Cách trồng lan vào chậu mới

  • Home
  • Chăm sóc cây cảnh
    • Hoa Hồng
    • Cây ăn Quả
    • Cây Cảnh Phong Thủy
  • Hoa lan
    • Địa Lan
    • Phân thuốc chăm lan
  • Cây rau sạch
    • Sâu Bệnh hại cây trồng
  • Cây Thuốc
  • Thuốc BVTV
  • Phân bón
    • Thiết bị nông nghiệp
    • đèn cầy
Type your search query and hit enter:
All Rights ReservedView Non-AMP Version
Type your search query and hit enter:
Trang chủ Hoa lan Kỹ thuật trồng lan vào Chậu, 5 yếu tố khi chăm sóc cây lan
Hoa lan

Kỹ thuật trồng lan vào Chậu, 5 yếu tố khi chăm sóc cây lan

kỹ thuật trồng lan trong chậu mang đến một khu vườn đầy màu sắc bông hoa lan rất đẹp, khi chăm sóc cây hoa lan cần sự đầu tư và sự tỉ mỉ của người yêu thích lan, giỏ lan đẹp cần phải chăm sóc cây hoa phong lan rất đẹp, hãy cùng muabancaytrong tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa lan trong chậu đẹp nhất, bông hoa lan khoe sắc.

1.Đặc điểm của cây hoa lan

cây hoa lan có rất nhiều dòng khác nhau từ dòng thân đơn cho tới dòng đa thân, bộ rễ của cây hoa lan phát triển khỏe mạnh vì vậy khi trồng và chăm sóc cây hoa lan cần phải chú ý tới các điều kiện sinh trưởng của cây, để tạo cho không gian sinh trưởng của cây hoa lan phát triển cần phải thiết kế vườn lan, lựa chọn các giống phù hợp cho vườn lan và các loại chậu trồng cùng giá thể trồng lan thích hợp nhất cho cây sinh trưởng. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh trưởng của cây hoa lan hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cây hoa lan nhé.

khu vườn lan rộng lớn

2.Thiết kế vườn trồng hoa phong lan

Đối với nhiều gia đình có khu vườn hoặc sân rộng thì việc thiết kế vườn lan rất đơn giản, tuy nhiên bác nào ở thành thị và có không gian nhỏ hẹp vì vậy khi thiết kế khu vườn trồng lan cần rất nhiều tiêu chí khác nhau, để có thể chuẩn bị thật kỹ hãy cùng với chúng tôi quan sát khu vườn lan tự thiết kế nhé

Trồng hoa lan trên ban công, mái hiên, sân thượng: khi trồng hoa lan trên khu vực nắng nóng như vậy thì cần phải thiết kế thêm chậu cây khác để hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây hoa lan, như các cây dạng leo có mật độ lá vừa phải để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của khu vực xung quanh nhà, vì nhà trên đô thị chủ yếu là các khu vực mái tôn xung quanh nên rất nóng.

Làm giàn che ánh sáng: có thể sử dụng thêm lưới xanh màu xám hoặc xanh đen để làm làm cường độ ánh sáng chiếu lên giàn lan và cũng phải đảm bảo chắc chắn để vượt qua giông bãi vì khi thiết kế giàn lan trên sân thượng khi có gió bão thì cần phải thật chắc chắn.

3.Lựa chọn các giống hoa lan phù hợp với giàn

Đối với ai mới vừa chơi lan thì nên lựa chọn dòng hoa lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa liên tục sẽ tạo nên màu sắc và điểm nhấn cuốn hút cho khu vườn lan mới thiết kế, các loại lan có thể trồng nhanh như lan vũ nữ, lan hồ điệp, lan rừng và nhiều loại lan phi điệp khác tạo nên một màu sắc mới lạ cho khu vườn lan mới của mình.

Các giống lan thường được nhân giống bằng cách tách từ thân mẹ hoặc là cấy mô vì vậy mỗi loại giống đều có ưu nhược điểm của chúng, đa phần giống hoa lan đều phát triển tốt ở nhiệt đọ từ 22-27 độ c và với cường độ ánh sáng phù hợp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Trước khi trồng cây hoa lan trong khu vườn cần tiến hành khử trùng toàn bộ khu vườn nếu là khu vườn mới chưa có gi cả, còn đối với cây hoa lan mua ở rừng về cần khử sạch nấm bệnh trên cây, đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, sử dụng các loại dung dịch giúp cho cây nhanh chóng mọc rể phát triển khỏe mạnh

trồng hoa lan hồ điệp vào trong chậu

4.Lựa chọn chậu phù hợp trồng lan

Trên thị trường có rất nhiều loại chậu khác nhau từ các loại chậu đất nung, chậu nhựa, chậu từ nhiều loại giá thể khác nhau rất phù hợp cho trồng lan, vì vậy khi lựa chọn chậu trồng lan cũng cần phải xem nên trồng cây lan loại nào cho phù hợp để hạn chế việc cây kém phát triển.

Nên lựa chọn chậu trồng lan có nhiều lỗ, đảm bảo độ thông thoáng cho bộ rễ của cây lan, đồng thời khả năng thoát nước tốt hơn giúp cây hoa lan phát triển.

5.Giá thể trồng hoa phong lan

Các loại giá thể trồng hoa phong lan phải đảm bảo khả năng giữ ẩm cao và xốp giúp cho bộ rễ của cây phong lan phát triển khỏe mạnh hơn.

Giá thể trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc, dớn và nhiều loại giá thể khác có thể tìm thấy được ở nơi bạn sinh sốc.

Tất cả các loại giá thể trồng hoa lan cần phải được tiến hành xử lý trước khi trồng, cần phải sử lý qua các loại thuốc chuyên dùng cho lan, như vỏ dừa thì cần phải ngâm qua nước vôi trong để khử sạch nấm và sâu bệnh và nhiều loại côn trùng gây hại khác, đảm bảo khi trồng lan cây phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh tấn công.

mầm cây bắt đầu mọc ra phát triển khỏe mạnh

6.Tổng hợp 6 bước trồng hoa lan trong chậu

Có rất nhiều các cách trồng khác nhau để trồng cây hoa phong lan vào chậu, khi nắm được kỹ thuật trồng lan sẽ có thể trồng cây hoa lan nở nhiều hoa hơn và tạo nên bông hoa lan đẹp tuyệt vời.

Bước 1: lựa chọn giống hoa lan phù hợp, chuẩn bị chậu trồng có kích thước phù hợp với từng cây lan, giá thể cân đối

Bước 2: cho giá thể vào trong chậu lan với lượng giá thể 1/5 chậu, cho cây lan và bộ rễ mới mọc của cây lan vào giữa chậu và đảm bảo cho lượng giá thể vừa phải ỏ mép chậu là vừa.

Bước 3: sử dụng que sắt nhỏ cắm ở bé chậu hoặc cắm ở giữa tùy theo cách bạn bố trí, chiếc cọc sẽ giúp cho cây hoa lan đứng vững hơn và không bị lung lay, giúp cho bộ rễ của cây hoa lan phát triển khỏe mạnh.

Bước 4: dùng dây thiết định vị cây hoa lan vào trong que cắm sao cho hướng phát triển của cây tập trong vào giữa chậu.

Bước 5: để chậu hoa lan mới trồng ở nơi có ánh sáng vừa phải, cho tới khi nào bộ rễ non của cây phát triển thì mới chuyển cây ra nơi có ánh sáng tốt hơn và cho cây phát triển ra nhiều cành lá

7.Tổng hợp 5 yếu tố khi chăm sóc cây lan

Cây hoa phong lan là loại cây hoa lan khá dễ trồng và phát triển, khi chăm sóc cây hoa phong lan thì cần chú ý tới đầy đủ các yếu tố giúp cho cây hoa lan phát triển, để có thể chăm sóc cây hoa lan đúng cách cần phải đản bảo các yếu tố như ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu và các loại giá thể tốt nhất cho cây hoa lan

7.1.Ánh sáng cần thiết cho cây

Khi chăm sóc cây hoa lan cần chú ý tới cường độ ánh sáng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, khi đảm bảo ánh sáng cho cây hoa lan sinh trưởng thì cây sẽ phát triển rất tốt, tuy nhiên nếu thiếu nắng thì cây sẽ khó vươn lên cao được, cây ốm yếu và không mập mạp, bộ lá thường có màu xanh tối hơn và dễ bị bệnh

Khi vườn lan thiếu ánh nắng thì cây sẽ có nhiều vấn đề khác tạo ra sự khác biệt giữa cây hoa lan kém phát triển

Cây hoa phong lan là giống hoa ưa bóng râm , thích sống ở nơi mát mẻ và giúp cho cây hoa lan có sự phát triển tốt, hoa có màu sắc tươi sáng, duy trì lâu hơn và sống lâu năm. Khi lựa chọn vị trí đặt chậu hoa lan ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp thì cây thường xuyên bị cháy lá làm cho cây sinh trưởng kém hơn, vì vậy khi cây bị thừa ánh nắng sẽ dẩn tới cây bị vàng lá và có nhiều vết nhăn tạo nên điểm nhấn khác biệt khi chăm sóc và sự sinh trưởng của cây hoa lan

Tùy theo từng loại hoa lan mà có sức hấp thụ ánh nắng khác nhau có loài hoa lan chịu được ánh nắng 30% cũng có loại lan chịu được 50% và cũng có thể loại hoa lan chịu được 70% nắng vì vậy với mỗi loại hoa lan khác nhau chúng ta cần sắp sếp chúng một cách phù hợp nhất theo từng giai đoạn của cây hoa lan

Sự phát triển của cây hoa lan vào giai đoạn khác nhau nên việc chiếu ánh sáng cho cây hoa lan.

Lan con từ 0-10 tháng tuổi nên có lượng ánh sáng chiếu khoảng 50% ánh nắng

Cây lan con nhỡ từ 12 đến 18 tháng tuổi thì có thể chịu được ánh sáng 70% khi chăm sóc , còn cây hoa lan trưởng thành có thể chịu được ánh nắng rất tốt.

cây hoa lan đơn thân trồng vào chậu

7.2.Bón phân cho cây hoa phong lan

Khi cây hoa lan sinh trưởng cần một lượng phân bón nhất giúp cây có thể phát triển tốt, nếu trong quá trình cây sinh trưởng mà thiếu dưỡng chất thì cây sẽ còi cọc và ít ra hoa hơn, vì vậy khi chăm sóc cây hoa lan cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất và khoáng chất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Dinh dưỡng đa lượng cho lan : đạm, lân , kali

Dinh dưỡng trung lượng cho lan: lưu huỳnh, magie, caxi

Dinh dưỡng vi lượng cho lan : Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypđen, Clo.

Khi cây hoa lan phát triển cần có đầy đủ các dưỡng chất, nếu cung cấp thiếu cây sẽ kém phát triển vì vậy khi chăm sóc cây hoa lan cần tham khảo hầu hết các loại dinh dưỡng cần thiết cho cây hoa lan phát triển, với các loại chất dinh dưỡng có thể phun cho cây hoa lan thông qua lá

Khi chăm sóc cây hoa lan và các loại chất dinh dưỡng cho hoa lan cần chú ý lượng phân bón khi phun và bổ sung cho cây hoa lan cần phải chú ý tới các thời kỳ sinh trưởng của cây, khi cây mới phát triển cần bón thêm đạm, lân, kali để giúp cho cây phát triển chiều cao và ra lá nhiều hơn.

Khi cây hoa lan chuẩn bị ra hoa thì cần bón thêm lân và kali cao hơn, lượng đạm ít hơn và khi cây ra hoa cần bón thêm kali và lân cao hơn cho cây ra hoa đều và tơi lâu hơn.

7.3.Tưới nước cho cây hoa phong lan

Bất kỳ cây hoa phong lan nào cũng cần nước để sinh trưởng, tuy nhiên việc tưới nước như thế nào cho cây sinh trưởng lại là điều mà đối với bất kỳ ai khi chăm sóc cũng cần phải chú ý, mỗi ngày có thể nên tưới 1- 2 lần, tùy thuộc vào từng loại lan khác nhau mà có chế độ tưới nước khác nhau và lượng nước phải phù phải phù hợp với từng loại giá thể phù hợp

Khi cây hoa lan thiếu nước sẽ sẽ bị héo lá, cây kém phát triển và thường xuyên rụng nụ trong quá trình phát triển, khi cây bị thừa nước thì dễ dàng bị thối nước, lá mọc sát nhau hơn và bệnh trên cây hoa lan phát triển mạnh hơn.

Khi sử dụng nước tưới cho cây hoa lan nên sử dụng nước sạch, hạn chế các loại nước có lượng phèn và calo , điều này làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.

7.4.Cắt tỉa cho cây hoa phong lan

Trong quá trình cây hoa lan sinh trưởng phát triển, có thể sinh ra cành kém phát triển và đôi khi cành đã ra hoa rồi mà không tiến hành xử lý triệt để sẽ làm cho cây hoa lan không thể tập trung dinh dưỡng vào mầm mới, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình cây sinh trưởng, ra hoa ít hơn và cây cũng kém phát triển hơn.

Nên xử lý hết cành đã ra hoa

7.5.Xử lý sâu bệnh trên cây hoa lan

Khi cây hoa lan phát triển sẽ có loại sâu bệnh thường xuyên tấn công cây hoa lan, vì vậy khi chăm sóc cần đặc biệt chú ý, tạo khu vườn thông thoáng để hạn chế cây bị nấm và vi khuẩn làm hại cây.

Khi thấy cây hoa lan bị nấm thì có thể dùng các loại thuốc như : Benomeyl, Captan, Aliette,

Khi thấy cây bị bệnh do vi khuẩn thì sử dụng thuốc : Kasimin, Physan 20, Nacossan,

Cây hoa lan bị nhện đó thì dùng : Kelthane

Cây hoa lan bị côn trùng tấn công thì dùng : Supracide, Mipcin

Sử dụng các loại thuốc định kỳ 1 tuần phun / lần và khi vào mùa mưa thì 1 tháng pun định kỳ 1 lần đảm bảo cho khu vườn thông thoáng, giúp giảm tối đa nguy cơ bị bệnh

trồng hoa lan vào trong chậu không khó

cách trồng hoa lan vào trong chậu

Subscribe to updatesUnsubscribe from updates
Tags: cách trồng lanChăm sóc Cây hoa lankỹ thuật trồng lan tốtthiết kế vườn lantrồng hoa lan

Có thể bạn quan tâm

  • Có nên ghép lan lên cây xà cừ không, cây có phát triển được không
  • Rêu trồng lan: Cần lưu ý 5 điều khi trồng lan bằng rêu
  • Loại gỗ trồng lan tốt nhất: 6 loại gỗ trồng lan tốt nhất
  • Dớn trồng lan: 5 loại dớn trồng lan tốt nhất

Recent Posts

  • Cây ăn Quả

Đặc điểm, nguồn gốc, dinh dưỡng trong cây cà chua

  • Cây Cảnh Phong Thủy

Cây trầu bà lá xẻ với mệnh gì? Tuổi nào? Cách trồng đơn giản

  • Cây Cảnh Phong Thủy

Cách chăm sóc cây kim ngân lượng xanh tốt trong nhà

  • Bản Quyền
  • Điều khoản & điều kiện
  • Giới thiệu
  • Liên Hệ
All Rights ReservedView Non-AMP Version

Video liên quan

Chủ Đề