Cảm ơn có nghĩa là gì

Hàng năm vào ngày Lễ Tạ Ơn, tôi mở danh sách liên hệ “yêu thích” trên chiếc iPhone của mình, và gửi tin nhắn đến những người bạn thân yêu nhất cũng như các thành viên trong gia đình. Tôi thường kết thúc tin nhắn với các lời “Tôi rất cám ơn vì có bạn trong đời “ hoặc “Tôi rất biết ơn vì được biết bạn.” Nhưng mỗi năm, việc chọn câu chữ như thế lại làm nảy sinh trong tôi câu hỏi: Đâu là sự khác biệt giữa cám ơn và biết ơn? Theo từ điển Merriam-Webster, cám ơn và biết ơn là hai từ đồng nghĩa nhưng vẫn có nghĩa ngoại lệ. Theo định nghĩa, cám ơn là “ý thức về lợi ích nhận được” trong khi biết ơn là “đánh giá cao lợi ích nhận được.” Như thế, sự khác biệt giữa “ý thức” và “đánh giá cao” có nghĩa là chúng ta cảm nghiệm việc cám ơn và lòng biết ơn đối với người khác theo hai cách khác nhau. Cám ơn là chỉ đơn thuần là ý thức hay nhận thức được hành động của người khác. Vì vậy, những lời “cảm ơn bạn” và “cảm ơn” mang nghĩa nhẹ hơn. Chúng ta lẩm bẩm lời cảm ơn từ khóe miệng khi có ai đó giữ hộ cánh cửa hoặc đưa cho chúng ta tách cà phê sáng. Thông thường, nói “cảm ơn” đơn thuần là hành vi lịch sự, và “cảm ơn” chỉ là lời đáp trả tự động mà thôi. Biết ơn lại là một kinh nghiệm khác biệt. Biết ơn đòi buộc chúng ta trước hết phải để người khác tác động lên mình. Lòng biết ơn sau đó liên quan đến một giai đoạn phản tỉnh, có thể bằng việc suy gẫm trong tư tưởng hay bằng cách viết ra. Khi đó chúng ta cho phép mình có đủ thời gian để hiểu thấu đáo sự đánh giá cao của chúng ta dành cho một người. Lòng biết ơn đích thực diễn tả lời “cảm ơn” không chỉ từ cái miệng mà còn từ con tim. Lòng biết ơn biến một phản ứng cứng nhắc thành quy tắc có chủ đích. Không giống việc cám ơn, lòng biết ơn là một thực hành có chủ đích. Thánh Inhaxiô Loyola đã viết ra bản Xét Mình như một thực hành hàng ngày để nuôi dưỡng lòng biết ơn vốn là nền tảng trong tương quan với Thiên Chúa. Xét Mình gợi lại kinh nghiệm một ngày sống của mỗi người qua cầu nguyện để giúp chúng ta nhớ lại mỗi khi chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi tôi thực hành Xét Mình, tôi thường cảm nhận sâu sắc nhất sự hiện diện của Thiên Chúa qua những người tôi gặp trong suốt cả ngày. Tôi tin rằng nhiều người khác cũng cảm nhận như vậy. Vào ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, thay vì nói lời cám ơn, tôi dự định sẽ thưa lên lòng biết ơn của mình với những người có ý nghĩa đặc biệt trong đời tôi, mặc dù tôi biết một vài lời “cảm ơn” cũng được thốt ra từ trái tim và được nhận lại cùng một cách thức như thế. Thế nên năm nay, tôi chắc rằng mình sẽ kết thúc tin nhắn với dòng chữ “Tôi rất biết ơn bạn.” Và vào cuối ngày, sau khi đã hoàn tất các bổn phận thiêng liêng, tôi biết rằng trái tim mình sẽ được lấp đầy.

Nick Genovese

America Magazine

Minh Vương, S.J. lược dịch

Một lễ hội quốc gia quan trọng được tổ chức tại Mỹ và Canada, diễn ra vào ngày thứ Hai tuần thứ hai của tháng Mười [ở Canada] và ngày thứ Năm tuần thứ tư của tháng Mười Một [ở Mỹ]. Lễ Tạ Ơn có ý nghĩa lúc đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. [Theo Wikipedia]

Cảm ơn là một trong những câu giao tiếp cơ bản nhất khi học tiếng Việt. Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, có rất nhiều cách nói cảm ơn trong tiếng Việt và tuỳ từng bối cảnh mà người Việt sẽ lựa chọn cách nói cảm ơn phù hợp nhất.

Trong bài viết này, Jellyfish sẽ hướng dẫn bạn bạn 6 cách nói cảm ơn bằng tiếng Việt và cách đáp lại lời cảm ơn “Chuẩn nhất” giúp bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

Dưới đây là 6 cách bày tỏ lòng biết ơn bằng tiếng Việt. Sẽ thật tuyệt nếu bạn biết nói “Cảm ơn” bằng tiếng Việt với người Việt bằng những cách sau:

1.1. Cảm ơn [Thanks]

  • Đây là cách nói cảm ơn cơ bản và dễ sử dụng nhất mà người Việt sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Bạn có thể dùng cách này trong hầu hết các trường hợp. “Cảm ơn” là cách nói tiêu chuẩn bằng Tiếng Việt của từ Thanks trong tiếng Anh.
  • Hai từ “Cảm ơn” và “Cảm ơn” về cơ bản là giống nhau về mặt nghĩa nhưng khác một chút về dấu trọng âm tùy thuộc vào từng vùng miền.

Ví dụ: Khi bạn không lấy được một đồ vật trên cao và có một người lấy giúp bạn. Lúc đó bạn nên nói “Cảm ơn”!

1.2. Cảm ơn + Tân ngữ

  • Cụm từ trên là cách nói sát nghĩa nhất của từ “Thank you” trong tiếng Anh. Khi sử dụng cụm từ này sẽ giúp câu nói của bạn thêm phần lịch sự hơn thay vì nói “Cảm ơn”.
  • Tuy nhiên khi áp dụng cách nói này, bạn cần biết cách sử dụng các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Khác với “you” trong tiếng Anh có thể sử dụng với mọi đối tượng, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới tính cũng như vai vế [nếu người đó là họ hàng của bạn] của người mà bạn muốn cảm ơn.

Ví dụ:

  • Anh: Người lớn tuổi hơn bạn một chút và là nam
  • Chị: Người lớn tuổi hơn bạn một chút và là nữ
  • Em: Người ít tuổi hơn bạn

Ví dụ: Cách nói “Thank you” trong tiếng Việt:

  • Cảm ơn em: Khi người đó ít tuổi hơn bạn
  • Cảm ơn chị: Khi người đó lớn tuổi hơn bạn và là nữ

1.3. Cảm ơn nhiều/ Cảm ơn nhiều lắm [Thank you very much]

Một cách nói khác khi bạn muốn nhấn mạnh lòng biết ơn của mình đối với người đã giúp đỡ bạn, bạn có thể sử dụng cụm từ “Cảm ơn nhiều”. Cụm từ này sẽ tương đương với câu “Thank you very much” trong tiếng Anh.

  • “Nhiều” ở đây mang ý nghĩa giống với “much” hoặc “a lot” trong tiếng Anh.

Ví dụ: Khi bạn của bạn tới đón bạn đi học vì xe của bạn bị hỏng: Cảm ơn cậu nhiều!

Hoặc bạn có thể tăng thêm mức độ chân thành trong lời nói của bạn bằng cách thêm “nhiều lắm” sau từ “Cảm ơn”.

  • “Nhiều lắm” ở đây mang ý nghĩa giống với “so much” trong tiếng Anh.

Ví dụ: Khi chị của bạn mua tặng bạn một chiếc váy rất đẹp. Lúc đó bạn có thể nói “Em cảm ơn chị nhiều lắm”.

1.4. Nói “Cảm ơn” theo cách trang trọng nhất

Trong giao tiếp thông thường thì người Việt sẽ ít sử dụng cụm từ này. Người Việt thường sử dụng câu này khi diễn thuyết, phỏng vấn hay trong bối cảnh cần sự lịch sự, nghiêm túc.

  • Từ “xin” có thể hiểu giống với “to beg” hoặc “to ask” trong tiếng Anh.

Ví dụ: Khi bạn đi phỏng vấn tại một công ty:

  • Người phỏng vấn: Cảm ơn bạn đã dành thời gian tới tham dự buổi phỏng vấn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ báo kết quả cho bạn trong thời gian sớm nhất.
  • Bạn: Xin cám ơn!

1.5. Lời cảm ơn đầy đủ trong tiếng Việt

Cũng như cách nói “Thank you” bằng tiếng Việt ở trên, để sử dụng được cách nói này bạn bạn cần nắm được cơ bản các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Thường thì người Việt Sẽ áp dụng cách nói này khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc các trường hợp cần lịch sự

  • Sử dụng công thức: Chủ ngữ + Cảm ơn + Tân ngữ

Ví dụ:

  • Em cảm ơn anh [Nếu ai đó là nam và lớn tuổi hơn bạn]
  • Em cảm ơn chị [Nếu ai đó là nữ và lớn tuổi hơn bạn]
  • Cảm ơn em [Nếu ai đó nhỏ tuổi hơn bạn]
  • Cháu cảm ơn cô/chú [Nếu ai đó bằng tuổi bố mẹ bạn]
  • Cháu cảm ơn ông/bà [Nếu ai đó bằng tuổi ông bà bạn]

Lưu ý: Khi nói với người lớn, bạn nên sử dụng các kính ngữ như “Dạ”, “Ạ” ở trước hoặc sau lời cảm ơn. Hãy xem hướng dẫn chi tiết của cách sử dụng ở nội dung dưới đây.

1.6. Thêm các kính ngữ trong lời cảm ơn

Người bản xứ thường sử dụng kính ngữ khi nói chuyện với những người lớn tuổi hơn họ để thể hiện sự kính trọng của mình. Nếu bạn nói “Cảm ơn” với người ít hơn hoặc bằng tuổi bạn thì không cần sử dụng chúng.

  • “Dạ” thường được đặt ở đầu câu cảm ơn.

Ví dụ:

  • Dạ em cảm ơn chị
  • Dạ em cảm anh
  • “Ạ” thường được đặt ở cuối của câu cám ơn.

Ví dụ:

  • Con cảm ơn mẹ ạ
  • Cháu cảm ơn bà ạ
  • Em cảm ơn chị ạ

Hoặc các bạn có thể kết hợp cả hai kính ngữ trên giúp tăng thêm sự lễ phép, lịch sự trong lời nói của mình.

Ví dụ:

  • Dạ, con cảm ơn bố ạ
  • Dạ, cháu cảm ơn ông ạ

Xem thêm:

  • Học tiếng Việt như thế nào?
  • Sự khác biệt ngôn ngữ 3 miền

II. Cách đáp lại lời cảm ơn bằng tiếng Việt

Khi nhận được lời cảm ơn từ người khác, người Việt thường đáp lời để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự dành cho người nói. Vậy người Việt thường đáp lại lời cảm ơn như thế nào?

2.1. Có gì đâu [It’s nothing]

Khi đáp lại lời cảm ơn của một người ít hơn hoặc bằng tuổi bạn, bạn có thể nói “Có gì đâu”. Cụm từ này thường được sử dụng trong bối cảnh thân mật, với những người bạn quen.

Ví dụ: Khi bạn giảng lại bài học trên lớp cho bạn của bạn:

  • Bạn của bạn: Tớ cảm ơn
  • Bạn: Không có gì!

2.2. Không có gì [You’re welcome]

Trong tiếng Việt, cụm từ này mang ý nghĩa tương đồng với cụm từ “You’re welcome” trong tiếng Anh. Người Việt thường sử dụng chúng khi đáp lại lời cảm ơn của một người lạ.

  • Bạn đừng quên thêm các từ ngữ lịch sự như “Dạ”, “Ạ” khi được người lớn tuổi hơn mình cảm ơn nhé.

Ví dụ: Khi bạn giúp một cụ già sang đường trong giờ cao điểm:

  • Cụ già: Cám ơn cháu nhiều.
  • Bạn: Không có gì ạ/ Dạ không có gì

Trên đây là các cách nói cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn mà người Việt hay sử dụng trong các cuộc đối thoại hàng ngày. Hãy ghi nhớ và luyện tập chúng một cách thường xuyên để việc giao tiếp với người Việt trở nên dễ dàng, “thuần Việt” hơn bạn nhé!

Tìm hiểu các khoá học và đội ngũ giáo viên tại Jellyfish:

  • Khoá tiếng Việt cho người mới bắt đầu
  • Khoá giao tiếp tiếng Việt
  • Giáo viên của Jellyfish có gì đặc biệt?

Để biết thêm thông tin khóa học và được tư vấn miễn phí, hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào mục dưới nhé! Jellyfish sẽ liên hệ lại với bạn.

Cảm ơn có ý nghĩa gì?

Cảm ơn là một thái độ chân thành biết ơn những gì mà người khác đã dành cho mình mang đến cho họ nhiều điều tốt lành. Cảm ơn cũng là một cách bày tỏ thái độ, nếp sống lịch thiệp, văn minh và biết trân trọng đối với những người xung quanh mình. Văn hoá cảm ơn cũng là nét đẹp vốn có của một con người.

Cảm ơn và biết ơn khác nhau như thế nào?

Theo định nghĩa, cám ơn là “ý thức về lợi ích nhận được” trong khi biết ơn là “đánh giá cao lợi ích nhận được.” Như thế, sự khác biệt giữa “ý thức” và “đánh giá cao” có nghĩa là chúng ta cảm nghiệm việc cám ơn và lòng biết ơn đối với người khác theo hai cách khác nhau.

Trái nghĩa với từ cảm ơn là gì?

Những từ đồng nghĩa với lòng biết ơn là nhớ ơn, ghi ơn, mang ơn, đội ơn, cảm kích, tri ân... Còn trái nghĩa với lòng biết ơn là vô ơn, vong ơn bội nghĩa, bội bạc...

Giá trị của lời cảm ơn là gì?

Nói lời cảm ơn còn thể hiện cách cư xử có văn hóa, đây là hành vi lịch sự trong quan hệ xã hội, trong mối quan hệ với cộng đồng. Nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc bạn có ý thức về giá trị của bản thân, tôn trọng người khác và biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác hay không.

Chủ Đề