Cách sử dụng máy thử đường huyết tại nhà

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị bệnh tiểu đường, hoặc các vấn đề liên quan đến lượng đường huyết trong máu. Cách sử dụng máy đo đường huyết như thế nào cho đúng, thì hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Những lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết

Khi đi mua máy đo đường huyết, các bạn cần lưu ý, một số điểm dưới đây
Xuất xứ của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: Medistar, Omron … Đây là một số máy có nguồn gốc từ Thụy Sỹ, Nhật, Mỹ…chất lượng đảm bảo.

Que thử

Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code. Đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.

Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể

Bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.

Chỉ cần một mẫu máu nhỏ

Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters
Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết. Bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng.

Bộ nhớ của máy lớn

So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.
Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.

Có phần mềm kèm theo máy

Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.

Dễ dàng sử dụng:

Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.

Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Các bước chuẩn bị

Khi đo đường huyết với máy đo đường huyết, tùy từng loại máy khác nhau mà có thể tiết giảm những dụng cụ sử dụng, tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường huyết khi dùng để đo đường huyết cần những vật dụng sau: – Hộp đựng que lấy máu – Hộp kim – Bút bắn kim – Máy đo đường huyết. – Hộp đựng các miếng cồn

Ngoài những vật dụng cần thiết trên đây, bạn cũng chuẩn bị thêm nước ấm, xà phòng để rửa tay trước và sau quá trình đo đường huyết với máy đo đường huyết.

Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có cơ hội phòng tránh những biến chứng khôn lường. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa tiện đi khám, bạn có thể áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà mà Hello Bacsi gợi ý sau đây.

Để biết chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không thì cách tốt nhất là phải đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng nếu tình huống chưa cho phép bạn làm điều này ngay thì bạn vẫn có thể thử đường huyết tại nhà.

Cách thử tiểu đường tại nhà phù hợp với đối tượng nào?

Giới chuyên gia khuyến cáo bạn nên áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà nếu thấy bản thân đang có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như:

  • Mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, xét nghiệm thấy nồng độ chất béo trung tính [triglycerid] cao
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên có lối sống tĩnh tại
  • Nữ giới mang thai hoặc đang gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]
  • Thừa cân, béo phì
  • Có thói quen ăn nhiều chất đường bột
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài

Đặc biệt những đối tượng có triệu chứng sau đây nhưng chưa thể đi khám ngay nên thử tiến hành thử tiểu đường tại nhà càng sớm càng tốt:

  • Cảm thấy khát nước
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Luôn thấy đói, thậm chí cả sau khi ăn
  • Tầm nhìn mờ
  • Tiểu tiện thường xuyên hơn bình thường

Những biểu hiện vừa liệt kê thường là dấu hiệu sớm cảnh báo tiểu đường type 1 hoặc đái tháo đường thai kỳ. Riêng đái tháo đường type 2 sẽ diễn tiến âm thầm, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc để ý thấy vết thương lâu lành.

Thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý bệnh từ đầu và ngăn biến chứng xảy ra. Việc này cũng góp phần chẩn đoán tiền tiểu đường nhằm để bác sĩ lên kế hoạch sớm giúp bạn trì hoãn hoặc ngăn bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2.

Hãy đọc thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

Có 2 cách để bạn thử tiểu đường tại nhà gồm sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.

1. Test nhanh tiểu đường bằng cách sử dụng máy đo đường huyết

Dùng máy đo đường huyết là cách kiểm tra xem có bị tiểu đường hay không ngay tại nhà. Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là bạn phải có sẵn máy đo đường huyết tại nhà và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày với hướng dẫn thử tiểu đường thông qua các bước sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và lau khô [hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay]
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút
  • Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn
  • Thực hiện cách lấy máu thử tiểu đường: Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
  • Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà là nếu chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [theo khuyến cáo của CDC Hoa kỳ], đặc biệt là nếu việc kiểm tra bằng cách thử máy tiểu đường được lặp lại mà vẫn cho kết quả tương tự.

2. Cách thử tiểu đường tại nhà thông qua xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà nhưng bạn cũng phải sắm cho mình một thiết bị đo phù hợp. Loại này hiện có bán ở các cửa hàng vật tư y tế hoặc trên những trang thương mại điện tử uy tín.

Các bước thực hiện để đo đường huyết tại nhà cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết. Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu bạn phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết, loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.

Cách nhận biết bệnh tiểu đường tại nhà khi thực hiện xét nghiệm HbA1C là nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường [theo CDC].

Thử đường huyết tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh không?

Mặc dù có nhiều cách kiểm tra xem có bị tiểu đường không tại nhà nhưng việc kiểm tra tiểu đường này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Tuy mức đường huyết sẽ dao động khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày và việc kiểm tra sức khỏe thường quy chưa chắc đã chỉ ra bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng điều này không đồng nghĩa là cách thử tiểu đường tại nhà cho kết quả chính xác 100%. Nếu đang có thai, bạn cũng không nên tin vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu bạn tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ thì tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác nhằm củng cố kết quả. Hơn nữa, việc thăm khám cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát đường huyết của mình. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để bạn áp dụng biện pháp thử tiểu đường tại nhà.

Để thu được kết quả khách quan nhất, lời khuyên là bạn nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không tập trung vào một ngón. Đồng thời, không tiến hành thử tiểu đường nhiều lần trong ngày mà phải tạo thói quen đo định kỳ. Thêm nữa, việc thử đường huyết tại nhà không đúng thao tác hoặc tái sử dụng que thử, kim lấy máu cũng sẽ làm kết quả bị sai.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cách thử tiểu đường tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Đừng bỏ lỡ cơ hội trò chuyện cùng đội ngũ bác sỹ và chuyên gia về tiểu đường.

Không chỉ có những chuyên gia, mà còn là hàng ngàn câu chuyện được chia sẻ từ chính những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường để chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề