Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá được công suất hoạt động thực tế của mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này trong bài viết được chia sẻ ngay sau đây.

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

Chi phí sản xuất chung là gì

Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố để cấu thành nên giá thành sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chung phát sinh trong phạm vi phân xưởng, nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Hay nói cách khác, điều này đóng vai trò lớn trong việc giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá. 

Tài khoản chi phí sản xuất chung

Trong hạch toán kế toán, tài khoản chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627 và không có số dư cuối kỳ, cụ thể:

  • Bên Nợ bao gồm tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tại kỳ sản xuất.
  • Bên Có gồm các khoản giảm trừ chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn so với công suất bình thường.

Chi phí sản xuất bao gồm những gì

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo mỗi phân xưởng và dựa vào từng yếu tố chi phí. Cụ thể bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản chi phí liên quan phải trả cho người lao động tại phân xưởng, trong đó có các khoản tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Loại chi phí này được hạch toán trong tài khoản 6271.
  • Chi phí vật liệu là loại chi phí được hạch toán vào tài khoản 6272, nó phản ánh các loại chi phí về vật liệu dùng chung cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định trong phân xưởng.
  • Chi phí công cụ sản xuất được hạch toán kế toán vào tài khoản 6273, bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến công cụ, dụng cụ sản xuất được sử dụng tại phân xưởng sản xuất.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản chi phí này gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định trong phân xưởng sản xuất như máy móc, thiết bị nhà xưởng và được hạch toán vào tài khoản 6274.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài [thuộc tài khoản 6277] đề cập đến các khoản chi mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, có thể kể đến như chi phí điện nước, chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…
  • Chi phí bằng tiền khác – được hạch toán vào tài khoản 6278 – phản ánh các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động tại phân xưởng được trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí được đề cập phía trên.

Đọc thêm: Quản lý sản xuất

Chi phí sản xuất chung giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định chính xác giá thành sản phẩm, hàng hoá.

Công thức tính phân bổ chi phí sản xuất chung 

Căn cứ vào nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627, kế toán chi phí sản xuất chung bao gồm tập hợp các chi phí được liệt kê dưới đây:

  • Chi phí nhân công tại phân xưởng – [Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng]: Như đã đề cập, loại chi phí này bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phải trả cho người lao động tại phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân công tại phân xưởng được hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 334. Các khoản được tính theo lương của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn sẽ được hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 338.
  • Chi phí nguyên vật liệu – [Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu]: Hạch toán các khoản chi vật liệu dùng cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định được hạch toán như sau: Nợ TK 627, Có TK 152. 
  • Chi phí dụng cụ sản xuất [Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất]: Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho mà hạch toán: Nợ TK 627, Có TK 153. Đối với các công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung cần phân bổ giá trị, hạch toán chi phí này là: Nợ TK 627, Có TK 242.
  • Chi phí khấu hao – [Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định]: Hạch toán Nợ TK 627, Có TK 214 đối với các khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng… thuộc phân xưởng.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài – [Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài]: Chi phí sửa chữa, thuê ngoài, điện nước dùng cho phân xưởng được hạch toán Nợ TK 627, Nợ TK 133 và Có TK 111, 112, 331.
  • Chi phí bằng tiền khác – [Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác]: Các chi phí được chi trả bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên dùng cho phân xưởng, căn cứ vào chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan mà được hạch toán như sau: Nợ TK 627, Nợ TK 133, Có TK 111, 112.
  • Chi phí đi vay phải trả, đã được hòa vốn: Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay. Loại chi phí này được hạch toán theo quy tắc: Nợ TK 627, Có TK 111, 112, 335 – Chi phí phải trả, 242 – Chi phí trả trước [trong trường hợp trả trước lãi vay].
  • Chi phí dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp: Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, hạch toán cụ thể: Nợ TK 627, Có TK 352.
  • Chi phí sản xuất được kết chuyển vào giá thành sản phẩm, dịch vụ cuối kỳ: Khoản chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào giá thành sản phẩm theo mức công suất bình thường được hạch toán như sau: Nợ TK 154, Có TK 627.
  • Chi phí sản xuất cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất: Chúng được ghi nhận vào giá vốn hàng bán và được hạch toán: Nợ TK 632, Có TK 627.
  • Các khoản giảm chi phí sản xuất: Nếu phát sinh các khoản này thì hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 138, Có TK 627.
  • Chi phí sản xuất dùng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh: Kế toán thông thường vào mỗi kỳ lập bảng phân bổ chi phí chung và xuất hóa đơn giá trị gia tăng để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh dành cho các bên, khoản chi phí này được hạch toán: Nợ TK 138, Có TK 627 và Có TK 3331.

Trên đây là những nội dung liên quan đến chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho đơn vị kế toán cũng như lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp mình. Để được tư vấn và hỗ trợ những phương pháp tối ưu chi phí trong vận hành sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi thông qua Hotline: 092.6886.855.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

22/08/2017 01:59

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất chung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá công suất hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các loại chi phí sẽ giúp kế toán phân bổ và hạch toán hợp lý hơn. Hôm nay, Kế toán Đức Minh sẽ phân tích và bóc tách cụ thể chi phí sản xuất chung bao gồm những loại chi phí nào giúp bạn đọc hiểu rõ ràng, cụ thể hơn.

Trong doanh nghiệp có rất nhiều loại chi phí khác nhau. Một trong loại chi phí có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá thành sản phẩm đó là chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận sản xuất.

Kết cấu tài khoản chi phí sản xuất chung TK 627

Bên Nợ: tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có: các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung [nếu có] và chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển và chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí hoặc các khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Lưu ý: tài khoản 627- chi phí sản xuất chung không có số dư.

Nắm chắc nội dung chi phí sản xuất chung sẽ giúp kế toán doanh nghiệp sản xuất hạch toán, đánh giá và phân bổ chi phí một cách hợp lý và đúng đắn, đánh gái đúng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: là các khoản chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng. Chi phí này bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, trích đóng bảo hiểm cho nhân viên phân xưởng. Các nhân viên phân xưởng cụ thể như: quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ…

- Chi phí vật liệu: đây là khoản chi phí phản ánh các loại chi phí về vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng, quản lý, sử dụng các vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng…

- Chi phí công cụ sản xuất: cá khoản chi phí có liên quan đến coonh cụ dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Ví dụ như đúc khuôn mẫu, gá lắp, dụng cụ cầm tay…

- Chi phí khấu hao TSCĐ: khoản chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở trong phân xưởng sản xuất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh khoản chi phí mua ngoài để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng như chi phí điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ…

- Chi phí khác bằng tiền: các khoản chi phí khác phục vụ cho hoạt động của phân xưởng trả bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên. Ví dụ như chi phí tiếp khách, hội thảo, hội nghị… ở phân xưởng.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý theo từng yếu tố chi phí. Chi phí sản xuất chung là căn cứ để đánh giá hoạt động của phân xưởng, là thước đo hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Xem thêm: chi phí sản xuất, bài tập chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất kinh doanh.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại chi phí, các nghiệp vụ kế toán tổng hợp trong từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Kế toán Đức Minh – kho tàng kiến thức kế toán thực tế. Nơi đồng hành cùng bạn trên bước đường thành công.

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim [ đối diện khu chung cư Eco Lake View] - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Video liên quan

Chủ Đề