Chứng nhận ul là gì

UL [Underwriters Laboratories] là một tập đoàn khoa học an toàn toàn cầu được thành lập vào năm 1894 với hơn một thế kỷ kinh nghiệm chuyên môn về đổi mới các giải pháp an toàn, giúp bảo vệ con người, sản phẩm và tạo thuận lợi cho thương mại. UL đã sử dụng các quy trình khoa học chính xác và những nguyên tắc đạo đức cao nhất để cung cấp kết quả đáng tin cậy cho người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tính đến nay UL có khách hàng ở 113 quốc gia với hơn 1 tỷ người tiêu dùng ở Á Châu, Âu Châu và Bắc Mỹ nhận được thông tin an toàn từ UL qua việc đánh giá 97,237 sản phẩm. Hiện nay tổ chức UL có 159 phòng thí nghiệm cung cấp chứng nhận trên toàn cầu với 10,842 nhân viên tại 44 quốc gia.

UL là một bên thứ ba, hoạt động đánh giá của họ được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn toàn khách quan, không chịu bất kỳ tác động nào từ phía nhà sản xuất, và là danh mục thật sự uy tín

Để đảm bảo các sản phẩm được phê duyệt luôn đạt chuẩn an toàn, UL liên tục thử nghiệm các sản phẩm đó sau khi đã liệt kê chúng vào danh mục an toàn. Theo thời gian, các nhà sản xuất có sản phẩm liệt kê trong danh mục sẽ được UL tiến hành kiểm tra và đánh giá lại mà không thông báo trước. Nếu một sản phẩm nào đó không duy trì được các tiêu chuẩn an toàn của UL, sẽ bị loại ra khỏi danh mục. Dù được dán hay đóng dấu cố định vào sản phẩm, nhãn UL hợp pháp cần hội đủ 4 yếu tố thiết kế.

Cần phải lưu ý rằng, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp đã được đóng dấu của công ty UL hay một tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế nào khác nếu không duy trì được sự ổn định hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ bị rút giấy chứng nhận chất lượng mà không cần phải thông báo trước, từ đó dẫn đến niềm tin nơi người tiêu dùng cũng sẽ bị phá bỏ

Hiện tại nhiều doanh nghiệp điện, điện tử khi xuất khẩu các sản phẩm cho thị trường EU và thị trường Mỹ cần phải có dấu CE, UL, FCC trên nhãn. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc rằng ý nghĩa của các dấu này là gì? Làm sao để có chứng nhận này trên nhãn? Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TPHCM đã giúp chúng tôi giải đáp các câu hỏi này cho bạn đọc.Nhãn hiệu CE [European Conformity] là nhãn hiệu bắt buộc đối với một số hàng hóa theo quy định áp dụng cho hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Liên minh châu Âu [EU].

Trang web của Ủy ban châu Âu //ec.europa.eu có phần hướng dẫn về những quy định này kể cả thông tin về những văn bản hướng dẫn luật pháp nào của châu Âu yêu cầu phải có nhãn hiệu CE in trên mặt hàng quy định. Trang web của Bộ Thương mại Việt Nam cũng có những lời khuyên và thông tin bằng tiếng Việt tại địa chỉ www.mot.gov.vn

Có thể có nhãn hiệu CE theo hai cách. Thứ nhất là nhà sản xuất Việt Nam cử một đại diện có thẩm quyền ở các nước thành viên EU, chịu trách nhiệm xin dấu CE cho doanh nghiệp. Thứ 2 là ủy quyền cho một cơ quan, công ty nước ngoài [có thể là nhà nhập khẩu] trực tiếp đứng ra xin dấu CE cho doanh nghiệp. UL [Underwriters Laboratory] là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và xây dựng tiêu chuẩn.Tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện tử. Nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.

Dấu hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và chứng nhận mẫu đại diện. Trang web www.ul.com sẽ cho những hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

FCC [Federal Communication Commission] là tê viết tắt của Ủy ban Truyền thông Liên bang là cơ quan đảm nhiệm việc quản về viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện… ở Mỹ. Cơ quan này độc lập với chính phủ.

Để có thêm thông tin về FCC có thể liên lạc với Bộ Bưu chính Viễn thông hoặc vào trang web www.fcc.gov để xem phần hướng dẫn về các quy định này.

  • Lịch sử phát triển của UL, chức năng nhiệm vụ, ý nghĩa của tiêu chuẩn UL

UL [Viết tắt của: Underwriters Laboratory – tổ chức hợp tác giữa các phòng thí nghiệm]. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là: cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản; lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và cuối cùng là xây dựng tiêu chuẩn.

là 1 công ty tư vấn và cấp giấy chứng nhận, có trụ sở tại Mỹ. UL cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, kiểm toán, tư vấn, đào tạo cho nhiều loại khách hàng, bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, hoạch định chính sách, nhà quản lý, các công ty dịch vụ và người tiêu dùng.

Khi tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện – điện tử, nếu một thiết bị nào có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL.

Ký hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và chứng nhận mẫu đại diện.

UL là 1 bên thứ ba, hoạt động đánh giá của họ được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn toàn khách quan, không chịu bất cứ tác động nào từ phía nhà sản xuất.

Thao khảo thêm tại: //ul.com

Bạn đang tìm kiếm cho mình một sản phẩm chất lượng cao, Bạn nhìn sơ sản phẩm rồi gán mắt vào một cái tem có ghi chữ UL hoặc cUL. Bạn không biết liệu đây có phải là tiêu chuẩn có yêu cầu cao về chất lượng và độ an toàn hay không? Liệu nó có đáng với mức giá mình trả hay không? Chúng ta hãy cùng khám phá tiêu chuẩn UL là gì nào!

Tóm tắt nội dung:

Tiêu chuẩn UL là gì?

Tiêu chuẩn UL là tiêu chuẩn áp dụng dành cho các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thị trường khó tính nhất Thế giới về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm,

Đối với thị trường Canada, UL có tiêu chuẩn thử nghiệm riêng. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất cho thị trường Canada sẽ được đánh dấu là cUL hoặc ULC,

Tem dành cho thị trường Canada

Các sản phẩm đạt cả 2 tiêu chuẩn UL và cUL sẽ được dán chung 1 tem cULus

Tem UL sử dụng cho Canada và Mỹ

Lịch sử về UL

UL là tên viết tắt của Underwriters Laboratories – Tổ chức hợp tác giữa các Phòng thí nghiệm, đây là tổ chức phi lợi nhuận chuyên thực hiện nghiên cứu độc lập và phân tích dữ liệu về an toàn để giải quyết các rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ, Canada cũng như tất cả các quốc gia khác trên Thế Giới,

UL được thành lập năm 1894 tại Norkbrook, Illinois với 46 trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm trên toàn Thế Giới. Tổ chức này cũng là một trong những trung tâm được Cơ quan liên Bang OSHA của Mỹ chấp nhận kết quả kiểm nghiệm như một tổ chức chính thức của nhà nước.

Kinh phí hoạt động

UL duy trì hoạt động của mình thông qua các khoản tài trợ, cấp phép tài liệu và chứng nhận sản phẩm bởi UL LLC, công ty liên kết của UL qua website UL.com.

Tiêu chuẩn UL áp dụng cho lĩnh vực nào?

UL đang ngày càng được áp dụng sang nhiều lĩnh vực nhờ hợp tác với các đối tác và các bên liên quan để thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ hơn nữa, bao gồm:

  • Pin năng lượng
  • Hóa chất
  • Dữ liệu
  • An toàn cháy
  • Công nghệ tự động

Trong trường hợp của Dorrenhaus, Dorrenhaus hiện đang đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn cháy của UL đối với tất cả tay co thủy lực xuất Mỹ.

Cách kiểm tra mã số chứng nhận UL

Vị trí dán tem UL và cách lấy mã số chứng nhận

Sản phẩm đạt chứng nhận UL sẽ phải dán tem UL ngay trên các bộ phận tách rời của sản phẩm, đồng thời được cập nhật trên trang web của họ để người tiêu dùng có thể kiểm tra khi cần thiết,

Tem UL được dán trên hộp thủy lực và tay co của tay co thủy lực chống cháy D503 của Dorrenhaus

Trên tem UL sẽ có thông tin mã số chứng nhận [R27326], Bạn có thể dễ dàng kiểm tra các hạng mục chứng nhận mà sản phẩm đạt được thông qua UL Product IQ.

Mã số chứng nhận trên tem UL của tay co thủy lực D4016 Dorrenhaus

Cách kiểm tra sản phẩm đạt tiêu chuẩn UL

Lúc trước, trang web này yêu cầu Bạn phải có email theo tên miền riêng để có thể kiểm tra được thông tin chứng nhận. Tuy nhiên, do việc có email tên miền riêng gây khó khăn cho người tiêu dùng, UL đã tiến hành gỡ bỏ và Bạn có thể dễ dàng kiểm tra mà không phải đăng ký email như trước nữa.

Bước 1: Truy cập vào Product IQ

Trang hiển thị sau khi truy cập UL Product IQ

Bước 2: Kiểm tra

Bạn có 2 cách để kiểm tra. 1 là nhập mã số chứng nhận trên tem sản phẩm, 2 là nhập theo tên thương hiệu/ Công ty,

Ví Dụ 1 : Kiểm tra theo mã số chứng nhận của tay co thủy lực chống cháy D4016 của Dorrenhaus như hình trên, ta có R27326 là mã số chứng nhận cho cả thị trường Canada và Mỹ,

Mã số chứng nhận đưa ta đến kết quả tìm kiếm của nhà máy Dorrenhaus Zhejiang Trung Quốc

Ví Dụ 2: Kiểm tra theo tên Thương hiệu của sản phẩm. Trong trường hợp này ta nhập Dorrenhaus,

Kết quả tìm kiếm bằng tên thương hiệu Dorrenhaus

Bước 3: Kiểm tra mã sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn UL

Bấm vào đường link màu xanh bên trái phần Document GVEV.R27326/ GVEV7.R27326/ FUOR.R27326, ta có màn hình bên dưới

Kết quả khi bấm vào Document: GVEV.R27326 chứng nhận cho thị trường Mỹ

Tiếp theo, bấm vào More như trên hình ta sẽ có tất cả sản phẩm được chứng nhận

Tất cả sản phẩm đạt tiêu chuẩn UL của Dorrenhaus cho thị trường Mỹ

Tổng kết về tiêu chuẩn UL

Thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có 1 số ít sản phẩm đạt chứng nhận UL, nếu không muốn nói là rất hiếm. Các khoản phạt cho những thương hiệu vi phạm về chất lượng và an toàn khi dán chứng nhận UL là cực kỳ lớn, con số lên đến hàng tỷ Đô la Mỹ cho thấy sự nghiêm túc của họ!

Nệm Kyndan là thương hiệu đầu tiên sau bao nhiêu năm hoặc động và cải tiến mới chỉ nhận được chứng nhận kể từ năm 2015, cho thấy sự ngặt nghèo của hệ thống tiêu chuẩn này,

Nếu Bạn thực sự quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn UL có lẽ là 1 trong những sản phẩm tốt nhất trên thị trường hiện nay. Chúc Bạn có thể tìm được 1 sản phẩm ưng ý!

Video liên quan

Chủ Đề