Chương trình ca sĩ là ai?

Ca sĩ hẳn là một nghề mà ai cũng quen thuộc và cũng là nghề nghiệp mà nhiều bạn trẻ có đam mê theo đuổi. Tuy nhiên để thành công trong nghề, trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp được nhiều người yêu mến bạn phải có những tố chất đặc biệt cũng như trải qua nhiều khó khăn, thử thách khá khắc nghiệt.

Ca sĩ được xem là nghề hái ra tiền ở Việt Nam. Đối với những cái tên nổi tiếng, điều đó lại càng đúng. Cát-xê một đêm diễn của họ có thể gấp hai, ba hay thậm chí đến vài chục lần so với mức thu nhập thông thường. Thế nên cũng chẳng có gì khó hiểu khi ngày càng nhiều người trẻ quyết tâm tìm được cho mình một chỗ đứng trên sân khấu và trong lòng khán giả. Theo thống kê không đầy đủ năm 2012 thì thu nhập của một số ca sĩ như Minh Hằng [khoảng 2.3 tỷ đồng], Thu Minh [1.1 tỷ đồng], Mỹ Tâm [1.6 tỷ đồng], Đàm Vĩnh Hưng [1.4 tỷ đồng], ….

Giới thiệu về nghề ca sĩ

Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz… Với nghề ca sĩ, bạn có thể tự do thể hiện ca khúc theo cá tính, sở thích của chính mình. Trong nghề, mỗi ca sĩ có phong cách cá nhân, giọng hát riêng biệt. Nếu có khả năng, ca sĩ có thể tự sáng tác các ca khúc hoặc hát các ca khúc do các nhạc sỹ hoặc những người không chuyên sáng tác.

Công việc của một ca sĩ

Làm nghề ca sĩ không chỉ đơn giản là đứng hát ở trên sân khấu. Để có màn trình diễn ấn tượng dưới ánh đèn hào nhoáng bạn cần lao động vất vả nhiều giờ, tập luyện chăm chỉ và cộng tác với nhiều người, thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Sau đây là những công việc cơ bản mà các ca sĩ thường phải thực hiện.

  • Học kỹ thuật hát: Đây chính là bước khởi đầu cho nền móng sự nghiệp ca hát của bạn. Trong khi có một số người không thực sự hát hay, nhưng họ là những người có kỹ thuật hát và không ngừng cải thiện hình thức và khả năng của mình.
  • Luyện giọng: Rất quan trọng đối với sức bền và toàn bộ chất lượng giọng của bạn. Bạn cũng có thể lạc giọng nếu không hát đúng cách. Hãy tìm hiểu xem giọng bạn có thể hát được thoải mái nhất ở nốt nhạc nào và hát được nhiều.
  • Phát triển phong cách riêng: Thử nghiệm với những kiểu hát khác nhau và loại nhạc khác nhau, tìm ra một loại phù hợp với cá nhân bạn và phát huy giọng hát một cách tốt nhất. Bạn muốn mọi người có thể nhận ra giọng bạn khi họ nghe thấy.
  • “Hành nghề” ca sĩ: Dù bạn hát hay thế nào, bạn cũng sẽ không bao giờ trở thành một ca sĩ thành công nếu bạn không thuyết phục được mọi người trả tiền để được nghe bạn hát. Điều đó có nghĩa là tham gia một nhóm nhạc, hát tại quán café gần nơi bạn ở, biểu diễn ở thành phố, diễn tour trong ngoài nước,…. hay thậm chí là thu đĩa để kinh doanh – mục đích của bạn là phải kiếm sống bằng nghề ca sĩ.

Ca sĩ làm việc ở đâu?

Là ca sĩ, đương nhiên bạn sẽ hát tại các sân khấu biểu diễn lớn nhỏ, các phòng thu âm, phòng trà, các sự kiện hoặc quay video, clip. Ngoài ra bạn có thể tập luyện tại các phòng tập lớn nhỏ. Bạn cần làm việc với nhiều người ở nhiều bộ phận khác nhau từ biên kịch, vũ đạo, quay phim, đạo diễn, nhà tài trợ, ban tổ chức đến những người trong ê kip làm việc để hoàn thiện chương trình.

Môi trường làm việc của các ca sĩ là một môi trường năng động, cởi mở và cũng đòi hỏi bạn sự làm việc chuyên nghiệp, biết phối hợp và hi sinh vì công việc chung.

Bạn có thể là ca sĩ tự do hoặc là ca sĩ độc quyền thuộc các công ty quản lý. Bạn cũng có thể là giáo viên dạy thanh nhạc khi được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thanh nhạc và có chứng chỉ sư phạm.

Tố chất cần có để trở thành một ca sĩ

– Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm

– Có giọng hát, khả năng trình diễn, biểu diễn

– Khéo léo với các động tác vận động cơ thể

– Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người

– Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa

– Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật

– Thích học môn âm nhạc

Làm thế nào để trở thành ca sĩ?

Bạn có thể theo đuổi nghề ca sĩ qua các trường lớp đào tạo thanh nhạc bài bản. Hiện nay tại Việt Nam có các trường đạo tạo thanh nhạc như sau:

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia [Việt Nam]
  • Nhạc viện TP HCM
  • Trường đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học nghệ thuật –Huế
  • Trường Đại Học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân Đội
  • Trường ĐHSP Nghệ Thuật TW
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại Học Văn hóa Hà Nội
  • Trường Âm Nhạc TED Saigon

Để nhận tư vấn chi tiết về du học Singapore hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia của Tôi Du Học Singapore, hãy nhấp nút đăng ký bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0944.788.798.

Ưu đãi đặc biệt khi nộp hồ sơ du học Singapore tại ASCI Group

  • Miễn phí tư vấn; phí dịch thuật và dịch vụ phí – khách hàng sẽ không phải đóng phí nào cho ASCI Group
  • Tặng Gói định hướng nghề nghiệp cho du học sinh muốn đi du học [duy nhất tại ASCI Group] trị giá 5 triệu đồng
  • Tặng vé máy bay Việt Nam – Singapore
  • Miễn phí dịch vụ tiễn, làm thủ tục tại sân bay Việt Nam
  • Tặng các khoá học kỹ năng mềm: Sẵn sàng trước khi du học [Pre-departure], Sơ cứu y tế, Văn hoá giao tiếp trên bàn tiệc

Diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt, đêm nhạc không khán giả và truyền hình trực tiếp trên kênh H1 của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội, Lời ca dâng Bác hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc với công chúng yêu nghệ thuật.

Bà Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn Hóa chia sẻ: "Đây là lần thứ 4 Báo Văn Hóa phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật chủ đề về Bác Hồ. Đặc biệt, chương trình được diễn ra trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10, được lan tỏa và nhân lên nhiều ý nghĩa khi Hà Nội đã bắt đầu trở lại trạng thái bình thường mới sau những ngày tháng căng mình chống dịch. Đêm biểu diễn không có khán giả, BTC chương trình đã lựa chọn hình thức truyền hình trực tiếp từ Nhà hát lớn Hà Nội để qua đó mang đến cho công chúng những ca khúc, giai điệu đẹp về Bác Hồ, về niềm vui chiến thắng của người dân Thủ đô 67 năm về trước".

Chương trình nghệ thuật Lời ca dâng Bác diễn ra không có khán giả

BTC chương trình cũng cho biết, diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên công tác phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt. Các nghệ sĩ và cả ê kip thực hiện chương trình đều được điều phối về thời gian phù hợp, thực hiện 5K và test Covid-19 khi vào Nhà hát.

Tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật Lời ca dâng Bác, NSND Quốc Hưng chia sẻ, Lời ca dâng Bác đã dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Người [19.5.1890-19.5.2021] nhưng phải lui lại vì đại dịch Covid-19. "Thời điểm này đã phù hợp để tổ chức chương trình dưới hình thức đêm nhạc không khán giả. Với hai chủ đề lớn: "Người là niềm tin tất thắng" và "Tháng 10 mùa thu lịch sử", chương trình sẽ dẫn dắt cảm xúc của khán giả với những ca khúc hay nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những giai điệu đẹp về Hà Nội mùa thu lịch sử…", NSND Quốc Hưng cho biết.

"Đã lâu lắm rồi các nghệ sĩ không được đứng dưới ánh đèn sân khấu để hát, để mang đến những xúc cảm tuyệt vời giành cho khán giả. Vì thế, sân khấu của đêm nhạc Lời ca dâng Bác sẽ thật đặc biệt. Dù không khán giả, không tiếng vỗ tay, nhưng các nghệ sĩ sẽ cháy hết mình, trong những cảm xúc thiêng liêng về Bác Hồ và những ngày thu lịch sử của Hà Nội…", NSND Quốc Hưng chia sẻ.

Nối dài "Lời hẹn tháng 5" mà Báo Văn Hóa đã đều đặn mang đến cho công chúng yêu âm nhạc trong những năm qua, dấu ấn Lời ca dâng Bác sẽ không phải là một đêm nhạc với hội trường ắp đầy khán giả, những ánh mắt rạng ngời và tràng pháo tay kéo dài không ngớt, thế nhưng xúc cảm ngân lên từ giai điệu lời ca, từ trái tim của mỗi nghệ sĩ vẫn luôn nguyên vẹn. Ở phần một với chủ đề Người là niềm tin tất thắng, khán giả sẽ tiếp tục được sống cùng những cảm xúc thiêng liêng qua những ca khúc nổi tiếng nhất về Người: Bác Hồ người cho em tất cả, Người là niềm tin tất thắng, Từ làng Sen, Trông cây lại nhớ đến Người, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Làng Chăm ơn Bác, Bài ca Hồ Chí Minh.

Đó là những giai điệu đã sống trong tiềm thức của các thế hệ khán giả Việt Nam, là những cảm xúc thiêng liêng về vị cha già dân tộc. Bên cạnh đó, điểm mới của chương trình là những ca khúc hay về Hà Nội, về những khoảnh khắc lịch sử hào hoa, mãi mãi trở thành dấu ấn trong lòng Người Hà Nội. Ở phần hai của đêm nhạc, với chủ đề Tháng 10 mùa thu lịch sử, công chúng sẽ được thưởng thức những ca khúc nổi tiếng như Tiến về Hà Nội, Cảm xúc tháng 10, Khi thành phố lên đèn, Bài ca Hà Nội, Nhớ về Hà Nội, Hà Nội linh thiêng hào hoa, Ngẫu hứng Sông hồng, Hà Nội 12 mùa hoa, Người Hà Nội.

Góp mặt trong chương trình là những gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Quốc Hưng, ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn, Tân Nhàn, Lan Anh, Lê Anh Dũng, Thu Thủy, Khánh Ly, nhóm Mây… "Chúng ta sẽ gặp lại những giọng ca đẹp của dòng nhạc trữ tình cách mạng sau một thời gian dài các chương trình nghệ thuật không thể diễn ra vì đại dịch Covid-19. Nghệ sĩ chúng tôi đang rất nhớ khán giả, nhớ ánh đèn sân khấu, nhớ giai điệu thiết tha luôn được vang lên trong những dịp kỷ niệm quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, sân khấu của đêm nhạc Lời ca dâng Bác sẽ là không gian để những khát khao, thương nhớ trào dâng. Đối với các nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc", NSND Quốc Hưng chia sẻ.

Cũng theo NSND Quốc Hưng, vì là một chương trình đặc biệt nên Lời ca dâng Bác cũng nhân lên thật nhiều cảm xúc đặc biệt đối với các nghệ sĩ và khán giả. "Khi mời các nghệ sĩ tham gia đêm nhạc, tôi đã cảm nhận được sự hào hứng, mong chờ của họ. Tất cả đều bộc bạch cảm xúc đã lâu không được gặp gỡ khán giả. Vì vậy, đây sẽ là đêm nhạc để mỗi nghệ sĩ cháy hết mình", NSND Quốc Hưng chia sẻ. Tổng đạo diễn chương trình cũng không giấu xúc cảm hào hứng của cá nhân anh khi đã lâu không có dịp đứng trên sân khấu lớn để gửi gắm lời ca, tiếng hát đến công chúng. Lần này, NSND Quốc Hưng sẽ cùng dàn Hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam góp mặt với hai ca khúc Người là niềm tin tất thắng và Người Hà Nội. "Bên cạnh ca khúc chủ đề của phần một Người là niềm tin tất thắng, lần đầu tiên tôi sẽ hát ca khúc Người Hà Nội để khép lại chương trình. Khán giả yêu nhạc vốn đã thuộc những giai điệu, ca từ của ca khúc, đặc biệt với người yêu Hà Nội, và tôi tin rằng, mình sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe với lần thể hiện ca khúc này", NSND Quốc Hưng cho biết.

Ca sĩ Trọng Tấn đến với Lời ca dâng Bác cùng hai ca khúc anh đã nhiều lần thể hiện: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người và Cảm xúc tháng 10. "Nhưng có lẽ đây sẽ là chương trình mà tôi thể hiện hai ca khúc với nhiều cảm xúc nhất. Đứng trên sân khấu không khán giả nhưng các nghệ sĩ vẫn luôn cảm nhận rõ ràng tình cảm của công chúng. Đó là những ca khúc, giai điệu đẹp, phù hợp về cảm xúc ở bối cảnh này", ca sĩ Trọng Tấn chia sẻ.

Giọng ca của dòng nhạc truyền thống cách mạng cũng bộc bạch, vào những dịp kỷ niệm hằng năm, các nghệ sĩ thường bận rộn với lịch biểu diễn dầy đặc. Nhưng năm nay thì khác, vắng ánh đèn sân khấu đã lâu, các nghệ sĩ đều khát khao được hát. Thế nên, dù đứng trên sân khấu không khán giả, không tiếng vỗ tay, nhưng trong thời điểm hiện nay, được cất lên tiếng hát và gửi gắm tình yêu thương, với mỗi nghệ sĩ là những hạnh phúc không gì đo đếm được. "Điều ấm áp nhất với mỗi nghệ sĩ là bằng lời ca tiếng hát để mang đến cho khán giả những xúc cảm về cuộc sống, về những giá trị thiêng liêng. Sân khấu của chương trình Lời ca dâng Bác cũng sẽ chuyển tải những nguồn sức mạnh tinh thần, mang đến sự động viên với tất cả mọi người trong hoàn cảnh nhiều khó khăn hiện nay. Đó là ý nghĩa đặc biệt mà chương trình và mỗi nghệ sĩ tham gia đều mong muốn chuyển tải", nam ca sĩ tâm sự.

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng

Sự góp mặt của ca sĩ trẻ Khánh Ly cũng hứa hẹn mang đến cho chương trình những hơi thở mới. Tiếng hát Sao Mai 2011 bộc bạch: "Khi nhận lời mời từ NSND Quốc Hưng tham gia chương trình với ca khúc Làng Chăm ơn Bác, một ca khúc khó và chưa hát bao giờ, tôi có chút hồi hộp. Trước đây, ca khúc này đã được thể hiện thành công bởi chính tác giả- nhạc sĩ A Mư Nhân và ca sĩ Thanh Thúy. Là một ca sĩ trẻ, tôi mong muốn thể hiện thành công những ca khúc hát về Bác để gửi đến khán giả tấm lòng của mình, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Vì vậy, tôi đã giành thời gian để tập luyện khá kỹ ca khúc, hi vọng lần quay trở lại sân khấu này sẽ là những dấu ấn khó quên. Mong rằng, ca khúc Làng Chăm ơn Bác cũng sẽ chạm đến trái tim khán giả".

Ca sĩ Khánh Ly chia sẻ, bối cảnh đại dịch khiến cho ê kip thực hiện chương trình và bản thân từng ca sĩ, vũ đoàn phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt ở khâu tập luyện, kết nối với vũ đoàn, dàn nhạc. NSND Quốc Hưng cho biết, để khắc phục những khó khăn do dịch bệnh, đối với mỗi phần biểu diễn, bản nhạc demo của các nghệ sĩ được gửi cho nhóm múa để tập luyện riêng, trước khi chương trình tổng duyệt. "Những khó khăn này không thể nào khác. Tuy nhiên, với mỗi nghệ sĩ, khát khao được quay trở lại sân khấu để cảm nhận những yêu thương của công chúng đã trở thành động lực. Bởi vậy, mỗi bộ phận đều đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, để Lời ca dâng Bác sẽ là một đêm nhạc tiếp tục đón nhận những yêu thương từ khán giả".

Đêm nhạc Lời ca dâng Bác có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [VietinBank], Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] và Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN].

Hồng Hà

Video liên quan

Chủ Đề