Cách test kem chống nắng

Là một sản phẩm skincare, kem chống nắng cũng có những quy định về hạn sử dụng, hạn dùng và nguyên tắc bảo quản nhất định. Điều này đồng nghĩa, nếu bạn sử dụng kem chống nắng bị “hỏng” thì chắc chắn làn da sẽ không được bảo vệ hiệu quả, thậm chí còn xảy ra những vấn đề về mụn do kích ứng da.

Vậy, làm sao để biết sản phẩm chống nắng mình đang dùng có an toàn hay không? Cùng điểm danh 4 dấu hiệu nên “vứt” ngay kem chống nắng qua bài viết sau của Miss Tram – Natural Beauty Center nhé.

Kem chống nắng

Cảnh Báo: 4 Dấu Hiệu Của Kem Chống Nắng Làm Da Gặp Vấn Đề Về Mụn, Sạm Da, Lão Hóa Nhanh Chóng

1. Kem chống nắng quá 3 năm kể từ ngày sản xuất

Tuy đa số các dòng kem chống nắng thường không ghi hạn sử dụng, nhưng tất cả các sản phẩm này đều được các hãng mỹ phẩm in thời gian sản xuất trên bao bì. Và theo các chuyên gia, thời gian bảo quản của kem chống nắng là 3 năm – nếu tính từ ngày sản xuất đến hiện tại mà quá 3 năm thì bạn nên loại bỏ sản phẩm này ra khỏi bàn trang điểm nhé.

Kem chống nắng quá 3 năm kể từ ngày sản xuất không nên sử dụng

Vậy, làm sao để check được ngày sản xuất?

Bạn hãy chú ý đến Batch Code được in trên sản phẩm – đây là code thể hiện thông tin lô sản xuất của sản phẩm, chứ không phải Barcode [mã code dưới vạch đen] đâu bạn nhé.

Mỗi hãng mỹ phẩm sẽ có một cách quy định ghi Batch code riêng. Nhưng chúng thường khoảng 3-6 số và được in bằng mực đen hoặc in nổi, in chìm trên đáy, thân hay đầu tuýp của sản phẩm. Sau khi biết được Batch code, bạn có thể tra mã ở các trang Cosmetic Calculator [checkcosmetic.net], Check Fresh [checkfresh.com] hoặc Cosmetics Wizard [cosmeticswizard.net] để biết được thông tin ngày sản xuất cụ thể.

Check hạn sử dụng kem chống nắng

2. Kem chống nắng quá 12 tháng kể từ khi mở nắp

Một thông số rất quan trọng mà bạn cần lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm nói chung và kem chống nắng nói riêng là hạn dùng của sản phẩm. Đa số kem chống nắng sẽ có hạn dùng là 12 tháng sau khi mở nắp. Sau thời gian này, các dưỡng chất cũng như kết cấu của sản phẩm có thể bị oxy hóa và vi khuẩn thâm nhập. Do đó, tốt nhất bạn không nên sử dụng kem chống nắng quá 1 năm.

>>> Tham khảo: Chọn Kem Chống Nắng Cho Làn Da Mụn – Kinh nghiệm chọn kem chống nắng an toàn cho da mụn.

3. Kem chống nắng có mùi hương kỳ lạ

Theo kinh nghiệm sử dụng mỹ phẩm lâu năm của các tín đồ làm đẹp thì khi kem chống nắng có dấu hiệu thay đổi mùi hương, bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. Bởi sự kết hợp giữa các thành phần trong kem chống nắng sẽ tạo nên mùi hương đặc trưng của chúng. Bất cứ sự thay đổi nào: mùi ôi, chua, mốc hay mùi lạ thì đều cho thấy chúng đã bị hỏng. Vì thế, khi sử dụng kem chống nắng hay bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào, hãy thường xuyên chú ý đến mùi hương đặc trưng của chúng nhé.

Không nên sử dụng kem chống nắng khi đã đổi màu

4. Kem chống nắng thay đổi kết cấu, màu sắc

Bên cạnh sự thay đổi về mùi hương, nếu bạn thấy sự thay đổi kỳ lạ nào về kết cấu và màu sắc của kem chống nắng như: lòng hơn, đặc hơn, khô hơn hay màu đục hơn thì tốt nhất hãy bỏ chúng đi. Bởi điều này cho thấy thành phần của sản phẩm đã có sự thay đổi: bị oxy hóa, bị vi khuẩn thâm nhập hay hết hạn sử dụng,….

>>> Bài viết liên quan: Hiểu Lầm Về Kem Chống Nắng – 7 hiểu lầm về kem chống nắng mà phụ nữ thường gặp phải.

Những Hậu Quả Khi Sử Dụng Kem Chống Nắng Bị “Hỏng”

+ Da không được bảo vệ trước tia UV: kem chống nắng bị hỏng thì đương nhiên là kết cấu của chúng cũng sẽ bị phá hủy. Do đó, chúng sẽ không còn khả năng bảo vệ da được nữa – da bạn sẽ dễ bị khô ráp, xỉn màu và dễ dàng bị nám, sạm, tàn nhang hơn.

+ Da dễ bị kích ứng: các thành phần trong kem chống nắng bị hỏng sẽ biến thành các chất có hại, có thể gây kích ứng cho da và dễ dàng hình thành những nốt mụn.

+ Da bị lão hóa: những hậu quả của việc kích ứng, cộng với tác động tiêu cực của tia UV sẽ khiến kết cấu da bị phá hủy và nhanh chóng xuất hiện các vấn đề lão hóa da sau này.

Kem chống nắng bị hỏng không còn khả năng bảo vệ da

Vậy, Làm Thế Nào Để Bảo Quản Kem Chống Nắng Được Tốt Nhất?

Theo các chuyên gia da liễu, để duy trì chất lượng của kem chống nắng lâu nhất, bạn cần chú ý những điểm sau:

+ Hãy luôn giữ kem chống nắng ở nơi mát mẻ, không quá nóng, không quá ẩm và không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp: Nếu đi xe ô tô thì phải để kem chống nắng ở túi xách, không để trong cốp hoặc các bề mặt có nhiệt độ cao. Nếu đi biển hay tham gia các hoạt động ngoài trời, cần bảo vệ sản phẩm bằng khăn tắm hoặc đặt chúng ở dưới bóng râm.

+ Khi mở nắp sản phẩm, cần lấy kem nhanh chóng sau đó đậy nắp thật kỹ để tránh vi khuẩn, bụi bẩn hay không khí bên ngoài thâm nhập.

>>> Bài viết liên quan: Sai Lầm Khi Không Dùng Kem Chống Nắng Ở Nhà 

Việc sử dụng kem chống nắng bị hỏng sẽ khiến da bạn nhanh chóng bị sạm đen, lão hóa và thậm chí là bị kích ứng, nổi mụn. Do đó, nếu có một trong 4 dấu hiệu trên, hãy ngưng sử dụng chúng ngay nhé. Hy vọng những chia sẻ của Miss Tram – Natural Beauty Center sẽ có ích với bạn. Chúc bạn luôn có một làn da khỏe đẹp!

Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nhận Biết Kem Chống Nắng Không Còn Sử Dụng Dược Nữa trong chuyên mục hay Tin Tức – Bí Quyết Làm Đẹp của Miss Tram. Mọi đánh giá, nhận xét xin vui gửi trực tiếp đến địa chỉ Email hoặc có thể bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết hay khác của Miss Tram và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé. 

Review Top Sản Phẩm Chăm Sóc, Dưỡng Da

Luôn có các câu hỏi về lượng kem chống nắng bôi sao cho đủ, và các hướng dẫn mang tính “ước lượng” như:

  • 2 Ngón tay
  • 1 Đồng xu
  • 1 Muỗng ăn
  • hay như Chun thường khuyên thoa 2 Đốt ngón tay 😛

Vậy có phương án nào cho ta biết lượng kem chống nắng chúng ta thoa có thực sự hiệu quả hay không?

Một chiếc UV Camera có giá chỉ bằng một lọ KCN của một số hãng

-> Câu trả lời là có, sản phẩm đó là UV Camera. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về nguyên lý hoạt động và Review chiếc UV Camera Sunscreenr nhé ^^

I. Câu chuyện về niềm đam mê bất tận với kem chống nắng của Chun

Năm 2016, mình có nghe nói về dự án kêu gọi vốn trên Kickstarter: Sunscreenr – 1 chiếc camera mini kết nối với điện thoại có thể giúp biết được mình đã đủ kem chống nắng chưa và kem chống nắng còn hiệu quả trên da hay không.

Chun rất háo hức chờ đợi… và một thời gian sau, dự án đã ra mắt sản phẩm là 1 chiếc Camera dành cho điện thoại Android!!! Tuy nhiên từ trước đến giờ Chun chỉ dùng Iphone thôi mọi người à!!! Và theo lời hứa của hãng dành cho bao người, mình cũng “ngây thơ” chờ đợi sự ra mắt của “chiếc UV Camera xinh xinh phiên bản dành cho Iphone”

1 năm, rồi thêm 1 năm, rồi lại thêm 2 năm hết năm này đến năm khác trôi qua …

CHO ĐẾN KHI MÌNH BỰC MÌNH QUÁ!!!

Già mất rồi mà vẫn chưa biết được mình Chống nắng – Chống lão hoá đã tốt chưa.

CHUN QUYẾT ĐỊNH ĐẶT CHIẾC CAMERA DÀNH CHO ANDROID VỀ MẶC DÙ PHẢI MUA 1 CHIẾC VSMART ĐỂ DÙNG CÙNG NÓ. Đến lúc này lên facebook của hãng đọc thêm thông tin về cách dùng, mình mới phát hiện ra có quá nhiều người chờ đợi bản dành cho IPHONE, cũng đợi dài cổ như Chun tính bằng năm luôn

Đợi hết năm này tới năm khác, Sunscreenr thì vẫn hứa hẹn hoặc im lặng @@

Bỏ qua chuyện chờ đợi thì chiếc UV Camera khá là tiện lợi trong việc check xem mình đã bôi đủ kem chống nắng chưa, cũng như kem chống nắng còn tác dụng không và đã phải dặm lại chưa.

Trong quá trình sử dụng Chun cũng rút ra khá nhiều kinh nghiệm hay ho về KCN giờ sẽ chia sẻ với các bạn. :X

II. UV Camera – kiểm tra lượng kem chống nắng thoa lên da.

1. Nguyên lý của UV CAMERA

Nguyên lý hoạt động của các Camera nói chung là các cảm biến đón nhận ánh sáng phản chiếu từ môi trường trở lại ống kính.

Cái này chúng ta được học vật lý từ nhỏ rồi: nếu chiếc Áo của bạn màu Xanh lá cây thì có nghĩa là nó hấp thu hầu hết tất cả ánh sáng các màu khác, phản xạ lại ánh sáng màu Xanh lá cây, ánh sáng này truyền vào mắt ta để ta thấy được màu sắc Xanh lá cây.

UV Camera cũng vậy, tuy nhiên thay vì đón nhận các loại ánh sáng nhìn thấy thì nó được thiết kế ra để chỉ đón nhận tia UV.

Cũng vì lý do này mà người ta cần 1 nguồn cấp tia UV [đèn UV hay nguồn cấp miễn phí như mặt trời chẳng hạn :P] để chiếu lên vật cần chụp [cái này Chun sẽ nói bên dưới], sau đó tia UV sẽ phản xạ lại ống kính truyền vào cảm biến chuyển thành hình ảnh hiển thị.

Điều này dẫn đến lượng tia UV phản xạ lại giúp hiển thị màu sắc của kem chống nắng trên màn hình điện thoại cho biết ta đang sử dụng loại kem chống nắng gì, bôi nhiều hay ít. Chun ví dụ như sau nhé:

  • Bạn dùng KCN hoá học => từ nguồn phát tia UV, tia UV phóng ra tới mặt ta gặp KCN => KCN hấp thu tia UV => không có tia UV phản xạ lại UV Camera => Cảm biến ghi nhận lại và hiển thị trên màn hình MÀU ĐEN ở các vùng thoa KCN
  • Bạn dùng KCN vật lý => tác dụng phản xạ tia UV => khi gặp KCN tia UV phản xạ lại UV Camera => Cảm biến ghi nhận lại và hiển thị trên màn hình MÀU TRẮNG ở các vùng thoa KCN
  • KCN cả hoá học và vật lý => hiển thị màu ghi.

Có nhiều cách tạo ra KCN khiến việc hiển thị khác nhau thì thực sự Chun cũng không rõ và không đi sâu vào

Chúng ta chỉ cần thấy thoa KCN và trên màn hình thể hiện những vùng màu “ĐEN, TRẮNG, hoặc XÁM” khác biệt với các vùng da không bôi, thay vì mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được thì cũng tiện cho việc theo dõi rồi.

Chun sử dụng Kem chống nắng EltaMd Clear SPF 46 và dùng UV Camera Sunscreenr để chụp bức ảnh này. Các khu vực khuôn mặt được thoa KCN đầy đủ hiển thị màu đen đậm [chống nắng hoá học nhiều hơn là vật lý], cổ và cánh tay không thoa nhưng rám nắng nên có màu xám.

Một điểm nữa là khi thoa KCN càng dày, màu sắc hiển thị độ che phủ sẽ càng đậm nha các bạn. Theo thời gian KCN trôi đi, màu sắc hiển thị nhạt đi thấy rõ luôn và đó là lúc phải thoa lại.

2. Các loại UV Camera thường gặp

Trên thị trường có nhiều dòng UV Camera: nổi bật là Nurugo SmartUV kết nối với điện thoại, tiếp theo là Sunscreenr.

2 loại UV Camera kết nối điện thoại thông dụng

Đa dạng hơn là các sản phẩm máy cơ UV Camera chuyên nghiệp chuyên chụp ảnh UV cho các nhiếp ảnh gia hay nhà khoa học [chụp hoa lá cảnh vật côn trùng, kiểm tra sự hư hại của hiện vật trong khảo cổ học …]. Thường gặp nhất với các bạn mê Skincare là UV Camera trong các máy soi da tại phòng khám [để kiểm tra tổn thương ánh nắng/photodamage]

Khi tìm hiểu để chọn mua thì Chun thấy Sunscreenr nhỏ gọn, tiện lợi và giá mềm hơn [khoảng 100$]. Sunscreenr không cung cấp đèn UV kèm theo Camera như Nurugo Smart UV để các bạn có thể nhìn thấy hình ảnh trong nhà [hãng lập luận rằng: nếu ra nắng thì mới cần kiểm tra, ở trong nhà kiểm tra làm gì!].

Với suy nghĩ của Chun việc có 1 chiếc đèn UV dùng để chiếu vào mặt hàng ngày kiểm tra KCN thì cũng không có tốt. Chun cũng chỉ cần kiểm tra khi đi ra nắng rồi thôi nên đã chọn Sunscreenr.

UV CameraSunscreenrNurugo Smart UV
Gía94-109$290$ [Lựa chọn + Đèn UV A: 50$]
Độ nétNhoèNét
Chức năngChụp/Quay phim UVChụp/Quay phim UV/So sánh với Camera thường
Phần mềmSunscreenr [Android]Nurugo SmartUV [Android]
Sử dụngChỉ ngoài trời, yêu cầu KCN SPF>15Có thể dùng trong nhà khi mua đèn UV A [350-390 nm]
Nguồn điệnLấy từ điện thoại khi cắm trực tiếpSạc bên ngoài, cần sạc lại khi hết pin
Bảng So sánh Sunscreenr và Nurugo Smart UV

3. UV Camera Sunscreenr

Sunscreenr là sản phẩm nhỏ gọn và tiện lợi để đem theo và tiện ở chỗ không cần sạc pin để có thể hoạt động. Nhà SX khi gọi vốn thì nói rằng nó chống nước, đến khi bán thì chẳng đả động gì đến khả năng chống nước của em nó cả. May mà dự án này không chuyên nghiệp nhưng vẫn có sản phẩm thật chứ không đến nỗi scam ^^

Camera có thiết kế bằng silicone liền mạch và không thấm nước, tác dụng chống nước này có ích khi bạn từ dưới nước lên bờ tay còn ướt vẫn có thể yên tâm sử dụng Camera mà không lo nước vô hay hơi ẩm làm hỏng nó. [Tuy nhiên điện thoại + dây nối lằng nhằng giữa nó và Camera không đảm bảo về việc đem cả Camera và điện thoại xuống dùng dưới môi trường nước như biển hay bể bơi như các sản phẩm có khả năng “chống nước” khác]

Sunscreen tặng kèm 1 miếng dán nam châm nhỏ để dán vào mặt sau điện thoại, giúp gắn camera vào.

3. Sử dụng Sunscreenr – UV Camera

Việc sử dụng Sunscreenr cực kỳ đơn giản, đầu tiên các bạn tải app Sunscreenr từ kho ứng dụng dành cho máy Android

Tiếp theo chúng ta kết nối Camera vào điện thoại và mở ứng dụng.

Với một chiếc máy tầm trung như Vsmart [Chun mua khoảng 3tr không nhớ model nào] mà ứng dụng chạy rất mượt mà

Ngay lập tức có thể theo dõi xem lượng kem chống nắng chúng ta đã thoa đủ hay chưa.

UV Camera hiển thị lượng kem chống nắng còn lại trên da tại thời điểm theo dõi.

Sunscreen hiển thị rất rõ các khu vực đã thoa kem chống nắng hay chưa và “nhắc” chúng ta nếu chúng ta bỏ sót khu vực nào cũng như thoa quá quá ít kem chống nắng hay kem chống nắng bị trôi [màu sắc hiển thị nhạt hơn lúc bôi đầy đủ]

Ảnh chụp bằng Camera bình thường và UV Camera.

Sự tương phản khá tốt khi thoa kem chống nắng hoặc không.

Trong Clip là chị của Chun đang dặm lại KCN bằng KCN dạng xịt. Quay bằng Sunscreenr

Các bạn của Chun ai cũng chăm thoa KCN như nhau ^^ mỗi tội sau khi test Camera và quay clip này thì chúng tớ càng phải ý thức thoa nhiều KCN vào vùng cổ hơn 😛

III. Tổng kết

UV Camera là một sản phẩm tốt, đột phá và đáng mua, tuy nhiên trên thực tế thì Chun không sử dụng nhiều đâu. Chun thấy rằng nó có giá trị để test hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể, sau đó ta rút kinh nghiệm và cứ như vậy áp dụng thay vì cứ lôi ra lôi vào mang theo người… và để dùng nó còn phải đi ra nắng hoặc chiếu đèn UV vô mặt thì thôi thà chả dùng còn hơn ^_^


=> Tuỳ điều kiện kinh tế có thể mua, hoặc tham khảo kinh nghiệm thực tế của người khác thay vì mua. Các bạn có thể theo dõi bài viết [Test] Kiểm tra hiệu quả của Kem chống nắng bằng UV Camera để biết được trải nghiệm của Chun với Sunscreenr UV Camera và test hiệu quả của kem chống nắng kéo dài bao lâu nhé.

Cám ơn các bạn đã đọc bài, chúc mọi người năm mới vui vẻ!

_______________________

* Từ chối trách nhiệm

Nội dung trong bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan. Không có giá trị thay thế tư vấn của các Bác sỹ hay Chuyên gia da liễu. Hãy hỏi ý kiến Bác sỹ về các sản phẩm gắn mác Rx [thuốc kê toa]. 

ChunPotato không chịu trách nhiệm về các phản ứng mà người đọc gặp phải khi thực hiện theo các thông tin nêu trong bài. 

ChunPotato không ủng hộ các sản phẩm được đề xuất, tất cả đều là trải nghiệm cá nhân và chỉ có tính chất tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề