Một thoáng kinh hồng, muôn đời luân hãm là gì

Bối cảnh Đạo giáo trong truyện:

Đạo giáo có nhiều hệ Thần giáo để thờ phụng, ví dụ như dân chúng thường thờ: Thiên địa, Tam giới, Sơn xuyên, Xã tắc, và một số nhân vật có công với quốc gia dân tộc, được gọi là tín ngưỡng, người thờ phụng được gọi là tín đồ. Thần tối cao chính là Tam Thanh đạo tổ. Ngọc Hoàng đại đế là vua của các thần.

Trong quan niệm của Đạo giáo, người phàm có cách để trở thành tiên, chia ra làm hai loại hình là “loại công đức” và “loại tu hành”.

“Loại công đức”, dựa vào lập nên công đức mà trở thành thần tiên, người có công với bách tính dân chúng, sau khi chết trở thành thần, có năm loại như sau: một là dụng pháp lực vì dân, hai là có công bình định đất nước, ba là chết vì đại nghiệp, bốn là trấn áp được đại nạn, năm là hàng phục được kẻ đại ác.
Nói cho dễ hiểu một chút có nghĩa là nhân vật này làm được một việc tốt chấn động lòng người cho nên phi thăng thành thần tiên. Loại thần quan này trong truyện số lượng không nhiều, công chúa tự vẫn Vũ sư Hoàn – một trong Tứ Cảnh được ca ngợi của Thiên giới, và thái tử điện hạ Tạ Liên tiêu diệt quỷ hồn ở cầu Nhất Niệm, có thể được xem là trường hợp điển hình ví dụ cho loại hình này.

“Loại tu hành”, dựa vào tu luyện mà trở thành thần tiên, các nhân tố cần có như sau: số mệnh có duyên với thiên tiên, các loại nghi thức thường thấy như: tài trí kỹ năng, đã từng tu luyện tại Đạo trường có gốc gác từ Đạo giáo để gia tăng tu vi pháp lực của bản thân, làm việc hành thiện tích lũy công đức, … Nói dễ hiểu một chút là phải xem đầu thai có tốt không. Trong mật mã thông linh trận của Tạ Liên có câu: “Tụng niệm Đạo đức kinh một ngàn lần là đúng rồi.”, điểm này cũng chỉ ra người tu tiên tu luyện Đạo đức kinh. Đạo giáo sử dụng “Đạo đức kinh” của Lão Tử làm thư tịch kinh điển sử dụng cho người tu tiên và giới tu chân. Phương pháp chủ yếu để thành thần tiên trong quan niệm Đạo giáo có thể quy nạp thành các cách như sau: ăn uống thuốc tiên, luyện khí dẫn vào đan, tu luyện nội đan, … Sau này các thần tiên phần lớn là loại hình này. Trong lịch sử có các nhân vật như Trương Đạo Lăng, Cát Hồng, … đã từng có ghi chép về hiện tượng phi thăng thành thần tiên. Trong truyện cũng có nhắc đến Tạ Liên đã từng tu luyện ở Đạo quán của hoàng gia.

Tín ngưỡng nhiều vị thần, lại cộng thêm người phàm cũng có thể thành thần, cho nên thần tiên trong Đạo giáo thật sự nhiều đến mức khoa trương. Cũng do vậy mà dẫn đến tình trạng phân giai cấp trong các thần quan.

Thường nghe nói Đạo giáo có “Tam Thanh Tứ Đế” là gồm những vị nào? Tam Thanh tôn thần là ba vị thần tối cao của Đạo giáo, gồm có: Thái thanh cảnh thiên xích thiên, Thượng thanh cảnh vũ dư thiên, Ngọc thanh cảnh thanh vi thiên.

Tứ ngự thiên đế, gồm có: Bắc cực Tử Vi đại đế, Nam cực Trường Sinh đại đế, Câu Trần thượng cung thiên hoàng đại đế, Thừa thiên hiệu pháp Hậu thổ hoàng địa chi.

Thân phận của Quân Ngô trong truyện là Thần Võ đại đế, quả thật chỉ thấp hơn Tam Thanh mà thôi. Nhưng trong nguyên tác truyện có nói đến Quân Ngô sau khi thành quỷ thì giết sạch thần quan lặp lại trật tự Thiên đình. Cho nên có thể suy đoán theo thiết kế tình tiết câu chuyện thì phía trên Quân Ngô hẳn là không còn thần quan nào cấp cao hơn nữa.

Phân biệt giai cấp của Thần quan khiến cho Thiên giới không hề hoàn mỹ như trong tưởng tượng. Các vị Thần quan đối đầu, chèn ép, lập bè kết phái, … là chuyện thường thấy. Tác giả miêu tả rất sống động tình trạng các Thần quan không hề có tính vô tư của Thần giới, kí ức với tiền kiếp thường hay chồng chéo đan xen, khiến cho hình ảnh nhóm Thần quan này có vẻ như một nhóm người phàm chẳng có khác biệt gì, có hỉ nộ ái ố, cũng có bi hoan ly hợp.

Trong quan niệm của Đạo giáo, quỷ có thể thông qua tu luyện có được năng lực pháp thuật kinh người. Thế nhưng dù có nỗ lực đến thế nào đi nữa, chúng quỷ cũng sẽ không được Thiên giới thừa nhận, và sẽ không thể phi thăng thành thần tiên, cùng lắm chỉ có thể ngang hàng với các vật thành tinh như hồ ly tinh, xà tinh, … Như vậy, trở thành Quỷ vương có thể nhờ vào các điều kiện sau: phong thủy địa lý, tự thân tu luyện, hậu thế tế bái, chấp niệm quá sâu. Hoa Thành có thể nói là tổng hợp của bốn yếu tố này.

 

“Thiên quan tứ phúc” vì sao lại mang cái tên này?

“Thiên quan” là một thuật ngữ của Đạo giáo. Là một trong 3 vị quan đại đế Thiên – Địa – Thủy mà Đạo giáo phụng thờ. Kinh Đạo giáo có viết:

“Thiên quan tứ phúc, Địa quan xá tội, Thủy quan giải ách”

[quan trời ban phúc, quan đất xá tội, quan nước giải hạn]

Có nghĩa là Tam quan có quyền năng ban phúc, xá tội, giải hạn đối với người phàm và vong hồn. Trong đó “Thiên quan” là Thượng nguyên nhất phẩm đại thần Tử Vi đại đế. Mà ngày sinh thần của vị đại đế này chính là ngày 15 tháng giêng Lễ Thượng nguyên, chính là Tết Nguyên tiêu, còn gọi là ngày Thiên quan tứ phúc, ngày quan trời ban phúc. Từ thời cổ đại trong dân gian đã có truyền thống làm pháp sự cầu phúc trong ngày này. Ngoài ra còn có các tập tục như ăn bánh trôi nước, ngắm hoa đăng, đoán câu đố treo trên đèn lồng ….

“Thượng nguyên giai tiết, Thần võ đại nhai, kinh hồng nhất miết, bách thế luân hãm”

[lễ đẹp Thượng nguyên, trên đường Thần Võ, một thoáng kinh hồng, trăm kiếp trầm luân].

Lễ Thượng nguyên chính là ngày gặp gỡ lần đầu tiên của Hoa Liên. Đồng thời, Lễ Thượng nguyên cũng chính là lễ tình nhân thời cổ đại.

Thêm một điều nữa, bộ tiểu thuyết “Thiên quan tứ phúc” được tác giả Mặc Hương Đồng Khứu tiết lộ rằng nó được thành hình ý tưởng khi tác giả đến đạo quán Thải Phong. Dùng thuật ngữ Đạo gia mà kết luận, thì ở một góc độ nào đó, Đạo giáo cũng chính là ngọn nguồn cảm hứng sáng tác nên bộ tiểu thuyết này.

Cuối cùng, “Thiên quan” là một từ vựng mang ý nghĩa trung tính trung lập. Độc giả không thể nào phán đoán được lập trường của mỗi vị thần quan là thiện hay là ác, từ đó để dành cho độc giả một không gian rộng lớn để thể hiện trí tưởng tượng phong phú của mình.

“Thiên quan tứ phúc, bách vô cấm kị”

Về câu nói nổi tiếng trong nguyên tác truyện: “Thiên quan tứ phúc, bách vô cấm kị”, giả thiết nguồn gốc xuất phát từ câu nói: “Khương thái công tại thử, bách vô cấm kị” [có Khương Tử Nha ở đây, chẳng cần sợ hãi kiêng kị điều gì cả]

Tương truyền sau khi đánh đổ Trụ vương nhà Thương, Khương Tử Nha phụng mệnh phong thần, sau khi hoàn thành việc phong thần, Khương Tử Nha phát hiện các chức vị thần tiên đều đã đầy rồi, bản thân mình lại chẳng còn nơi để phong nữa. Cho nên Khương Tử Nha liền ngồi trên xà ngang cửa lớn, làm một vị thần kiểm soát, trách nhiệm là theo dõi quan sát phòng tránh các vị thần quan khác không hoàn thành chức trách, càng không thể để cho các loại hung thần ác sát lệ quỷ tự ý lộng hành. Từ đó về sau, vào ngày Tết nhất, bách tính thường dân hay dán lên xà ngang cửa lớn trước nhà câu liễn đỏ có viết chữ:

“Khương thái công tại thử, bách vô cấm kị” [Khương Tử Nha ở đây, không kiêng kị gì hết]

“Thiên vô kị, địa vô kị, âm dương vô kị, bách vô cấm kị” [Không kị trời, không kị đất, không kị âm dương, chẳng kị gì tất]

Đối với các tín đồ mà nói, câu nói này quả thật là một lời chúc phúc bảo hộ cực kì ôn nhu mà lại đầy uy lực.

Phần 1: Thân tại đào nguyên LINK 

Phần 2: Thân tại vô gián LINK

Phần 3: Tâm tại đào nguyên [kết]

Nguồn: vlogger 杨初九  LINK  , vlogger L實驗品 LINK1  LINK2

Bài viết lược dịch và tổng hợp bởi 珍珍妮子

@jw88.zhenzhennizi

Video liên quan

Chủ Đề