồng từ từ, đợt thu hoạch đầu tiên của 13 công chuối thu về số tiền hơn 80 triệu đồng, lời được chút đỉnh do chi phí đầu tư lên vườn và mua cây giống. Hiện tại số chuối trồng cũ 13 công đang tiếp tục thu hoạch mỗi tháng 1,5 tấn chuối, trừ chi phí lợi nhuận 8 triệu đồng/tháng. “Tôi trồng mới thêm 4 công chuối sáp, sẽ thu hoạch trong tháng 11 tới” - ông Tư chia sẻ thêm.

Ông Tư bên vườn chuối sáp với cây chuối cho quầy rất cao.

Cây chuối sáp có 2 loại, đó là: chuối sáp trắng và chuối sáp nghệ, chất lượng chuối cũng có sự khác nhau đôi chút. Sáp trắng trái to, phần thịt trái màu trắng, còn sáp nghệ thịt vàng, ăn dẻo, rất ngọt. Tuy nhiên, giá bán của các loại chuối trên được thương lái mua bằng giá, không có sự chênh lệch. Đưa tay chỉ những buồng chuối cao khỏi đầu ở phía khá xa, ông Tư tiếp lời: “So với chuối xiêm, chuối sáp dễ trồng hơn nhiều và giá trị kinh tế cao hơn gấp 2 lần. Chuối sáp từ lúc xuống giống cây cho đến thu hoạch là 11 tháng, mỗi cây chuối cho quầy khoảng 7 đến 8 nải chuối, trọng lượng 10kg - 12 kg/buồng, giá bán 9.000 đồng/kg, tính sơ buồng chuối bỏ túi số tiền hơn 100.000 đồng”.

Cây chuối sáp dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, bón phân thoải mái không sợ bị sùng, không cần phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí không cần bón phân chuối vẫn cho năng suất tốt. Nhưng để cây khỏe, nuôi dưỡng trái tốt hơn thì chỉ cần bón một ít phân hạt, có thể bón 50kg phân/10 công, 2 tháng bón lần, rải phân quanh gốc, sau đó xới đất trữ phân lại để phân không bị trôi đi nếu gặp trời mưa hay trời nắng phân bốc hơi. Đồng thời, để cây chuối phát triển tốt thì 1 bụi chuối chỉ nên chừa 3 cây và khu vực quanh gốc chuối dọn cỏ sạch, tạo độ thoáng cho cây. Trồng chuối theo khoảng cách nhất định, cây cách cây hàng cách hàng 3m. Mùa nắng tưới nước 2 tuần/lần và phải có mương thoát nước tốt để mưa xuống không đọng lại nước nhiều trên vườn chuối. Để cây tiếp tục cho buồng tốt, sau khi trồng 3 - 4 năm nên bồi thêm sình non vào gốc, đảm bảo chuối luôn xanh tốt. Ngoài trồng chuối sáp, ông Tư còn xen canh cây đu đủ lúc chuối còn nhỏ để tăng thêm lợi nhuận, lấy ngắn nuôi dài, qua đợt chuối thì vườn đu đủ cũng thu số tiền hơn 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, hàng tuần ông cũng có nguồn thu đều đều nhờ tiền bán bắp chuối khoảng 300.000 đồng.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Lâm Văn Vũ cho biết: “Cây chuối sáp trên địa bàn huyện được nông dân trồng trong nhiều năm qua, nhưng số lượng chỉ vài ba công/hộ, có hộ trồng chuối xen canh và chỉ có vài hộ có diện tích trồng nhiều như hộ ông Tư. Thống kê diện tích chuối các loại của toàn huyện là 400ha, trong đó chuối sáp ước 50ha, tập trung nhiều tại các xã: Song Phụng, Phú Hữu và thị trấn Long Phú. Hướng tới, để tăng thu nhập cho hộ dân, đơn vị khuyến cáo bà con tận dụng diện tích bờ bao vườn hay các khu vực quanh nhà trồng chuối sáp để tạo nguồn thu tại hộ cũng như hướng người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng chuối sáp nếu vùng đất trồng phù hợp sự sinh trưởng của cây chuối”.

Thúy Liễu

Video liên quan

Chủ Đề