Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser ở đâu

GIẢI ÁP ĐĨA ĐỆM BẰNG LASER QUA DA
[Percutaneous Laser Disc Decompression, PLDD]

Đau thắt lưng mạn là một trong các bệnh chủ yếu gây suy nhược cơ thể kéo dài làm mất thời gian, tiền của và chất lượng cuộc sống. Laser được dùng trong nhiều lãnh vực khác nhau trong y học với các lợi ích độc đáo. Trong điều trị bệnh đĩa đệm thắt lưng, phương pháp đốt bằng laser có nhiều lợi ích. Đốt đĩa đệm bằng laser là một thủ thuật ít xâm lấn, chi phí thấp, không có các hội chứng đau sau mổ, và ngày càng được dùng nhiều nơi trên thế giới[1].

Hình 1. Xếp loại thoát vị đĩa đệm[1]. A: Giải phẫu học đĩa đệm bình thường cho thấy nucleus pulposus [NP] và annular margin [AM]. B: Hình ảnh đĩa đệm nhô ra, với NA xuyên qua không đều qua các sợi annular nhưng vẫn còn ở bên trong AM. C: Extrusion đĩa đệm với NP ra ngoài AM. D: Một mảnh đĩa đệm rời hẳn ra. 

LỊCH SỬ

 Năm 1986, Ascher và Choy lần đầu tiên dùng PLDD trên một công nhân di cư người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1991, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp phép cho kỹ thuật PLDD. Đến nay, PLDD đã được áp dụng khắp thế giới và được thực hiện thường qui ở tất cả các nước Tây Âu, Mỹ, châu Phi, Trung Quốc, Nhật, Indonesia, Hàn Quốc… Việt Nam lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật này vào nam 1999 tại Trung tâm Vật lý Y Sinh học TP. Hồ Chí Minh[2,3].

 Nguyên lý PLDD dựa trên khái niệm hệ thuỷ lực kín của đĩa đệm. Hệ thống này gồm nhân nhầy, là một chất keo có hàm lượng nước cao, được bao bọc bởi bao xơ cứng, không đàn hồi. Đối với một hệ như vậy, chỉ một sự tăng nhẹ thể tích nước cũng làm cho áp suất nội đĩa tăng lên rất nhiều. Ngược lại, một sự giảm nhẹ hàm lượng nước cũng kéo theo sự sụt giảm áp suất lớn. 

 Mục tiêu của PLDD là làm bốc hơi một phần nhỏ NP của đĩa liên đốt sống, qua đó giảm thể tích và áp lực bên trong đĩa đệm bị bệnh. Một lượng mô nhỏ được đốt ở trung tâm hoặc phần nhân của đĩa. Việc hốc trung tâm được tạo ra bởi laser sẽ giúp phần nhân nhô ra vào trở lại đĩa[1]. 

Hình 2. A: Tiến hành can thiệp[2]. 1. Nhân nhầy; 2. Bao xơ; 3 Rễ thần kinh; 4. Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh; 5. Dây quang dẫn phóng năng lượng laser làm bay hơi nhân nhầy

Hình 3. B: Sau can thiệp[2], một phần nhân nhầy bị bốc bay và rễ thần kinh được giải phóng khỏi chèn ép.

Chỉ định:
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu có thể được thực hiện ở các BN có nhu cầu can thiệp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm với cơn đau vì bệnh rễ thần kinh các BN có một đĩa đệm nhô ra còn gắn với đĩa đệm gốc, các BN này thường được điều trị khá thành công cho dù thoát vị phức tạp[1].

Các chống chỉ định của phương pháp này:
Chít hẹp ống sống, lỗ liên hợp nặng do gai xương, dày dây chằng vàng, xơ dính sau phẫu thuật cắt bản sống, mở lỗ liên hợp v.v. Đĩa đệm mất nước nặng, có bọt khí trong nhân nhầy. Xẹp đĩa đệm nặng. Bệnh nhân tâm thần hoặc tâm lý không ổn định. Thoát vị có mảnh rời. Lao, ung thư cột sống [tiên phát hoặc thứ phát]. U cột sống. Trượt cột sống độ II trở lên ở vị trí thoát vị. Gãy cột sống, nứt, lún đốt sống ở vị trí thoát vị.

Phương pháp giải áp thoát vị đĩa đệm bằng laser với hướng dẫn huỳnh quang của C-arm là điều trị an toàn và kinh tế đối với các đĩa liên đốt bị thoát vị và ngày càng được dùng rộng rãi trong những năm vừa qua. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, được thực hiện cho BN ngoại trú, không cần gây mê, không để lại sẹo, không làm tuỷ sống mất ổn định, giảm thời gian phục hồi, được ưa thích và không gây khó khăn cho mổ mở khi cần.

Phó giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Trần công Duyệt là một trong những người đầu tiên đả đem kỹ thuật này vào ứng dụng điều trị cho các bệnh nhân Việt Nam từ năm 1999. Đến nay Giáo sư đã mổ cho hàng ngàn bệnh nhân bằng kỹ thuật này. Nay Giáo sư đến hỗ trợ cho bệnh viện Nhật Tân thực hiện kỹ thuật này cho các bệnh nhân ở khu vực này. Ngày 22/11/2014, Giáo sư Duyệt sẽ đến thực hiện các ca mỗ đầu tiên tại bệnh viện Nhật Tân. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp xâm lấn tối thiểu được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt cháy, làm bốc hơi một phần nhân nhầy nhằm giảm áp lực nội đĩa và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp gì?

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm sử dụng thuốc, dùng sóng radio, can thiệp ngoại khoa, vật lý trị liệu hoặc sử dụng laser. Điều trị bằng laser là thủ thuật xâm lấn tối thiểu được áp dụng khá phổ biến do có mức độ xâm lấn thấp, không gây chảy máu, khó chịu khi thực hiện và có thời gian phục hồi nhanh chóng.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser [ giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da/ PLDD] sử dụng tia laser chiếu trực tiếp vào đĩa đệm bị tổn thương nhằm đốt cháy, làm bốc hơi 1 phần dịch nhầy, từ đó làm giảm áp lực nội đĩa và hạn chế mức độ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.

Với cơ chế giảm áp lực đĩa đệm và giải phóng cấu trúc thần kinh bị chèn ép, phương pháp này có khả năng giảm cơn đau và các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh như tê bì, nóng ran, châm chích, ê mỏi, co cứng cơ,… Ngoài ra, việc giảm áp lực nội đĩa đệm còn hỗ trợ phục hồi cấu trúc cột sống và cải thiện khả năng vận động.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với một số trường hợp sau:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp laser phù hợp với trường hợp bệnh có mức độ nhẹ
  • Thoát vị đĩa đệm có mức độ nhẹ đến trung bình [bao xơ đĩa đệm bị thoái hóa nhưng chưa nứt rách]
  • Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống trong vòng 6 tuần nhưng không có cải thiện rõ rệt
  • Bệnh gây đau nhức vùng thắt lưng, cứng cổ, cơn đau lan sang các cơ quan khác,… nhưng chưa phát sinh triệu chứng do chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng

Phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Xẹp đĩa đệm trên 50%
  • Lao cột sống
  • Ung thư cột sống
  • Trượt thân đốt sống trên độ 1
  • Gãy thân cột sống
  • Đĩa đệm bị vỡ
  • Phụ nữ mang thai [chống chỉ định tương đối]
  • Các trường hợp đã mổ hở nhưng không có kết quả

Như vậy có thể thấy, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ và chưa phát sinh biến chứng. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy nếu chỉ định, đúng phương pháp này có thể đem lại hiệu quả đến 80.55%.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser có quy trình thực hiện tương đối đơn giản. Sau khi can thiệp, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi tại bệnh viện trong khoảng 30 phút và có thể về nhà trong ngày nếu không có dấu hiệu bất thường.

Trước khi chỉ định điều trị bằng laser, bác sĩ cần đánh giá mức độ tổn thương đĩa đệm, thể trạng của người bệnh và khả năng đáp ứng với điều trị bằng thuốc qua thăm khám lâm sàng, chụp X-Quang, MRI, CT, đo điện cơ,… Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá và cân nhắc việc áp dụng phương pháp laser.

Trước khi tiến hành, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng, chụp X-Quang, MRI và CT

Mặc dù là kỹ thuật có mức độ xâm thấp thấp, thời gian phục hồi nhanh, không gây chảy máu hay đau nhức. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này khá hạn chế nên bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện đối với trường hợp có khả năng đáp ứng cao.

Đối với các trường hợp có đáp ứng với điều trị bằng laser, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cụ thể về nguyên lý vận hành của phương pháp này, chi phí, thời gian và các bước thực hiện. Trên thực tế, phương pháp này chỉ được tiến hành khi có sự chấp thuận của người bệnh.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể đề nghị ngưng sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá và thuốc chống đông máu. Đối với những trường hợp có cân nặng quá mức, cần kiểm soát trọng lượng cơ thể trước khi áp dụng phương pháp này.

Như đã đề cập, phương pháp điều trị bằng laser có các bước thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được thực hiện qua các bước sau:

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để tránh cảm giác đau và khó chịu trong thời gian thực hiện.
  • Sử dụng tia laser có bước sóng và cường độ phù hợp chiếu trực tiếp qua da nhằm tác động đến đĩa đệm bị thoát vị. Năng lượng từ tia laser có khả năng đốt cháy và làm bốc hơi một lượng nhỏ nhân nhầy bên trong đĩa đệm.
  • Quá trình thực hiện được giám sát bằng X-Quang nhằm giúp bác sĩ điều chỉnh tia laser để tránh đốt cháy quá nhiều nhân nhầy gây ra hiện tượng xẹp đĩa đệm.
  • Thời gian thực hiện khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau đó, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện từ 30 – 60 phút để kiểm tra và có thể về nhà trong ngày nếu không phát sinh các biểu hiện bất thường.

Sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa biến chứng.

Sau khi điều trị bằng laser, nên dành thời gian nghỉ ngơi, đi lại và vận động nhẹ nhàng

Các biện pháp chăm sóc sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser:

  • Tránh ăn uống trong vòng 4 tiếng sau khi thực hiện. Áp lực từ quá trình tiêu hóa có thể gây chèn ép lên vùng đĩa đệm bị tổn thương. Sau thời gian này, có thể ăn uống bình thường nhưng cần tránh ăn quá no, sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa và hạn chế vận động mạnh sau khi ăn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhằm phục hồi đĩa đệm và ổn định cấu trúc cột sống.
  • Tuyệt đối không đi lại quá nhiều, mang vác vật nặng và tham gia giao thông [đi xe máy, xe hơi,…] trong ít nhất 2 tuần. Các hoạt động này có thể gây xóc, chèn ép lên đĩa đệm và làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng vận động, nới giãn không gian giữa đĩa đệm – cột sống và giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh.
  • Thay đổi các tư thế ngồi, nằm và đứng sai lệch.
  • Nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như Omega 3, canxi, magie, kẽm, protein, chất xơ và vitamin nhằm phục hồi thể trạng và thúc đẩy quá trình tái tạo mô đĩa đệm.
  • Không nên sinh hoạt vợ chồng trong thời gian điều trị. Để tránh tác động xấu đến vùng đĩa đệm tổn thương, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa hoặc chủ động đến bệnh viện khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.

So với phẫu thuật, điều trị bằng laser có mức độ xâm lấn thấp và thời gian phục hồi khá nhanh. Nếu chăm sóc tốt, đĩa đệm bị tổn thương có thể hồi phục hoàn toàn chỉ sau 2 – 6 tháng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser được ứng dụng rộng rãi từ năm 1999. Phương pháp này là một trong những lựa chọn ưu tiên đối với các trường hợp bệnh nhẹ vì có mức độ xâm lấn thấp, hầu như không gây chảy máu, đau nhức khi thực hiện và thời gian phục hồi nhanh. Như vậy có thể thấy, điều trị bằng laser có mức độ an toàn tương đối cao và hiếm khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Theo số liệu thống kê từ năm 2009, có khoảng 47 trên tổng số 3713 bệnh nhân thực hiện laser không có hiệu quả tốt và có 21 trường hợp đồng ý mổ mở. Mặc dù có mức độ xâm lấn tối thiểu nhưng thực tế ghi nhận 2 trường hợp bị áp-xe cạnh màng cứng sau khi thực hiện, không có trường hợp gặp phải di chứng vĩnh viễn và tử vong.

Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý, cần đánh giá giữa lợi ích và rủi ro mà phương pháp đem lại.

Ưu điểm của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser:

  • Mức độ an toàn khá cao vì ít xâm lấn vào da thịt, không gây đau, chảy máu, thời gian thực hiện và phục hồi nhanh
  • Nếu chỉ định đúng có thể đem lại hiệu quả đến 80.55%
  • Không phải tiến hành gây mê toàn thân và hầu hết các trường hợp đều không phải lưu trú tại bệnh viện
  • Bảo tồn cấu trúc và chức năng cột sống

Mặt hạn chế:

  • Phạm vi chỉ định tương đối hạn chế
  • Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser khá cao [khoảng 15 – 20 triệu hoặc có thể lên đến 35 – 40 triệu nếu bị thoát vị đa tầng hoặc đi kèm với hẹp ống sống lưng]
  • Có thể gây áp xe cạnh màng cứng sau khi thực hiện [hiếm khi xảy ra]

Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và có thiết bị tiên tiến, hiện đại. Thực hiện tại các phòng khám nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng và giảm mức độ cải thiện lâm sàng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser ở đâu?

Một số bệnh viện uy tín có thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống tại Bệnh viện Bạch Mai có thực hiện kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser trong nhiều năm. Đây là một trong những bệnh viện tuyến đầu của cả nước với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu, cơ sở vật chất khang trang và hiện đại. Địa chỉ số 78, Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. SĐT +844 3869 3731.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [Quân y viện 108] là bệnh viện tuyến cuối của quân đội Việt Nam ở khu vực phía Bắc. Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, bệnh nhân có thể đến khoa Ngoại thần kinh. Với thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ luôn trau dồi kiến thức, ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán – điều trị mới, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có thể điều trị được các ca bệnh khó, phức tạp. Địa chỉ số 1, Đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SĐT 069 572 400
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM là một trong những bệnh viện chuyên về thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám cụ thể nhằm đánh giá mức độ bệnh lý và được tư vấn hướng điều trị phù hợp. Địa chỉ số 929 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCM. SĐT 028 392 35791 – 3923 7007 – 3923 5821.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện lớn ở khu vực phía Nam có nhiều khoa khám và điều trị. Nếu có nhu cầu điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, bệnh nhân có thể thăm khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình. Ngoài phương pháp này, bệnh viện còn có các kỹ thuật điều trị tiên tiến và hiện đại như điều trị bằng sóng radio, tế bào gốc,… Địa chỉ số 201B Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM. SĐT [028] 3955 6079.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp điều trị thoát vị bằng laser. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, quy trình thực hiện, ưu điểm, mặt hạn chế,… của phương pháp này. Nếu có ý định điều trị bệnh bằng laser, nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Video liên quan

Chủ Đề