Cách thức tử bảo vệ khi giao dịch thương mại điện tử hoặc mua hàng

Những năm gần đây, xu hướng mua hàng trực tuyến giao dịch qua các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng nhiều, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thông tin hàng hóa, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi, không ít người mua phải hàng kém chất lượng, không đúng như quảng cáo trên mạng.

Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh người tiêu dùng dễ dàng xem và mua hàng trực tuyến.

Thực tế, chuyện những khách hàng thông qua giao dịch online khi nhận về những mặt hàng với hình thức khác xa đơn hàng mà họ đặt mua trên mạng, nhất là quần áo, giầy dép và các mặt hàng gia dụng khác... đã không còn là chuyện lạ. Bởi người tiêu dùng không thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm để đánh giá mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như không thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Mọi giao dịch được thực hiện trên cơ sở niềm tin. Do đó, nếu người bán không có uy tín, người tiêu dùng sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Những tình huống mà khách hàng thường gặp phải, như: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng... khác xa trên ảnh giới thiệu cho người mua hàng. Chị Trần Thị Hằng, ở phường Đông Hương [TP Thanh Hóa], chia sẻ: Hàng ngày mở facebook lên là thấy nhiều nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng quảng cáo tự xuất hiện trên trang cá nhân của mình. Qua tò mò, tìm hiểu mở một số trang để xem sản phẩm, thấy có số điện thoại, gọi thì người bán cho biết có thể đổi trả nếu mua sản phẩm không ưng ý. Qua đó, tôi đặt mua quần áo nhưng khi có người giao hàng, mở gói hàng ra thì hoàn toàn không đúng màu sắc, chất lượng như hình ảnh và lời giới thiệu trên facebook... Tôi phải chịu phí ship hàng trả lại cho chủ hàng.

Qua tìm hiểu mới biết, các phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm kinh doanh thương mại điện tử ngày càng tinh vi, người mua khó phân biệt thật giả, như: không có kho hàng hay cửa hàng mà chỉ tiếp nhận đặt online, phân tán hàng hóa nhiều nơi, giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, bán hàng qua cộng tác viên trung gian ăn chênh lệch, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ và yêu cầu khách đặt cọc, thanh toán qua trung gian...

Để bảo đảm quyền lợi cũng như an toàn khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng trên những website uy tín, thông tin liên lạc rõ ràng địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế. Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, mua hàng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận... Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ trên Internet về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm nhằm tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng. Khi mua sắm hàng hóa, người tiêu dùng phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn hoặc chứng từ và lưu giữ để giải quyết khiếu nại khi có yêu cầu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong việc sản xuất sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải bảo đảm chất lượng và lợi ích hợp pháp khác của người tiêu dùng. Những trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng [giao hàng chậm]; hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán, hàng không giống như mô tả hoặc phát sinh tranh chấp trong thương mại điện tử, người tiêu dùng liên hệ với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh để được hỗ trợ, tư vấn.

Bài và ảnh: Lê Hợi

15:45' - 23/12/2021

BNEWS Qua 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai rộng rãi, việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đã tạo chuyển biến tích cực... Thế nhưng, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao đã phát sinh những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
*Gian lận gia tăng
Trong việc chỉ đạo cũng như điều hành của Bộ Công Thương đã luôn giúp các đơn vị kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó, góp phần nâng cao việc bảo vệ người tiêu dùng, tạo môi trường sản xuất và kinh doanh lành mạnh.

Cụ thể, Bộ cũng phổ biến là hành vi đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng đơn hàng bị hủy không rõ lý do. Sau đó, có bên thứ ba liên hệ để giao món hàng đã đặt nhưng có vấn đề về chất lượng, giấy tờ giao dịch.

Cùng với đó, tình trạng người tiêu dùng bị hủy đơn hàng tự động với lý do “người giao hàng không liên hệ được người mua” nhưng thực tế người tiêu dùng không nhận được liên hệ nào của bên giao hàng. Ngoài ra, còn có tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng... khi phát hiện và có nhu cầu đổi, trả hàng, nhiều người tiêu dùng đã bị từ chối hoặc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại. Vì thế, ngoài việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin để đưa ra các cảnh báo. Từ đó, hướng dẫn người tiêu dùng trong giao dịch mua sắm, nhất là mua sắm trực tuyến trong mùa dịch. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê- hó Cục trưởng Cục nghiệp vụ [Tổng cục Quản lý thị trường] cho hay, dịch COVID-19 như một chiếc lò xo giúp thương mại điện tử bật xa hơn so với dự kiến. Nhu cầu mua hàng hóa online tăng cao kéo theo số lượng người bán tham gia kênh này cũng bùng nổ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng loại hình kinh doanh này để thu lợi bất chính bằng cách kinh doanh, buôn bán hàng hóa giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, sự phát triển của các kênh thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện lợi song cũng bộc lộ những mặt trái. Các quy định về thương mại điện tử, các nghị định hướng dẫn không phủ sóng hết. Trong khi đó, những đối tượng kinh doanh gian lận cũng ngày một phát triển với các phương thức lừa đảo người tiêu dùng rất tinh vi. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, tình trạng hàng hóa bán trên các trang mạng xã hội chưa được cấp phép hoặc không có pháp nhân tại Việt Nam; không kiểm tra được thông tin người bán hoặc thông tin về giá cả, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa… Điều này dẫn đến việc người mua nhận phải hàng kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ. Ngoài ra, còn có tình trạng các đối tượng khởi tạo gian hàng trên kênh thương mại điện tử và chỉ chạy trong một đợt, với nhiều chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng… bán những sản phẩm chất lượng kém rồi biến mất.

*Tạo môi trường lành mạnh

Liên quan đến vấn đề xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số [Bộ Công Thương] cho hay, Cục đã có những tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng từ các website, sàn thương mại điện tử uy tín được xác nhận thông tin tại địa chỉ: //online.gov.vn. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng nghiên cứu xây dựng ứng dụng công nghệ liên kết với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia nhằm từng bước kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử để bảo vệ người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Đức Lê, thời gian tới, việc tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Do vậy, trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung rà soát các chính sách pháp luật để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tránh chồng chéo, tạo kẽ hở pháp lý trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các quy định liên quan đến xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Cùng với đó, tăng cường quản lý địa bàn kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gia lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả. Tổng cục cũng chủ động xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống gian lận trên môi trường mạng. Mặt khác, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng tiêu thụ trong nội địa, nhất là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế. Đặc biệt, Tổng cục Quản lý thị trường còn vận động cá nhân tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hình thức đa dạng, thiết thực như thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng… Để bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường mạng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề xuất, khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cần lựa chọn các nhà bán hàng uy tín và tham khảo kỹ phần đánh giá, nhận xét sản phẩm từ những người mua trước. Ngoài ra, trên các sàn thương mại điện tử uy tín cũng cung cấp tính năng theo dõi “tình trạng đơn hàng” trên ứng dụng và thông qua email mà khách hàng đăng ký. Từ đó khách hàng có thể nắm bắt rõ tình trạng xử lý đơn hàng, đề phòng những trường hợp gian lận. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, để bảo vệ chính mình, người tiêu dùng cần nhanh chóng phản ánh và yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết các yêu cầu khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, cần sớm liên hệ với các cơ quan tổ chức có trách nhiệm.

Đặc biệt, qua 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bước đầu đã cho thấy sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đơn cử như việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đã được thực hiện rất đồng bộ, đầy đủ, kịp thời và hình thành được một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Trịnh Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay, Bộ Công Thương đã xác định rất nhiều nội dung quan trọng cần phải thực hiện trong thời gian tới và nhiệm vụ chính là tập trung sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, trong quá trình sửa đổi một loạt những nội dung, tồn tại, hạn chế của Luật sẽ được xem xét, đánh giá toàn diện, chi tiết để tiếp thu được nhiều ý kiến tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội. Mặt khác, Bộ Công Thương còn lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng tổ chức xã hội nhằm giúp những quy định về pháp luật phù hợp với thực tiễn. Không những thế, việc này còn góp phần bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, minh bạch, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam./.

Video liên quan

Chủ Đề