Chữ viết của người ai cập cổ đại

Chữ tượng hình của người Ai Cập là một trong những loại chữ viết đầu tiên của loài người, và đến nay vẫn mang một sức hấp dẫn đặc biệt với những nhà nghiên cứu.

Chữ viết của người ai cập cổ đại

Nội dung

  • Hệ thống chữ tượng hình
  • Nguyên tắc của bảng mẫu tự
  • Văn học tín ngưỡng Ai Cập
  • Thánh ca của lòng nhân từ cá nhân
  • Văn học dân gian
  • Ý Nghĩa Của Nghệ Thuật Ai Cập

Hệ thống chữ tượng hình

Người Ai Cập phát triển hình thức chữ viết đầu tiên trong giai đoạn tiền vương triều. Hệ thống này gọi là hệ thống chữ tượng hình, (hieroglyphic), từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chạm khắc thiêng liêng, ban đầu gồm các ký hiệu tượng hình biểu thị đồ vật cụ thể. Dần dần, một số ký hiệu này được quy ước hóa, và được sử dụng để tượng trưng cho các khái ý trừu tượng. Các đặc điểm khác cũng được đưa vào để biểu thị từng âm tiết riêng lẻ, có thể kết hợp các âm tiết này để tạo ra từ. Sau cùng, 24 ký hiệu, mỗi ký hiệu tượng trưng cho một âm phụ âm duy nhất trong giọng nói của con người, được bổ sung vào giai đoạn Cổ Vương quốc. Vì thế, hệ thống chữ viết tượng hình lúc đầu đã có 3 loại đặc điểm riêng biệt, tượng hình, âm tiết và theo bảng chữ cái.

Nguyên tắc của bảng mẫu tự

Bước sau cùng trong sự phát triển chữ viết này có lẽ là sự tách rời hoàn toàn đặc điểm theo bảng chữ cái với đặc điểm không theo bảng chữ cái, và chỉ sử dụng đặc điểm theo bảng chữ cái trong các giao tiếp thành văn. Người Ai Cập lưỡng lự khi chọn bước đi này. Truyền thống chủ nghĩa bảo thủ của họ buộc họ phải theo thói quen lâu đời. Mặc dù họ thường xuyên sử dụng ký hiệu phụ âm nhưng họ không sử dụng ký hiệu này như một hệ thống chữ viết độc lập. Khâu này chừa lại cho người Phoenicia làm vào khoảng 1500 năm sau. Tuy nhiên, người Ai Cập có công trong việc nghĩ ra nguyên tắc bảng chữ cái. Chính họ là người đầu tiên hiểu được giá trị của các ký hiệu riêng rẽ biểu thị cho từng âm riêng biệt trong giọng nói con người. Người Phoenicia chỉ bắt chước nguyên tắc này, dùng nó làm cơ sở cho hệ thống chữ viết của mình, rồi phổ biến cho các dân tộc láng giềng. Vì thế, xét cho cùng, bảng chữ cái Ai Cập là cha đẻ của các bảng chữ cái khác được sử dụng xưa nay ở thế giới phương Tây. Người Ai Cập cũng nghĩ ra 2 hệ thống chữ viết khác ngoài hệ thống chữ viết tượng hình ra: chữ viết thầy tu, là chữ viết tay hay chữ thảo được dùng trong mục đích kinh doanh, và chữ viết thông dụng, là hình thức chữ viết thầy tu đơn giản và phổ biến hơn.

Văn học tín ngưỡng Ai Cập

Văn học Ai Cập phần lớn là triết học và tín ngưỡng. Văn học chính trị đã được đề cập. Tiêu bản nổi tiếng nhất của văn học tín ngưỡng là Memphite Drama, Royal Sun Hymn của Ikhnaton, và các bài hát ca tụng lòng mộ đạo của cá nhân còn sót lại từ giai đoạn Đế chế. Memphite Drama, được sáng tác vào khoảng 3000 TCN, là cuộc đối thoại thần học trong đó có nhiều vị thần khác nhau thảo luận về giáo điều tín ngưỡng thờ mặt trời.

Mục đích của tác phẩm rõ ràng khuyến khích sự thờ phụng thần mặt trời Ra trong nước. Đối tượng xuyên suốt trong tác phẩm là quan niệm cho rằng thần Ra là người nắm vận mệnh của nhân loại, tác giả của điều thiện, người phân phát sự sống cho người “ôn hoà” và cái chết cho kẻ “phạm tội”. The Royal Hymn của Ikhnaton, do vị Pharaoh cải cách nổi tiếng trong thế kỷ 14 TCN, biên soạn, là một bài tụng ca tôn vinh sự đường bệ, nhìn xa trông rộng, và công lý của Aton, “vị Thần duy nhất, ngoài người ra không còn ai khác”. Đây là sự thể hiện vượt trội quan niệm của người Ai Cập về đạo một thần phổ biến.

Thánh ca của lòng nhân từ cá nhân

Văn học mang tính chất cảm xúc sâu sắc hơn được minh hoạ qua bài hát ca tụng lòng mộ đạo, sáng tác khoảng 200, 300 năm sau khi Ikhnaton chết. Các bài ca này cũng nói rõ niềm tin tuyệt đối vào một Thần duy nhất, nhưng họ gọi người bằng tên Amon xa xưa hơn, và ca ngợi lòng tử tế, thương yêu của người hơn là vẻ rực rỡ, đường bệ. Người được ca ngợi như “Chúa tể của sự ngọt ngào ban hơi thở cho tất cả những ai người thương yêu” và ca ngợi sự chăm sóc trìu mến của người dành cho các sinh vật khiêm nhường nhất. Người nhân từ, khôn ngoan, công bằng và tha thứ cho những ai gọi tên tục của mình. “Hãy trừng phạt tôi không chỉ vì tôi có nhiều lỗi” sự khẩn khoản chung người ta thường cầu xin người. Đoạn trích điển hình sau trong các bài tụng ca này:

Hỡi Amon, ngài là chúa tể của người im lặng
Người đến khi nghe tiếng khóc than của người nghèo.
Lúc khổ sở tôi than khóc gọi tên người. Người đến để cứu rỗi tôi.
Người trao hơi thở cho những ai cúi đầu. Và người cứu tôi thoát khỏi vòng tù tội7.

Văn học dân gian

Ngoài các tác phẩm triết học và tín ngưỡng ra, còn nhiều tác phẩm thuộc loại nhẹ nhàng hơn. Các ca khúc dân gian của thường dân trong lúc lao động, các câu chuyện du hành và thám hiểm, tụng ca ca ngợi chiến thắng trên chiến trường, và các ca khúc trữ tình cho thấy phong cách và trí tưởng tượng trong Ca khúc Solomon trong Kinh thánh nằm trong một số thể loại được lưu truyền đến tận thời chúng ta.

Nổi tiếng trong các sáng tác cá nhân là Tale of the Two Brothers, theo một số nguồn đáng tin cậy, được xem là nguồn của thể văn tường thuật trong Kinh Thánh. Văn học dân gian Ai Cập có ý nghĩa đặc biệt vì ảnh hưởng của nó, vì phần lớn nội dung được nhiều dân tộc phương Đông sau này mô phỏng, và giúp chúng ta hiểu biết về xã hội của thường dân, mô tả người Ai Cập bình dân trong tâm trạng vui vẻ cam chịu và mãn nguyện trong các thú vui bình dị, cho thấy một xã hội tương đối thoát khỏi các hình thức chính thể chuyên chế và ngu dốt. Chúng ta cũng có cảm giác về mức sống không phải nghèo hèn đến mức không thể tả, trong đó tầng lớp trung lưu, ít ra, cũng có được những yếu tố sơ đẳng trong giáo dục, và bằng cách này, thoát được kiếp sống lao dịch khó nhọc.

Ý Nghĩa Của Nghệ Thuật Ai Cập

Không có giải thích duy nhất nào đủ để giải thích ý nghĩa nghệ thuật Ai Cập, mục đích đa dạng, và quan điểm được cho là mô tả các khuynh hướng lịch sử chính trị và xã hội đang thay đổi. Nói chung, nghệ thuật thể hiện sự khát vọng của một cuộc sống tập thể hóa trong nước. Không phải nghệ thuật vị nghệ thuật, cũng như không phải dùng để chuyển tải những phản ứng của cá nhân đối với các vấn đề trong thế giới cá nhân.

Tuy nhiên, có những lúc khi quy ước của một xã hội tập thể bị sụp đổ, thì ưu thế đi kèm với nghệ thuật cá nhân tự phát sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa hoặc hiểu được chủ nghĩa lý tưởng rạng rỡ trên khuôn mặt thanh xuân. Đôi khi thiên tài tái tạo tự nhiên trung thực của người Ai Cập hoàn toàn bị kiềm chế. Thậm chí chủ nghĩa hình thức cứng nhắc của cấu trúc chính thức thường được làm vơi bớt bằng những tác động của chủ nghĩa tự nhiên – nhiều hình cột mô phỏng thân cọ, đầu cột tạc hình hoa sen đua nở, và các tượng Pharaoh không theo loại quy ước mà là những mô tả chân dung cá nhân thật sự.

5/5 - (3 votes)


Tags: Ai Cập cổ đại

Các bài viết trong chuyên mục Kiến Thức này được biên dịch hoặc sưu tầm bởi Dịch Thuật Lightway. Trang đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì. Nếu bài viết hữu ích với bạn, hãy kích vào quảng cáo ủng hộ trang nhé.