Chu kì 4 có tối đa bao nhiêu electron?

Với giải Câu hỏi 3 trang 27 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các em theo dõi bài học sau đây nhé:

Related Articles

  • CaCl2 + K2SO3 → KCl + CaSO3↓ | CaCl2 ra CaSO3

    03/07/2023

  • CaCl2 + Na2SO3 → NaCl + CaSO3↓ | CaCl2 ra CaSO3

    03/07/2023

  • CaCl2 + Cs2SO3 → CsCl + CaSO3 ↓ | CaCl2 ra CaSO3

    03/07/2023

  • CaCl2 + [NH4]2SO3 → NH4Cl + CaSO3↓ | CaCl2 ra CaSO3

    03/07/2023

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bạn đang xem: Lớp electron thứ tư [n = 4] có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì

Câu hỏi 3 trang 27 Hóa học 10: Lớp electron thứ tư [n = 4] có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?

Phương pháp giải:

Lớp electron thứ n có n phân lớp:

   + n = 1, lớp K: có 1 phân lớp [1s].

   + n = 2, lớp L: có 2 phân lớp [2s và 2p].

   + n = 3, lớp M: có 3 phân lớp [3s, 3p và 3d].

   + n = 4, lớp N: có 4 phân lớp [4s, 4p, 4d, 4f].

Lời giải:

Lớp electron thứ tư [n = 4] có 4 phân lớp và kí hiệu là 4s, 4p, 4d, 4f.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 26 Hóa học 10: Cho biết sự phân bố electron theo lớp của các nguyên tử H, He, Li như sau:…

Câu hỏi 1 trang 26 Hóa học 10: Vì sao số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó?…

Luyện tập 1 trang 27 Hóa học 10: Lớp ngoài cùng của nitrogen [Z = 7] có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?…

Câu hỏi 2 trang 27 Hóa học 10: Các ô [1], [2], [3], [4] trong hình dưới đây liên hệ với nội dung nào về cấu tạo lớp vỏ nguyên tử?…

Câu hỏi 4 trang 27 Hóa học 10: Tính số electron tối đa [bão hòa] trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf….

Luyện tập 2 trang 28 Hóa học 10: Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 20…

Luyện tập 3 trang 29 Hóa học 10: Biểu diễn cấu hình theo ô orbital [chỉ với lớp ngoài cùng] các nguyên tử có Z từ 1 đến 20. Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử….

Luyện tập 4 trang 30 Hóa học 10: Dự đoán tính chất hóa học cơ bản [tính kim loại, tính phi kim] của các nguyên tố có Z từ 1 đến 20….

Bài 1 trang 30 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?…

Bài 2 trang 30 Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có một electron độc thân. Vậy X có thể là những nguyên tố nào?…

Bài 3 trang 30 Hóa học 10: Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách thêm hoặc bớt electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng…

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Nguyên tố A ở chu kì 4, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5

a] Viết cấu hình electron của A,B?

b] Xác định cấu tạo nguyên tử, vị trí của nguyên tố B?

c] Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

d] So sánh độ âm điện của A và B

Xem chi tiết

Tiêu chuẩn để electron di chuyển trong AO của mình chính là năng lượng nó mang trong người! Và cách nói lớp, phân lớp cũng chỉ là tượng trưng cho mức năng lượng của electron.

Nếu khó hiểu, hãy đọc lại ví dụ đã học sau: Tôi [electron] ở vila kế biển [AO] ⇔ tôi thuộc phân lớp siêu giàu ⇔ tôi ở lớp thượng lưu ⇔ tôi rất nhiều tiền [nhiều năng lượng].

Nội dung bài viết

1. Lớp và phân lớp electron [hoặc AO] đều ám chỉ mức năng lượng của electron

1.1. Lớp và phân lớp electron

Lớp: chứa các electron có mức năng lượng GẦN bằng nhau. Có 7 lớp – đánh số từ 1 đến 7 hoặc kí hiệu tương ứng là K, L, M, N, O, P, Q.

Phân lớp trong 1 lớp: chứa các electron có mức năng lượng BẰNG nhau. Có 4 loại phân lớp – kí hiệu là s, p, d, f.

1.2. Số electron tối đa trong phân lớp s, p, d, f

Phân lớpspdfSố AO1357Số electron max261014Kí hiệus2p6d10f14

1.3. Số electron tối đa của lớp 1 đến lớp 7 [K, L, M, N, O, P, Q]

Số electron tối đa của 7 lớp = 2+8+18+32.4 = 156 [Photo: TrongToan on W3chem]

1.3.1. Bé tập đọc

Bạn hãy đọc dọc từ trên xuống dưới như dưới đây:

  • Lớp thứ 1 [kí hiệu K], có 1 phân lớp [kí hiệu 1s], có 1 Orbital, chứa tối đa 2 electron.
  • Lớp thứ 2 [kí hiệu L], có 2 phân lớp [kí hiệu 2s-2p], có 4 Orbital, chứa tối đa 8 electron.
  • Lớp thứ 3 [kí hiệu M], có 3 phân lớp [kí hiệu 3s-3p-3d], có 9 Orbital, chứa tối đa 18 electron.
  • Lớp thứ 4 [kí hiệu N], có 4 phân lớp [kí hiệu 4s-4p-4d-4f], có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.

Từ lớp 5, 6, 7 hao hao giống nhau, bạn hãy đọc tiếp:

  • Lớp thứ 5 [kí hiệu O], có 4 phân lớp [kí hiệu 5s-5p-5d-5f], có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.
  • Lớp thứ 6 [kí hiệu P], có 4 phân lớp [kí hiệu 6s-6p-6d-6f], có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.
  • Lớp thứ 7 [kí hiệu Q], có 4 phân lớp [kí hiệu 7s-7p-7d-7f], có 16 Orbital, chứa tối đa 32 electron.

1.3.2. Công thức chỉ đúng từ lớp 1 – lớp 4

Lớp thứ n [n = 1, 2, 3, 4] có

  • n phân lớp electron.
  • n2 Orbital
  • tối đa 2n2 electron

1.3.3. Bé viết theo các mũi tên chéo

Photo: TrongToan on W3chem

Để xài cho phần dưới, bé đọc theo từng mũi tên một và lần lượt viết ra cho đúng thứ tự; ta có dãy sau:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 [chỗ đánh dấu ngôi sao*] 4d10 5p6 6s2 4f14 5d10 6p6 7s2 5f14 6d10 7p6 6f14 7d10 7f14.

Nhớ số mũ là số electron tối đa ở phân lớp đó. Vậy theo dãy này, ta lấy các số mũ cộng lại thì tổng số electron tối đa là 156 [hoặc lấy số electron max của 7 lớp cộng lại – bạn xem lại hình trên].

2. Qui tắc đường chéo của ông Klech-kow-ski

Bạn nhìn vào những đường chéo, đọc từng mũi tên một và lần lượt viết ra [xem 1.3.3]; kết quả thu được là dãy MỨC NĂNG LƯỢNG TĂNG DẦN CỦA CÁC AO như sau:

Dãy rất dễ nhớ do ông Klechkoeski sáng tác [Photo: TrongToan on W3chem]

Hiểu như sau:

  • Năng lượng của phân lớp 1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s < 3d < 4p < 5s < …* [dãy còn dài …đến 7f là kết thúc; tuy nhiên tuổi teen chỉ cần học thuộc đế chỗ đánh dấu NGÔI SAO là quá đủ].
  • Số mũ là số electron tối đa của phân lớp đó.

Nhớ số ghi trước không phải là toán nhân; đơn giản chỉ là kí hiệu lớp thứ mấy. Ví dụ

  • Ghi 2p ⇔ 1 phân lớp 2p, đọc là phân lớp p ở lớp thứ 2.
  • Ghi 3s ⇔ 1 phân lớp 3s, đọc là phân lớp s ở lớp thứ 3.

Số mũ chỉ số electron tối đa của phân lớp đó. Ví dụ

  • Ghi 2p6 ⇔ có tối đa 6 electron trên phân lớp 2p.
  • Tùy nguyên tử, có thể là 2p4 ⇔ có 4 electron trên phân lớp 2p.
  • Nhưng sai nếu bạn ghi 2p7 [hoặc số lớn hơn] ; bởi vì ………

Bạn phải học thuộc lòng dãy này để xác định loại nguyên tố và viết cấu hình electron sau này; đây là nội dung quan trọng và dùng suốt đời học sinh 3 năm lớp 10, 11, 12.

3. Liên kết nhanh

Đọc thêm bài viết về Nguyên tử và Hóa lớp 10 tại đây.

Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bạn nhé. Câu hỏi và ý tưởng của bạn luôn tuyệt vời.

Tác giả: Đỗ Trọng Toan từ W3chem.com

Mình là người tự mình thực hiện toàn bộ dự án này – bao gồm xây dựng trang web, viết nội dung, tìm tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi bạn gởi về. Vui lòng xem xét QUYÊN GÓP để hỗ trợ W3chem CHỈ BẰNG CÁCH CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY LÊN MẠNG XÃ HỘI; bởi vì trong tương lai, bạn sẽ cho mình nhiều thời gian để làm việc trên W3chem, cũng có nghĩa bạn nhận thêm nhiều nội dung mới nhanh hơn tại đây.😍 🥰 😘

Chủ Đề