Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước là ai

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có sự tham gia hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đã có nhiều thay đổi liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như sau:

“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 89 Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước [Ảnh minh hoạ]
 

Phân biệt doanh nghiệp nhà và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu [bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài];

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân [quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020].

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, có tất cả 03 loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định về doanh nghiệp nhà nước, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:20/02/2019

 Doanh nghiệp nhà nước  Chủ sở hữu

Vừa qua, trong lúc học về thương mại thì chúng tôi có nghe giảng viên nhắc đến cơ quan đại diện chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước, nghe thế nhưng cũng không hiểu không nhờ mấy, tuy nhiên nay có bài thuyết trình với nội dung tương ứng, do đó mà cần gấp sự hỗ trợ từ các bạn: Cơ quan đại diện chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước được quy định như thế nào?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Tại Điều 4 Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, có hiệu lực từ 15/03/2019, có quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:

    1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

    2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ [sau đây gọi chung là Bộ], Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:

    a] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

    b] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.

    3. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

    Trên đâu là nội dung tư vấn.

    Trân trọng!


Quy định về người quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể về người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại từ lâu trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những biến đổi của nền kinh tế, chính trị, định hướng kinh tế của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước là gì, cơ cấu tổ chức của nó như thế nào là vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ khái quát về doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các quy định của pháp luật đối với những chức danh, chức vụ chủ chốt trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước.

Khái quát về doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau:

–  Mô hình 1:  Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

–  Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo cơ cấu công ty mẹ – công ty con, công ty độc lập không thuộc cơ cấu công ty mẹ – công ty con [sau đây gọi chung là tập đoàn, tổng công ty, công ty] được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ [sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành], Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] quyết định thành lập.

Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước

1.  Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước

Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

a] Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b] Chủ tịch công ty;

c] Thành viên Hội đồng thành viên;

d] Kiểm soát viên;

đ] Tổng giám đốc;

e] Phó Tổng giám đốc;

g] Giám đốc;

h] Phó Giám đốc;

i] Kế toán trưởng.

Những người giữ một trong các chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước nêu trên cũng là người quản lý doanh nghiệp nhà nước theo khoản 1 điều 3 Nghị định  97/2015/NĐ-CP. Trong phạm vi bài viết, LawKey chỉ phân tích quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các quy định pháp luật liên quan đến các chức danh quản lý theo mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước theo Điều 78, 89 Luật doanh nghiệp 2014.

Xem thêm: Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp

2.  Quy định về người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước

2.1. Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.

Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật.

Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

 Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị: để trở thành thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

–  Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

– Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.

– Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.

–  Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

 2.2 Chủ tịch công ty

Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ

Người được bổ nhiệm làm Chủ tịch doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như đối với thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước đã nêu bên trên.

2.3 Tổng giám đốc hoặc giám đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty.

Người được bổ nhiệm hoặc thuê làm giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

–  Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.

– Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

–  Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

–  Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

–  Các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

2.4. Kiểm soát viên

Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

Người được bổ nhiệm làm kiểm soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

–  Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.

–  Không phải là người lao động của công ty.

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:

+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;

+ Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;

+ Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;

+ Kiểm soát viên khác của công ty.

–  Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

–  Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.

–  Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước

–  Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Bộ quản lý ngành và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ đối với: Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

–  Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ [Bộ quản lý ngành hoặc UBND cấp tỉnh] Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.

Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

–   Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Trên đây là một số Quy định về người quản lý doanh nghiệp nhà nước. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy liên hệ với LawKey – Công ty tư vấn doanh nghiệp uy tín theo để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề