Chiến tranh lạnh nghĩa là gì

Ý tưởng về chiến tranh thường gắn liền với cuộc đối đầu vũ trang giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có thể được sử dụng để chỉ một cuộc chiến hoặc một cuộc đấu tranh mà không có bạo lực thể xác hoặc rõ ràng .

Chiến tranh lạnh được gọi là mối bất hòa giữa hai hay nhiều quốc gia, mà không dùng đến vũ khí, cố gắng gây ra thiệt hại thông qua các hành động gián điệp, áp lực kinh tế hoặc tuyên truyền chính trị . Trong một cuộc chiến tranh lạnh, mỗi bên phải dùng đến các chiến lược khác nhau để làm suy yếu sức mạnh của bên kia.

Ý tưởng này thường được liên kết cụ thể với cuộc đấu tranh được tiến hành bởi các thành viên của khối tư bản [đứng đầu là Hoa Kỳ ] và các thành viên của khối cộng sản [với Liên minh Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết là lãnh đạo] sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai . Chiến tranh Lạnh, theo nghĩa này, bắt đầu vào năm 1945 và kéo dài cho đến khi Liên Xô bị hủy bỏ.

Không giống như những gì đã xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trong giai đoạn này, không một quốc gia nào có hành động trực tiếp chống lại người khác [nghĩa là không có vụ đánh bom hay tấn công quân sự nào]. Đó là lý do tại sao họ nói về chiến tranh lạnh.

Trong gần nửa thế kỷ, Hoa KỳLiên Xô đã cố gắng thể hiện sức mạnh của mình thông qua công nghiệp, khoa học và thể thao, trong số các lĩnh vực khác. Trong khi Hoa Kỳ thúc đẩy các cuộc đảo chính ở Mỹ Latinh để mở rộng quyền bá chủ chính trị và kinh tế, Liên Xô đã ủng hộ các cuộc cách mạng và chính phủ cộng sản ở các khu vực khác nhau trên thế giới.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổLiên Xô tan rã, căng thẳng của chiến tranh lạnh đã bị pha loãng, với Hoa Kỳ và khối tư bản là những người chiến thắng lớn trong cuộc xung đột .

Chiến tranh lạnh [tiếng Anh: Cold War] được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Hình minh họa. Nguồn: Youtube

Định nghĩa

Chiến tranh lạnh trong tiếng Anh là Cold War. Chiến tranh lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Sự hình thành của Chiến tranh Lạnh

- Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh.

- Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. 

- Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi "Chiến tranh Lạnh".

- Bernard Baruch, một nhà tài phiệt và là cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mỹ, từ Woodrow Wilson tới Harry S. Truman, được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chiến tranh Lạnh.

- Ngày 16/04/1947, ông đã nhắc đến "Chiến tranh Lạnh" trong bài phát biểu trước Hạ viện bang Nam Carolina: "Đừng để chúng ta bị đánh lừa: Chúng ta hiện đang ở giữa một cuộc Chiến tranh Lạnh". Tháng 9 năm 1947, nhà báo nổi tiếng Walter Lippmann đã khiến cho thuật ngữ này được biết đến rộng rãi với bài viết "Cold War" đăng trên tờ New York Herald Tribune.

Bản chất và tác động của Chiến tranh Lạnh

- Yếu tố "chiến tranh" ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa hai nước; trong khi đó "lạnh" phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí "nóng" [các loại vũ khí truyền thống] trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. 

- Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa [do Mỹ đứng đầu] và phe Xã hội chủ nghĩa [do Liên Xô khởi xướng].

- Chiến tranh Lạnh tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.

[Tài liệu tham khảo: Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia sự thật]

Minh Lan

Sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa phương Đông do Liên Xô cũ đứng đầu, vì có niềm tin chính trị khác nhau, cho nên có thái độ thù địch với nhau.

Nhưng sức mạnh quân sự của cả hai bên đều hết sức to lớn.

Với vài triệu quân và vài ngàn đầu đạn hạt nhân, nếu đem sức mạnh quân sự này ra sử dụng thì bên nào cũng có thể tiêu diệt được đối phương, vì thế chẳng có ai dám sử dụng sức mạnh quân sự để phát động chiến tranh. Tuy nhiên bên nào cũng muốn làm cho đối phương bị suy yếu, cho nên tất cả các thủ đoạn bên ngoài phạm vi quân sự đều được sử dụng.

Các thủ đoạn này bao gồm: phong toả kinh tế, không để cho các tài liệu kinh tế quan trọng lọt vào tay đối phương, cản trở sự phát triển kinh tế của đối phương; tấn công về chính trị, vận dụng mọi công cụ để tuyên truyền, tấn công vào các điểm yếu của đối phương, đánh vào lòng dân của đối phương; phá hoại, lật đổ, đào tạo gián điệp tiến hành các hoạt động phá hoại; chạy đua trang bị quân sự, không ngừng tăng cường các hoạt động quân sự, ra sức phát triển các vũ khí mũi nhọn, luôn luôn muốn làm cho sức mạnh quân sự của mình hơn được đối phương.

Tuy cả hai phe đều chưa trực tiếp nổ súng, nhưng thật ra cả hai phe đều đang nằm trong một trạng thái chiến tranh, chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Thuật ngữ "chiến tranh lạnh" được sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ bởi chuyên gia tài chính kiêm cố vấn Tổng thống Bernard Baruch

Trong một bài phát biểu tại cuộc họp nghị viện ở Columbia, Nam Carolina, vào năm 1947, để phân biệt với chiến tranh nóng trong đó có dùng đạn thật.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô cũ tan rã, do đó các nước Đông Âu trải qua những biến động to lớn, cái gọi là phe phương Đông không còn tồn tại nữa. Từ đấy trở đi chiến tranh lạnh cũng đã kết thúc.

Chiến tranh lạnh [1946 – 1989] là cuộc chiến tranh với tình trạng xung đột chính trị tiếp nối cùng với sự căng thẳng về quân sự và cạnh tranh gay gắt về kinh tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ 2 [1939 – 1945]. Trong đó, nổi bật lên là sự xung đột chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng mình của họ với các cường quốc phương Tây, không ngoại trừ Hoa Kỳ.

1. Chiến tranh lạnh là gì?

– Chiến tranh lạnh là gì? Chiến tranh lạnh [1946 – 1989] là cuộc chiến tranh với tình trạng xung đột chính trị tiếp nối cùng với sự căng thẳng về quân sự và cạnh tranh gay gắt về kinh tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ 2 [1939 – 1945]. Trong đó, nổi bật lên là sự xung đột chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng mình của họ với các cường quốc phương Tây, không ngoại trừ Hoa Kỳ.

– Không chỉ có thế, dù các lực lượng tham gia cuộc chiến tranh lạnh chủ yếu không bao giờ chính thức xẩy ra xung đột nhưng họ đã thể hiện sự xung đột của mình thông qua các liên minh quân sự chiến lược. Họ đã tiến hành triển khai lực lượng quy ước chiến lược và không thể thiếu một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo cũng như cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Ngoài ra, này còn là sự việc cạnh tranh kỹ thuật và cuộc chạy đua không gian. Đó cũng đó chính là tất cả những yếu tố quan trọng khi nhắc đến cuộc chiến tranh lạnh là gì?.

Theo Khái niệm của wikipedia

Chiến tranh Lạnh [1947-1991, tiếng Anh: Cold War] là chỉ đến sự căng thẳng địa chính trị và xung đột ý thức hệ đỉnh điểm giữa hai siêu cường [đứng đầu và đại diện hai khối đối lập]: Hoa Kỳ [chủ nghĩa tư bản] và Liên Xô [chủ nghĩa xã hội].

Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của thuyết Truman. Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự Liên Xô tan rã vào năm 1991. Thuật ngữ lạnh được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai siêu cường, nhưng họ đã ủng hộ những nước đồng minh đang có xung đột nhằm gia tăng vị thế chính trị, nó được gọi là những cuộc chiến tranh ủy nhiệm [proxy wars].

2. Nguyên nhân của chiến tranh lạnh

– Nguyên nhân chính dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh là vì sự đối lập mục tiêu, chiến lược xây dựng thế giới của hai nước Mỹ với Liên Xô. Trong đó:

– Mỹ có chủ chương chính: Chống phá lại Liên Xô với phe Xã hội chủ nghĩa, chống lại phong trào cách mạng để mưu đồ sẽ là bá chủ thế giới; Mỹ xác định và lo ngại trước sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng với các nước Đông Âu đến cục diện thế giới khi chứng kiến thắng lợi của Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống của thế giới từ Đông Âu sang tới Đông Á; sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc Mỹ là nước tư bản giàu mạnh nhất, quốc gia này nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử nên đã cho mình có quyền được phép lãnh đạo thế giới.

– Chủ chương của Liên Xô: là duy trì hòa bình – an ninh thế giới và ra sức bảo vệ thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã có được, cũng như đẩy mạnh về phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.

3. Diễn biến của chiến tranh lạnh

– Dù là các phe đồng minh chống lại Phe Trục, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh Quốc hay Pháp đều không đồng thuận sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là về vấn đề thiết lập thế giới thời hậu chiến. Do vậy, khi chiến tranh lạnh kết thúc, họ đã nhanh chóng chiếm hầu hết các nước châu Âu cùng với việc Hoa Kỳ và Liên Xô là sự hình thành của các lực lượng quân sự mạnh nhất.

– Bên cạnh đó, Liên Xô đã lập ra khối Đông Âu với các quốc gia mà họ đã giải phóng được sau chiến tranh lạnh. Đồng thời, tiến hành sáp nhập một số nước trở thành các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và vẫn duy trì hoạt động của các quốc gia khác như những nước đồng minh của mình.

– Tuy nhiên, sau tìm hiểu chiến tranh lạnh là gì, các bạn sẽ thấy rằng một trong số các nước đó đã được củng cố vào khối Hiệp ước Warsaw [1955 – 1991]. Sau đó, Hoa Kỳ đã cùng với một số quốc gia Tây Âu phối hợp lập ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và tiêu biểu là những chính sách phòng vệ, lập ra liên minh NATO [1949] để nhằm phục vụ cho mục đích của mình.

– Trong chiến tranh lạnh là gì lịch sử 12 cũng cho biết nhiều quốc gia trong số đó đã tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu và đặc biệt là Tây Đức – nơi vốn bị Liên Xô phản đối. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác như Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên Xô lại ủng hộ mạnh mẽ các cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Ngược lại, nhiều nước phương Tây lại ủng hộ chủ nghĩa thực dân phản đối. Còn lại, một số nước đã tìm mọi cách nhằm hạ thấp và nhanh chóng dập tắt các phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

4. Tính chất của chiến tranh lạnh 

– Tính chất nổi bật của cuộc chiến tranh này đó chính là có những giai đoạn khá yên tĩnh nhưng cũng có những giai đoạn căng thẳng được đẩy lên cao trào trong quan hệ quốc tế. Trong số đó nổi bật phải kể đến như cuộc phong tỏa Berlin [1948 – 1949], chiến tranh Triều Tiên [1950 – 1953] hay khủng hoảng Berlin 1961, chiến tranh Đông Dương [1945 – 1975] và rất nhiều những sự kiện khác nữa.

– Cũng trong thập niên 1980, Hoa Kỳ ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế nhằm mục đích chống lại Liên Xô vốn đang gặp phải những khó khăn về kinh tế. Tiếp đó, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải đưa ra những cải cách để khắc phục tình hình này. Không những thế, tìm hiểu chiến tranh lạnh là gì lịch sử 12, các bạn sẽ biết được Liên bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991 khiến Hoa Kỳ trở thành cường quốc quân sự có vị thế thống trị hàng đầu thế giới.

5. Chiến tranh lạnh chấm dứt [1985 – 1991]

Cụ thể, khi chiến tranh lạnh kết thúc, đến năm 1989, hệ thống liên minh của Liên Xô đã đứng trên bờ vực sụp đổ và không hề có sự giúp sức của quân sự Liên Xô. Vì vậy, lãnh đạo của các đảng cộng sản tại các nhà nước nằm trong khối hiệp ước Warsaw mất dần quyền lực trong tay mình. Do vậy, tới tháng 2/1990, Liên Xô dần bị giải tán và quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản bắt đầu bị đánh mất kéo dài 73 năm.

6. Hậu quả của chiến tranh lạnh 

– Sau khi cuộc chiến này kết thúc, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Thậm chí có lúc còn đứng trước nguy cơ bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

– Bên cạnh đó, các cường quốc trong cuộc chiến này đã phải chi ra một khối lượng khổng lồ về tiền bạc và sức người để chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt phục vụ chiến tranh

– Đời sống nhân dân của nhiều nước bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, tình hình xã hội cũng luôn xảy ra sự bất ổn do phải đầu tư quá nhiều về kinh phí và sức người phục vụ cho cuộc chạy đua vũ trang cũng như tham vọng của giới cầm quyền.

– Chiến tranh lạnh kết thúc, khi cả đôi bên đã quá mệt mỏi và tiêu tốn nhiều tiền của. Trong đó, chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các Liên Xô và các nước Đông Âu. Cục diện thế giới mới được hình thành, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội.

Kết luận

Như vậy, các bạn đã hiểu chiến tranh lạnh là gì? Cũng như những kiến thức cơ bản nhất về nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh này rồi chứ ạ. Một cuộc chiến kéo dài trên 40 năm, thành quả về sự phát triển vũ khí hạt nhân thì ít mà hậu quả về nền kinh tế, xã hội cùng sự khổ cực của đời sống người nhân thì nhiều. Nhưng sự kết thúc của cuộc chiến tranh này, đã mở ra một trang mới cho toàn thế giới về sự phát triển chung. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp cho bạn đọc củng cố thêm cho mình nền kiến thức về lịch sử thế giới.

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề