Chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng - TP hcm

Các công trình xây dựng, hoạt động xây dựng và pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh đều được sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Để có thể kiểm tra và nâng cao ngành xây dựng một cách chuyên môn nhất, sở đã kết hợp với cơ quan nhà nước để có những biện pháp thi hành xây dựng đúng đắn nhất.

Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu chung

Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố. Sở giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nhà ở và công sở, dịch vụ công, vật liệu xây dựng và các hoạt động liên quan. Sở xây dựng có tư cách pháp nhân được cấp chi phí hoạt động và mở tài khoản ngân hàng, kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật. 

Sở thực hiện việc quản lý xây dựng trên địa bàn

Sở chịu sự quản lý và chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự kiểm tra của chuyên môn và nghiệp vụ Bộ xây dựng. Toàn bộ hoạt động của sở được giám đốc sở xây dựng sẽ chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ: 

Lịch sử hình thành sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1975 sau ngày giải phóng, tình hình đất đai và nhà ở đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh tạm thời ngưng trệ. Trong tình hình đó yêu cầu về việc quản lý và thay đổi dân cư đô thị. Nhu cầu về xây dựng, sửa chữa công trình sau chiến tranh cũng được nâng cao. Điều này đòi hỏi ngành xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phải khẩn trương, nhanh chóng triển khai hoạt động và quản lý xây dựng đô thị.

Giám đốc sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là ông Lê Hòa Bình [bên trái]

Trước khi thành lập sở Kiến trúc và Quản lý Nhà đất Thành phố, tháng 7/1975 Trung ương cục và lãnh đạo đã phân công cho ông Nguyễn Thuận Thảo, Huỳnh Kim Trọng và Trần Văn Giao chuẩn bị công tác thành lập sở và đưa vào sử dụng.  Các đơn vị chức năng trực thuộc, đội ngũ cán bộ chiến khu, cán bộ công nhân viên mới cũng được ban lãnh đạo và quản lý nhà đất thành lập.

Ngày 15/11/1975 sở Kiến trúc và Quản lý nhà đất được thành lập được ông Mai Chí Thọ đứng ra quản lý. Sở vừa quản lý hành chính vừa chỉ đạo kinh doanh và tổ chức thi hành chỉ thị của Thành Uỷ, Uỷ ban nhân dân cách mạng thành phố. Ông Huỳnh Kim Cương được phân công làm giám đốc sở, ông Nguyễn Thuận Thảo và Trần Văn Giao làm phó giám đốc là những người chịu sử chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.

Nhiệm vụ của sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh

Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chuyên về kiến trúc và quản lý nhà đất có nhiệm vụ:

  • Tổ chức thi công, sửa chữa và xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp theo kế hoạch đã đưa ra. Ngoài ra còn thực hiện các công trình được thi công trên địa bàn khi được ủy quyền;
  • Tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng theo yêu cầu thi công của thành phố. Việc cải tạo và quản lý cơ sở vật liệu theo chiều hướng tiến lên;
  • Tổ chức quản lý và giúp ủy ban cấp đất xây dựng theo kế hoạch và tiêu chuẩn quy hoạch của thành phố;
  • Quản lý và phân phối nhà cho cơ quan, cán bộ làm việc, công nhân viên nhà nước và nhân dân lao động trong thành phố. Sắp xếp sao cho hợp lý theo chủ trương, kế hoạch của thành ủy và ủy ban nhân dân;

Điều chuyển và tăng nhân sự cho sở xây dựng TPHCM

  • Quản lý lực lượng thi công tư nhân; tổ chức cải tạo và chỉ đạo sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng theo sự phân cấp và phân công;
  • Hướng dẫn kiểm tra và đôn đốc các cơ sở sản xuất quốc doanh  và thành phần kinh tế. Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định về vật tư và lao động. Đảm bảo việc sản xuất và cung cấp đủ nước trong thành phố;
  • Khảo sát, quy định và thiết kế xây dựng thành phố, chịu trách nhiệm thực hiện quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng theo kế hoạch của thành ủy và ủy ban nhân dân;
  • Thực hiện đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ nghiệp, quản lý và công nhân thành nghề cho ngành xây dựng. Dựa theo mức độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội để thực hiện;

Trong tình hình phát triển đất nước hiện nay, đối với công tác xây dựng cơ bản và quản lý xây dựng, nhà đất trên địa bàn thành phố đang trên đà tăng trưởng. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và Uỷ ban quân quản thành phố, sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã khẩn trương bắt tay cùng toàn dân đưa cuộc sống của đất nước ngày một đi lên.

Sở Xây dựng TP HCM muốn quản lý toàn bộ công trình đường bộ

[NLĐO] - Sở Xây dựng cho rằng việc tồn tại 2 cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình đường bộ trên địa bàn TP HCM là chưa phù hợp với tiêu chí cải cách hành chính.

  • Nhân lực ngành kiến trúc, xây dựng thiếu trầm trọng

  • Nghiêm trị kẻ phá hoại công trình công cộng

  • Sở Xây dựng TP HCM chỉ rõ lý do 4 địa phương vẫn là điểm nóng xây dựng không phép

  • Sở Xây dựng TP HCM ra mắt ứng dụng tra cứu nhà ở thương mại

Sở Xây dựng TP HCM vừa có công văn gửi UBND TP HCM về triển khai thực hiện việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các công trình đường bộ trong đô thị [trừ đường quốc lộ qua đô thị] từ Sở Giao thông vận tải qua Sở Xây dựng.

Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP giao sở này là cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng đối với công trình đường bộ trong đô thị trên toàn địa bàn thành phố.

Sở Xây dựng cho biết UBND TP chỉ đạo Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng đối với công trình đường bộ trong đô thị [trừ đường quốc lộ qua đô thị] thuộc phạm vi địa giới hành chính của 16 quận và TP Thủ Đức; Sở Giao thông vận tải phụ trách 5 huyện và các công trình liên quận, huyện.

Theo Sở Xây dựng, việc tồn tại 2 cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị trên địa bàn thành phố là chưa phù hợp với tiêu chí cải cách hành chính, chưa thống nhất đầu mối quản lý, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Do đó, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP giao Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn về đầu tư xây dựng đối với công trình đường bộ trong đô thị trên toàn địa bàn thành phố. Việc này cũng giúp đảm bảo tính khoa học, thống nhất đầu mối trong quản lý, góp phần cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Trường hợp không điều chỉnh phạm vi quản lý theo kiến nghị nêu trên, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP giữ nguyên hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng đối với công trình đường bộ trong đô thị như hiện nay [do Sở Giao thông Vận tải tiếp tục tham mưu thực hiện].

Do còn một số ý kiến chưa thống nhất về số lượng dự án, công trình chuyển giao và nhân sự bàn giao, Sở Xây dựng đề nghị Sở Giao thông vận tải tổ chức cuộc họp cùng các sở liên quan để thống nhất một số nội dung.

Sau đó, Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải sẽ ký kế hoạch liên tịch và biên bản bàn giao, đồng thời tổ chức thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận [chức năng, nhiệm vụ, hồ sơ tài liệu, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính…].

QUỐC ANH

Video liên quan

Chủ Đề