Cách sử dụng bình chia độ để đo the tích chất lỏng

  • Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
  • Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?

  • Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?
  • Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước trong bảng sau cho phù hợp:
  • Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.

Trả lời:

  • Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử

Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,…

  • Các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để:
    • Thước cuộn: dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó.
    • Đồng hồ bấm giây: dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,…
    • Lực kế: dùng để đo lực
    • Nhiệt kế: được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.
    • Pipette: dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.
    • Ống chia độ [ống đong]: được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn.
    • Cốc chia độ: đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.
    • Cân đồng hồ:  dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật
    • Cân điện tử: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ.
  • Để dung bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, cần thực hiện như sau:
    • Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
    • Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo
    • Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc
    • Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc
    • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ
  • Điền số thứ tự vào bảng:
    • Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp
    • Bước 1: Ước lượng đại lượng cần đo
    • Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
    • Bước 3: Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết
    • Bước 4: Thực hiện phép đo
  • Học sinh tự thực hành, sử dụng cân đo để đo khối lượng hòn đá và sử dụng cốc chia độ để đo thể tích hòn đá. Sau đó ghi lại kết quả thu được

Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập sách Chân trời sáng tạo 6 KHTN; Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?

Các bài viết khác:

Giải bài 4 Đo chiều dài – CTST

Giải bài 5 Đo khối lượng – CTST

Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức

Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo

              Fanpage:  PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?; Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?; Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?; Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Hãy trình bày cách đo thể tích chất lỏng.

Trả lời:

Quảng cáo

Để đo thể tích chất lỏng, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo.

Bước 2: Chọn bình chia độ có giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] phù hợp

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng

Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Bước 5: Đọc và ghi kết qua đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. cm3

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều loại chất lỏng khác nhau. Vậy có cách nào để định lượng được chất lỏng này không? Cách đo thể tích chất lỏng sẽ đem đến cho các em những kiến thức mới mẻ và ứng dụng thực tế. Cách đo thể tích chất lỏng là một bài học trong chương trình vật lý lớp 6. Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho các em những kiến thức về chủ đề này và những ứng dụng trong cuộc sống nhé. 

Thể tích chất lỏng 

Chắc hẳn sẽ có nhiều em học sinh thắc mắc thể tích là gì. Thể tích của một vật là lượng không gian mà vật đó chiếm. Thể tích chất lỏng là lượng không gian mà chất lỏng đó chiếm phần. Hiểu một cách đơn giản, lượng chất lỏng chiếm bao nhiêu phần không gian thực tế. Thì đó chính là thể tích của nó. Tuy nhiên chúng ta không thể ước lượng thể tích chất lỏng bằng mắt thường. Chính vì vậy, cách đo thể tích chất lỏng được cho ra đời để định lượng những chất lỏng có trong cuộc sống ngày nay. 

Bảng đơn vị đo thể tích

Chúng ta có thể cần dùng đến cách đo thể tích chất lỏng trong việc tính toán thể tích nước, thể tích rượu, thể tích bất cứ loại chất lỏng nào. Đây chính là ứng dụng dễ hiểu nhất. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu còn thể dùng thể tích chất lỏng để áp dụng vào các thí nghiệm. Đối với các em học sinh lớp 6, đo thể tích chất lỏng sẽ được đưa vào các bài toán, vật lý. Nắm bắt được cách đo, các em có thể dễ dàng tính toán ra được kết quả mà bài yêu cầu. 

Đơn vị đo thể tích chất lỏng 

Đơn vị của thể tích được quy ước là lập phương của khoảng hay còn được ký hiệu là mũ 3. Đơn vị đo thể tích chất lỏng cũng giống như đơn vị đo thể tích của vật không thấm nước. Các em có thể học thuộc bảng đơn vị đo này để áp dụng vào cách đo thể tích chất lỏng dễ dàng hơn. Cách quy đổi thông dụng giữa các đơn vị đo thể tích được chúng tôi đề cập dưới đây. 

1l = 1dm3 = 1000cm3

1m3 = 1000l = 1000000ml = 1000000cc

Ngoài ra các em có thể tiếp cận, mở rộng kiến thức với các đơn vị đo thể tích khác. Tuy nhiên, những đơn vị chúng tôi đề cập trên đây là những đơn vị đo thể tích được sử dụng nhiều nhất trong học tập và cuộc sống. Các em chỉ cần ghi nhớ những đơn vị đo thể tích này là có thể làm được bài tập. 

Bình chia độ dùng để đo thể tích

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thấy thể tích của chai nước, thể tích của rượu,… Đơn vị đo thể tích được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hằng ngày chính là ml và l. Ngoài ra đơn vị m3 cũng được dùng nhiều trong việc đo lượng nước sinh hoạt hàng ngày. Cách đo thể tích chất lỏng có thể áp dụng vào nhiều trường hợp. 

>>> Xem thêm bảng đơn vị đo độ dài – Vật lý 6

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là những dụng cụ có các vạch chia, định mức cùng các con số để người dùng có thể biết được dung tích chất lỏng. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng chúng ta thường thấy là bình chia độ, ca đong, can,… Ở phòng thí nghiệm và trên trường học, dụng cụ đo thể tích chất lỏng thường được dùng chính là bình chia độ. Kích cỡ của bình có nhiều mức khác nhau. Các em dùng để đo dung tích lớn hoặc nhỏ tùy theo yêu cầu. Việc của chúng ta khi sử dụng dụng cụ này chính là lựa chọn được định mức phù hợp. Nếu thể tích của chất lỏng đó lớn chúng ta cần phải dùng bình chia độ có thể tích lớn. 

Cách đo thể tích bằng bình chia độ

Cách đo thể tích nhiều lần

Ngoài ra, chúng ta có thể chia chất lỏng thành nhiều phần để đo được thể tích. Tuy nhiên với cách làm này có thể gây ra sai số nhất định. Chúng ta nên biết cách đo thể tích chất lỏng chuẩn nhất để có thể đo chuẩn, không bị sai số. Bình chia độ có các đơn vị đo thể tích khác nhau, các em cũng nên để ý đến điều này. Tránh việc sau khi đo xong, ghi sai đơn vị thể tích, dẫn đến sai kết quả. Tất cả những thí nghiệm đo thể tích chất lỏng tại phòng thí nghiệm, đều sẽ sử dụng bình chia độ. Điều này đảm bảo kết quả chính xác, không sai số quá nhiều, sử dụng đúng mục đích. 

Giới hạn đo của dụng cụ đo thể tích chính là giá trị lớn nhất ghi trên vạch đo của dụng cụ. Ví dụ với công cụ đo là can 5l thì giới hạn đo của chiếc can này chính là thể tích 5l. Ngoài ra, vạch chia nhỏ nhất trên dụng cụ đo cũng là điều chúng ta cần biết và quan tâm. 

>>> Xem thêm cách đo thể tích vật rắn không thấm nước

Cách đo thể tích chất lỏng 

Cách đo thể tích chất lỏng chúng tôi đề cập đến trong bài viết này chính là cách được sử dụng tại phòng thí nghiệm và trường học. Các em học sinh lớp 6 nên ghi nhớ cách đo này để có thể thực hiện thí nghiệm thực hành tốt. 

Can, bình chia độ – cách đo thể tích

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo

Các em nên chú ý đến bước này. Nếu thể tích chất lỏng cần đo khá lớn. Thì các em nên chọn những bình chia độ to để có thể đựng hết chất lỏng. Chọn sai bình chia độ có thể khiến quá trình tiến hành đo phải thực hiện nhiều lần. Chưa kể khi đo có phần thể tích chất lỏng có thể bị vơi bớt. Cách đo thể tích chất lỏng này cần phải thực hiện đủ các bước. 

Bước 2: Chọn bình chia độ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. 

Giới hạn đo phải phù hợp với thể tích của chất lỏng. Các em có thể ước lượng bằng mắt thường để chọn bình chia độ. Hoặc các em có thể nhờ cô giáo, thầy giáo để chọn ra được bình chia độ phù hợp. Độ chia nhỏ nhất để tính được phần nhỏ nhất của thể tích. Thế tích thực của chất lỏng có thể không phải một con số tròn. Các vạch chia nhỏ có thể giúp các em xác định được thể tích từ những con số nhỏ nhất. 

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng 

Khi bắt đầu tiến hành đo thể tích, các em cần chọn mặt phẳng nằm ngang, không gồ ghề để đặt bình chia độ. Bình chia độ cần phải được đặt thẳng đứng để có thể đo chính xác. Nếu bị nghiêng đi dù chỉ một chút cũng có thể đem đến kết quả đo sai. Hoặc tệ hơn là không xác định được kết quả đo thể tích. 

Bước 4: Đặt mắt nằm ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình chia độ. 

Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ đo và đặt lên mặt phẳng cố định. Các em thực hiện đổ chất lỏng cần đo vào bình chia độ. Xác định chiều cao mực chất lỏng có trong bình là đặt mắt nằm ngang với chiều cao này. Như vậy, vạch chia ứng với chiều cao của mực chất lỏng trong bình sẽ là kết quả của thể tích chất lỏng. Các em cần ghi lại kết quả này để hoàn tất thực hành. 

Bước 5: Đọc và ghi lại kết quả đo theo vạch gần nhất với mực chất lỏng có trong bình. 

Đây chính là các bước trong cách đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, các em có thể thay bình chia độ bằng can hoặc bình chứa nước có vạch chia để đo. Tuy nhiên, những trường hợp này thường áp dụng trong thực tế nhiều hơn là phòng thí nghiệm. 

Có thể nói, cách đo thể tích chất lỏng không chỉ là kiến thức cần thiết cho các em đang theo học lớp 6 môn Vật lý. Mà ngay cả ai trong số chúng ta cũng cần biết đến kiến thức này. Hãy nhớ đến nó để áp dụng vào thực tế. Đây đều là những kiến thức có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như các bạn để ý thì việc đo thể tích chất lỏng được thực hiện rất nhiều. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết này và thu về được kiến thức cần thiết. Chúc các em có thể học tập dễ dàng hơn và hoàn thành tốt những bài kiểm tra, thực hành. 

>>> Tìm đọc thêm những bài viết khác cùng chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề