Câu văn bài của chú chữ tốt văn hay vượt xa các học trò ngoan của thầy có những tính từ nào

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Văn hay chữ tốt trang 129 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

Bài đọc

Văn hay chữ tốt

   Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

   Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?

   Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

   Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

   Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

   Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo TRUYỆN ĐỌC 1 [1995]

- Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.

- Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.

- Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ông trạng thả diều trang 104 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Bài đọc

Ông Trạng thả diều

   Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều. 

   Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

   Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

[theo TRINH ĐƯỜNG]

- Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

- Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

[1]

PHÒNG GD&ĐT N LẠCTRƯỜNG TH PHẠM CƠNG BÌNHHọ và tên:………Lớp: 4...


ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ INăm học 2018 - 2019


Môn: Tiếng Việt - Lớp 4Điểm


A. KIỂM TRA ĐỌC [10 điểm]:35 phút


1. Đọc thành tiếng [3 điểm]: Các bài tập đọc đã học ở HKI [GV cho HS bốc thăm đọc mộtđoạn từ 3 - 5 phút và trả lời câu hỏi của bài.


2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt [7 điểm] - [20 phút]: Đọc thầm bài “Ông Trạng thảdiều” [Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1]; khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câuhỏi:


Ông Trạng thả diều


Vào đời vua Trần Thái Tơng, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ơng thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hơm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.


Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.


Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng ngun. Ơng Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.


[Trích sách hướng dẫn học tập 1 lớp 4]


Câu 1: [0,5điểm] Chi tiết nào nói lên tư chất thơng minh của Nguyễn Hiền?a. Chú có trí nhớ lạ thường.


b. Bài của chú chữ tốt văn hay.


c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.


Câu 2: [0,5 điểm] Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ơng Trạng thả diều”?a. Vì chú rất ham thả diều.

[2]

c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé.


Câu 3: [0.5 điểm] Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? a. Ngoan ngoãn


b. Tiếng sáo c. Vi vút


Câu 4: [0.5 điểm] Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người?a. Chí phải, chí lí


b. Quyết tâm, quyết chí c. Nguyện vọng, chí tình


Câu 5: [1điểm] Trong bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng? Đó là những danhtừ nào?


Có ……danh từ riêng . Đó là:………...Câu 6: [1 điểm] Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân dưới đây: “Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em”


. ……….Câu 7:[1điểm]. Tìm danh từ, động từ,tính từ trong câu sau:


Con chim đang hót say sưa.


Danh từ:……….. ……Độngtừ:………Tính từ:………Câu 8:[2điểm] Viết lại các tên riêng sau cho đúng:


Niu di lân, giô dép, núi tam đảo, iuri gagarinB.


KIỂM TRA VIẾT [10 điểm]


1/ Chính tả [Nghe - viết] [2 điểm]: 20 phút Bài: Ông Trạng thả diều

[3]

[4]

ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4 NĂM HỌC: 2018-2019



MÔN: TIẾNG VIỆT


A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu: [10 điểm]1. Kiểm tra đọc thành tiếng:


1. Đọc thành tiếng: [3 Điểm]+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ [1 điểm]


+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, giọng đọc bước đầu biết đọc diễncảm [1 điểm]


+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu [1 điểm]2. Đọc hiểu + K iến thức tiếng Việt [7 điểm ]


Câu 1 : [0,5 điểm] c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.


Câu 2 : [0,5 điểm] b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.Câu 3: [0,5 điểm] b. tiếng sáo


Câu 4: [0,5 điểm] b. Quyết tâm, quyết chí


Câu 5: [ 1điểm] Có 2 danh từ riêng, đó là: Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền.Câu 6: [1 điểm] Ai là người mẹ hiền thứ hai của em?


Câu7: [1 điểm] Danh từ: Con chim Động từ: hót


Tính từ: say sưa


Câu 8:[2 điểm]: Mỗi từ viết đúng được 0,5 điểm
Niu Di-lân, Giô-dép, núi Tam Đảo, I-u-ri Ga-ga-rin B/ Kiểm tra viết: [10 điểm]


1. Chính tả: [2,0 điểm]


Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn [2 điểm ]Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.


* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừtồn bài 0,5 điểm.


2. Tập làm văn: [8,0 điểm]


* Bài văn đảm bảo các mức cho điểm như sau: Mở bài: 1 điểm

[5]

- Kĩ năng: 1,5 điểm- Cảm xúc :1 điểm Kết bài: 1 điểm

Video liên quan

Chủ Đề