Canh để tủ lạnh được bao lâu

Mặc dù các loại tủ lạnh đều có ngăn riêng để bảo quản thực phẩm sống và chín. Thế nhưng, bạn cần biết thời gian lưu trữ hợp lí và nhiệt độ thích hợp dảnh cho từng loại thực phẩm.

1. Nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:

- Thực phẩm thông thường 8 độ C

- Sữa 4 độ C

- Thịt tươi 3 độ C

- Kem lạnh -18 độ C

- Thịt, cá để ngăn đá -18 độ C

Lưu ý: Thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá, rửa sạch trước khi chế biến để các phần nằm bên trong có thể đạt đến nhiệt độ bắt buộc và chín đều, tránh hiện tượng chỉ chín phần ngoài mà bên trong vẫn sống.

Cũng vì mỗi loại thực phẩm cần một nhiệt độ bảo quản khác nhau, do đó để bảo quản thực phẩm tốt hơn, các bà nội trợ có thể tìm mua các dòng tủ lạnh Mitsubishi Electric với thiết kế 3 ngăn riêng biệt cùng nhiệt độ bảo quản khác nhau phù hợp với từng loại thực phẩm, giúp giữ thực phẩm được tươi ngon lâu hơn, hạn chế sự thất thoát dưỡng chất.

Tủ lạnh Mitsubishi Electric V50 EH ngăn đá trên với thiết kế 3 ngăn riêng biệt có nhiệt độ phù hợp cho từng loại thực phẩm

2. Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, không bị hỏng, vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Thế nhưng, thời gian lưu trữ thực phẩm quá lâu cũng là nguy cơ dễ gây ngộ độc, hơn nữa còn bị hao hụt chất dinh dưỡng. 

Nguồn: StillTasty

- Thịt bò, gà, heo đã nấu chín để được từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, ngay từ đầu khi thấy lượng thực phẩm chín dùng không hết, các bà nội trợ nên lấy riêng ra một lượng nhất định cho vào các hộp để nguội, đậy nắp kín rồi đưa vào tủ lạnh. Khi nào cần ăn thì lấy ra hâm nóng. Như vậy, sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe. 

- Hotdog và xúc xích chín để tủ lạnh trong 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói.

- Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày. - Giò chả sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát và giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

- Nước quả để tủ lạnh từ 7 đến 10 ngày với hộp đã mở, 3 tuần với hộp chưa mở.

- Các loại dâu để tủ lạnh được từ 2 -3 ngày, để tủ đá từ 8 – 12 tháng.

- Cam, táo để tủ lạnh 1 tuần. - Nho có thể để từ 1- 2 tuần.

3. Sử dụng công nghệ cấp đông mềm:

Hiện nay, vấn đề rã đông thực phẩm không còn là nỗi lo của các bà nội trợ vì đã có công nghệ cấp đông mềm đích thực độc quyền bởi tập đoàn Misubishi Electric Việt Nam. Với công nghệ cấp đông mềm, thực phẩm được đóng băng cả trong lẫn ngoài cùng một lúc. Nước trong thực phẩm chỉ tạo thành các tinh thể băng siêu nhỏ, dẫn đến liên kết tế bào không bị phá vỡ, đảm bảo dinh dưỡng và độ tươi ngon của thực phẩm trong thời gian dài. Thực phẩm bảo quản bởi công nghệ cấp đông mềm không cần rã đông vẫn tiện lợi chế biến.

Xem video clip về Công nghệ "cấp đông mềm" tại đây:  //www.youtube.com/watch?v=rg74FLWT04I

4. Những lưu ý về cách bảo quản thực phẩm sống và chín:

– Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

– Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

– Phải để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh vì thực phẩm nóng có thể làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh và làm các thực phẩm khác tăng nhiệt. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu 1 chiếc tủ lạnh có Công nghệ Cấp đông mềm thì có thể bảo quản thực phẩm nóng đến 80 độ C mà không lo ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn hay độ bền của tủ lạnh.

– Thức ăn chín trong tủ lạnh khi mang ra ngoài vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó.

– Thức ăn chín không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, chỉ nên lưu trữ cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, tối đa từ 5 – 6 tiếng.

– Không nên cất thức ăn thừa vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại và ăn. Bởi trong thực phẩm thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh, những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động. Vì vậy, lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể diệt hết các vi khuẩn này và người ăn dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao.

Tất cả trái cây nên được rửa thật kỹ trong nước sạch trước khi ăn và bạn có thể ăn chúng càng sớm càng tốt. Những loại trái cây tươi được rửa và cắt kỹ thường sẽ giữ được khoảng 3 - 5 ngày trước khi bắt đầu mất độ tươi.

Sau khi đã được nấu chín, nếu được bảo quản trong hộp kín rồi cho vào tủ lạnh thường sẽ giữ được đến 3 - 7 ngày. Các loại rau đóng hộp nấu chín như đậu hoặc các loại đậu khác thường kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu được bảo quản thích hợp.

Bánh mì

Bánh mì tự làm có thể để được khoảng 3 ngày ở nhiệt độ phòng, trong khi bánh mì mua ở cửa hàng sẽ an toàn để ăn trong khoảng 5 - 7 ngày.

Nếu bạn cho bánh mì vào tủ lạnh sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng của chúng thêm khoảng 3 - 5 ngày. Nhưng cách làm này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của bánh đấy nhé!

Thịt và gia cầm

Theo một số nghiên cứu, thịt xay và thịt gia cầm đã được nấu chín đến nhiệt độ an toàn có thể để trong tủ lạnh khoảng 1 - 2 ngày. Nhiệt độ an toàn và hợp lý nhất là dưới 41 °F [5 °C].

Các loại thịt tươi khác như steak, phi lê, sườn có thể để được trong tủ lạnh từ 3 - 4 ngày. Nếu chúng được cấp đông thì bạn cần rã đông chúng trước khi nấu. Và tuyệt đối không được cấp đông lại lần nữa đối với lượng thịt không dùng hết.

Đối với thịt đóng hộp, bạn nên tiêu thụ trong vòng 3 - 5 ngày kể từ khi mở nắp. Những món salad nguội có trộn với thịt hoặc thịt gia cầm cũng nên được tiêu thụ trong vòng 3 - 5 ngày.

Động vật có vỏ, trứng

Trứng là một loại thực phẩm có nguy cơ hư hỏng cao hơn, vì chúng có thể truyền vi khuẩn Salmonella . Trứng đã được luộc chín chỉ nên được tiêu thụ trong vòng 7 ngày kể từ khi được nấu chín và đông lạnh.

Động vật có vỏ và cá cũng có nguy cơ hỏng nhanh hơn, vì chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh hoặc chất độc như histamine có thể gây bệnh cho bạn.

2. Khi nào nên vứt thức ăn trong tủ lạnh?

Sự xuất hiện của màu sắc khác lạ

Đầu tiên, hãy tìm những thay đổi về kết cấu hoặc sự xuất hiện của nấm mốc, nấm mốc có thể có nhiều màu khác nhau.

Các màu sắc dễ nhận thấy nhất chính là trắng, xanh lá cây, đỏ cam, hồng hoặc đen. Điều này cho thấy thực phẩm đã hỏng và cần được loại bỏ.

Sự xuất hiện của màng nhầy

Nếu bạn nhìn thấy nấm mốc, đừng ngửi nó, vì làm như vậy có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Đối với các loại thực phẩm như thịt nguội, nếu phát triển thành màng nhầy cũng nên được vứt bỏ.

Cảm nhận được hương vị khác lạ

Nếu không may cắn một miếng thức ăn thừa và nhận ra hương vị đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều bằng cách nào đó. Đừng ngần ngại ném chúng ngay lập tức và nếu có thể, hãy nhổ ra bất cứ thứ gì bạn chưa nuốt.

Lưu ý với bạn rằng, thực phẩm có thể hư hỏng ngay cả khi bạn không nhận thấy các dấu hiệu đã nêu trên. Vì vậy hãy cân nhắc đối với những thực phẩm đã được để trong thời gian dài!

3. Mẹo bảo quản thức ăn thừa đúng cách

Chú ý đến nhiệt độ

Vi khuẩn phát triển mạnh trong khoảng 40 °F [4 °C] đến 140 °F [60 °C]. Phạm vi nhiệt độ này được gọi là “vùng nguy hiểm”. Để giữ thực phẩm tránh khỏi vùng nguy hiểm, hãy làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ.

Chú ý đến vật đựng

Tốt hơn hết bạn nên bảo quản thức ăn nóng trong các hộp nhỏ hơn, nông hơn và kín khí. Điều này sẽ cho phép thực phẩm nguội nhanh hơn và đều hơn và tránh được sự tấn công của vi khuẩn gây hư hỏng.

Chú ý đến thời gian bảo quản

Việc làm lạnh có thể giúp làm chậm sự phát triển của hầu hết các vi khuẩn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là một số vi khuẩn như Listeria monocytogenes vẫn có thể phát triển trong nhiệt độ lạnh.

Chính vì điều này mà bạn cần lưu ý là bạn đã bảo quản một món đồ nào đó trong tủ lạnh trong bao lâu. Thật tuyệt vời nếu bạn ghi rõ ràng và cụ thể thời gian cũng như ngày tháng mà bạn để thực phẩm vào tủ lạnh.

Chú ý đến vị trí đặt thức ăn

Ngoài những lưu ý trên, thứ tự cất giữ các món đồ trong tủ lạnh cũng là một mẹo khá hữu ích giúp bạn có thê bảo quản thức ăn lâu hơn.

Cất thực phẩm ăn liền trên kệ trên cùng, cũng như thực phẩm sống. Đồng thời, hãy để phần thịt chưa nấu chín về phía dưới cùng của tủ lạnh. Điều này sẽ ngăn không cho thịt hoặc thực phẩm chưa nấu chín bị nhỏ giọt nước, tránh tình trạng làm ô nhiễm chéo thức ăn thừa của bạn.

Xem thêm

Không phải thức ăn nào cũng giữ được trong tủ lạnh với khoảng thời gian giống nhau, cần nhanh chóng loại bỏ chúng trước để bảo đảm sức khỏe của bạn. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu thức ăn thừa để được bao lâu và mẹo bảo quản thức ăn thừa đúng cách nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Healthline

Biên tập bởi Đoàn Huỳnh Bảo Duy • 24/02/2021

Video liên quan

Chủ Đề