Cách ủ cơm rượu cho heo

15-12-2016

Thức ăn ủ men hỗ trợ cho hệ tiêu hóa đồng thời nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho vật nuôi. Phương pháp nuôi heo mau lớn có sự hỗ trợ của thức ăn ủ men được xem là hướng đi mới cho ngành chăn nuôi heo. Thức ăn ủ men dễ thực hiện, lại mang đến những lợi ích thiết thực, hiệu quả rõ rệt cho bà con nhiều địa phương. Bên ngoài thị trường có rất nhiều thuốc cho heo mau lớn nhưng bằng cách áp dụng phương pháp này cũng rất đơn giản, bà con có thể tham khảo và đưa vào mô hình chăn nuôi tại gia đình.

Phương pháp nuôi heo mau lớn với rau xanh ủ chua

Rau xanh ủ chua có tác dụng lớn đối với hệ miễn dịch của heo, đồng thời cung cấp nguồn vitamin dồi dào, giúp heo phòng tránh được nhiều bệnh tật đến từ mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng. Đây chính là phương pháp nuôi heo mau lớn xuất phát từ việc cân bằng thành phần dinh dưỡng bổ sung vào khẩu phần ăn cho heo.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bà con chuẩn bị một số loại rau thường 2 cho heo ăn như rau lang, rau muống, bèo, chuối,…
  • Chuẩn bị thêm một chút muối ăn và bột sắn.
  • Dụng cụ cắt, trộn rau

Cách ủ chua rau xanh

  • Để bắt đầu phương pháp nuôi heo mau lớn bằng ủ chua rau xanh, bà con cần sơ chế nguyên liệu phù hợp. Rau xanh cần được băm nhỏ, rửa sạch và để cho róc nước. Nên trải rau đã rửa sạch ra chỗ thoáng để rau héo bớt, giảm lượng nước có trong rau.
  • Cho rau xanh, muối ăn và bột sắn trộn đều, sau đó cho vào bao nén chặt, đậy kín trong khoảng thời gian 15 ngày. Thức ăn càng được nén chặt, lên men tốt càng tốt. Phương pháp nuôi heo mau lớn sử dụng rau xanh ủ chua cũng có thể thay bột sắn bằng chế phẩm vi sinh hỗ trợ quá trình lên men. Tỉ lệ trộn hỗn hợp khoảng 93% rau xanh, 1% muối ăn và 6% bột sắn.

Lưu ý khi cho heo ăn rau ủ chua

  • Không nên làm quá nhiều dẫn đến việc thừa thức ăn. Bà con chỉ nên là lượng rau đủ cho heo ăn từ 2 đến 3 ngày. Tránh tình trạng thức ăn để lâu sẽ biến chất và bị xâm nhập bởi vi khuẩn có hại. Phương pháp nuôi heo mau lớn bằng thức ăn ủ chua có thể phản tác dụng khi thức ăn ủ không đạt tiêu chuẩn.
  • Không cho heo ăn rau đã có dấu hiệu ôi, hỏng, biến màu, biến mùi. Phương pháp nuôi heo mau lớn bằng cách cho ăn thức ăn ủ chua cần tuân thủ nguyên tắc này để tránh trường hợp nấm mốc hay vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa của heo.

Phương pháp lên men ướt thức ăn cho heo

Thức ăn lên men ướt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch tự nhiên cho heo. Thức ăn lên men ướt thay thế hoàn toàn hay thay thế một phần thức ăn công nghiệp đều mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. Phương pháp nuôi heo mau lớn sử dụng thức ăn lên men ướt cho sản phẩm thịt heo đầu ra đạt giá trị dinh dưỡng cao.

Nguyên liệu ủ men ướt

  • Bà con chuẩn bị bột ngô, sắn, cám, bã đậu, rau,… đều được, đều có thể ủ men ướt thành thức ăn cho heo.
  • Men vi sinh đóng gói sẵn. Nên sử dụng loại men vi sinh uy tín trên thị trường, như vậy phương pháp nuôi heo mau lớn bằng thức ăn ủ chua mới đảm bảo hiệu quả.
  • Nước sạch, dụng cụ chứa, đựng, dụng cụ bọc thức ăn
  • Tỷ lệ: 100kg bột, 0,5kg men, 100 lít nước sạch

Cách tiến hành ủ men ướt

  1. Khuấy đều 4kg bột ngô [hoặc loại bột khác] và 0,5kg men vi sinh với 100 lít nước trong thời gian 1 tiếng. Thỉnh thoảng bà con lại khuấy một lần cho bột và men đều nhau, không bị lắng xuống đáy.
  2. Sau 1 tiếng, bà con đổ dần số bột còn lại vào thùng men đã khuấy trước đó, vừa đổ vừa khuấy cho tới khi nước và bột săm sắp nhau, không quá khô cũng không quá lỏng. Nếu thấy thiếu nước, bà con có thể bổ sung thêm nước. Phương pháp nuôi heo mau lớn sử dụng thức ăn ủ men ướt trên thực tế không quá khó phức tạp khi bà con bắt tay vào làm thực tế.
  3. Lưu ý là bà con nên sử dụng thùng to để có thể chứa hết 100 lít nước và 100kg bột. Sau khi khuấy đều hết nguyên liệu, bà con để mở nắp thùng trong vòng 4 đến 5 tiếng để bột nở lên thêm một lượng nhất định.
  4. Bà con có thể chia nhỏ lượng thức ăn ủ ra nhiều thùng khác nhau, khi hết 4 đến 5 tiếng để mở, bà con bọc kín miệng thùng trong khoảng 1 đến 2 ngày. Nếu thời tiết nóng, chỉ cần 24 tiếng là thức ăn có thể sử dụng. Nếu thời tiết lạnh hơn, bà con cần 36 tiếng ủ thức ăn trước khi cho heo ăn.
  5. Khi mở thùng, bà con thấy có mùi thơm nhẹ, hơi chua là thức ăn đã có thể cho heo ăn. Phương pháp nuôi heo mau lớn với thức ăn ủ men có thể tiến hành ngay từ giai đoạn heo con.

Lưu ý đối với thức ăn ủ men ướt

  • Bà con không nên mở ra đóng vào thức ăn thường xuyên trong quá trình ủ, tránh sự xâm nhập của nấm mốc. Không nên cho heo ăn thức ăn đã có dấu hiệu mốc trắng mặt, đổi màu, đổi mùi. Nên chọn những nguồn bột đạt tiêu chuẩn, còn tươi mới để ủ men, phương pháp nuôi heo mau lớn bằng thức ăn lên men cho hiệu quả tốt nhất.
  • Bà con nên ủ lượng thức ăn đủ cho khoảng 2 đến 3 ngày, không nên để thức ăn quá lâu dễ hỏng và sinh bệnh cho heo.

Từ 2 loại thức ăn này, bà con có thể hoàn toàn yên tâm việc heo lớn nhanh, khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, tăng trưởng đều và cho giá trị kinh tế cao. Ngoài ra để năng suất được hiệu quả, bà con hãy tìm hiểu về các loại thức ăn bổ sung cho heo. Trên đây là 2 cách ủ men thức ăn được đưa vào phương pháp nuôi heo mau lớn.
Tham khảo: Làm giàu từ nuôi heo

Ngôi nhà sàn rộng rãi, vững chãi của chị Thắm nằm giữa tổ 2, thị trấn Điện Biên Đông. Bên phải ngôi nhà, cách chừng 10 m là dãy chuồng lợn hình chữ L, với nhiều ngăn thoáng mát. Chị Thắm đang tranh thủ vệ sinh chuồng lợn và không quên tắm mát cho đàn lợn, trước cái nắng oi ả nơi miền sơn cước này. Dường như đã quen với việc chăm sóc của chủ nhân, đàn lợn hiền lành đứng hưởng thụ.

Chị Thắm luôn vệ sinh chuồng lợn sạch sẽ

Chỉ vào đàn lợn béo tốt, chị Thắm vui vẻ cho biết: Nhờ nuôi lợn mà gia đình chị đã thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám, vươn lên thành hộ khá giàu trong tổ dân phố. Cách đây khoảng 10 năm, cũng như nhiều hộ dân khác ở thị trấn Điện Biên Đông, cuộc sống gia đình chị thiếu trước, hụt sau vì chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, ngô. Với suy nghĩ, nếu chỉ dựa vào cây lúa, cây ngô thì thoát nghèo cũng khó nói gì đến làm giàu, chị bàn với trồng nuôi lợn nái.

Những năm đầu, phần vì thiếu vốn, phần chưa có kinh nghiệm nên chị chỉ dám nuôi một cọn lợn nái. Khi lợn sinh sản, chị không bán giống mà giữ lại nuôi thương phẩm. Nhờ bà chủ mát tay, đàn lợn nhà chị con nào, con nấy cũng “hay ăn, chóng lớn” lứa nào bán hết lứa đấy và bán được với giá cao. Kinh tế gia đình chị dần ổn định.

Mỗi ngày, chị Thắm nấu một nồi rượu, vừa lấy rượu bán vừa lấy bỗng nuôi lợn

Tích cóp được ít vốn, năm 2012, chị bàn với chồng mở rộng chuồng trại để nhân đàn lợn nái. Lứa lợn con sau đó, chị chọn ra 3 con lợn cái đẹp nhất để gầy thành lợn nái.

“Từ năm 2013 trở lại đây, trong chuồng lợn nhà tôi thường ổn định 4 con lợn nái. Một con lợn nái đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa trung bình 10 con, tôi giữ hết lại để nuôi thương phẩm. Mỗi năm, tôi xuất ra thị trường khoảng 8 tấn lợn hơi, thu về hơn 300 triệu đồng. Trừ chi phí, tôi còn lãi gần 200 triệu đồng/năm...” – chị Thắm phấn khởi cho hay.

Nhờ nuôi lợn, gia đình chị Thắm đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu

Chị Thắm nuôi giống lợn lai, mình dài. Khi đàn lợn còn nhỏ, chị cho chúng ăn cám công nghiệp. Từ khi lợn đạt trọng lượng khoảng 20 kg trở đi đến lúc xuất bán, chị lấy bỗng rượu nấu chín với bột ngô, sau đó trộn với cám gạo làm thức ăn hàng ngày cho lợn.

“Bỗng rượu có nhiều chất dinh dưỡng, làm thức ăn cho lợn thì khó có loại thức ăn nào sánh kịp. Đàn lợn nhà tôi được ăn bỗng rượu trộn với bột ngô, cám gạo, nên lớn nhanh, khỏe mạnh. Mỗi ngày, tôi nấu một nồi rượu, khoảng 10 lít vừa lấy rượu để bán, vừa lấy bỗng rượu cho lợn ăn. Thỉnh thoảng, tôi cho lợn ăn thêm ít rau xanh....” – anh Lò Văn Minh [chồng chị Thắm] bảo vậy.

Vì không nuôi công nghiệp nên lợn nhà chị Thắm được thương lái tin tưởng, chọn mua với giá cao hơn giá ngoài thị trường. Mỗi lần xuất bán là thương lái lại đánh cả xe ô tô vào tận nhà chị để cân mua.

Đàn lợn nhà chị Thắm, con nào, con nấy cũng béo tốt, khỏe mạnh

Theo chị Thắm, giá lợn hơi ở thị trấn Điện Biên Đông cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi giá lợn hơi trong cả nước “xuống dốc không phanh”. Thời điểm đó, chị Thắm không xuất bán đàn lợn thịt đến kì xuất chuồng mà giữ lại nuôi cầm chừng, nhờ vào nguồn thức ăn chủ yếu là bỗng rượu. Vì là vùng sâu, vùng xa nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, giá lợn hơi ở huyện Điện Biên Đông đã tăng trở lại, chị xuất bán lứa lợn đó được hơn 4 tấn, lãi gần 100 triệu đồng.

“Từ khi nuôi lợn đến nay, tôi chưa từng bị thua lỗ. Đàn lợn của gia đình luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tôi chủ động tiêm phòng cho đàn lợn theo định kì. Sau khi lợn con đẻ được 3 ngày, tôi tiêm sắt phòng bệnh phân trắng xảy ra đối với lợn con. Nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm tôi lãi gần 200 triệu đồng từ bán lợn thịt ra thị trường...” – chị Thắm cho hay.

Video liên quan

Chủ Đề