Cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Câu hỏi: Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay?

Trả lời:

Bản tường trình về cách sơ cứu – Bản mẫu 1

Tên bài: Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay.

Nhóm 1: gồm 2 thành viên là: Khánh Chi, Phương Anh.

I. Mục đích:

- Giúp biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Từ nguyên nhân gãy xương -> biết cách bảo vệ xương.

II. Chuẩn bị:

- 3 cuộn băng y tế.

- 3 băng gạc y tế.

- 1 cái nẹp.

- kéo cắt.

III. Các bước tiến hành:

B1: Để nạn nhân nằm yên hoặc ngồi yên đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.

B2: Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy, lót giữa hai đầu nẹp là băng gạc đồng thời buộc cố định.

B3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay quấn như vậy hai vòng.

-Băng bó cố định:

+ Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

+ Băng cần quấn chặt.

+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

Bản tường trình về cách sơ cứu– Bản mẫu 2

Tên bản tường trình:Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay.

Nhóm gồm các thành viên là:

I. Mục đích:

- Giúp biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Từ nguyên nhân gãy xương -> biết cách bảo vệ xương.

II. Chuẩn bị:

- 3 cuộn băng y tế.

- 3 băng gạc y tế.

- 1 cái nẹp.

- kéo cắt.

III. Các bước tiến hành:

B1: Để nạn nhân nằm yên hoặc ngồi yên đồng thời dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.

B2: Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy, lót giữa hai đầu nẹp là băng gạc đồng thời buộc cố định.

B3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay quấn như vậy hai vòng.

B4: Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung vềSơ cứu đúng cách dưới đây nhé!

Đối với trường hợp gấp được khớp khuỷu:


Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay [tư thế co]. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90 độ đỡ cả cánh tay và cẳng tay băng lại. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở trên và một ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay [trên, dưới ổ gãy]. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Đối với trường hợp không thể gấp khuỷu tay được:
Không đượccố dùng sức để gấp khuỷu tay. Hướng dẫn nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị thương vị trí đó nếu có thể. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí: Quanh cổ tay và đù; Quanh cánh tay và ngực; Quanh cẳng tay và bụng. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá lại và điều trị đúng.

Các bước sơ cứu

Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ [hay tre] vào chỗ xương gãy.

Bước 2:Lót trong nẹp bằng gạc [hay vải mềm] gấp dày ở các chỗ đầu xương.

Bước 3:Buộc cố định ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên có xương gãy.

Chú ý:

- Áp nẹp gỗ vào mặt ngoài cẳng tay.

- Nẹp phải dài từ khuỷu tay -> bàn tay.

Băng cố định xương cẳng tay

- Dùng băng y tế [hay vải] quấn chặt từ khuỷu tay ra cổ tay.

- Buộc định vị, làm dây đeo cảng ta vào cổ [cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông].

+ Cách quấn băng từ trong ra ngoài từ khủy tay tới cổ tay.

+ Cầm ngửa quận băng.

Băng cố định xương đùi

- Sơ cứu, băng bó nạn nhân ở tư thế nằm;

- Nẹp phải dài từ sườn đến gót chân;

- Buộc cố định ở phần thân;

- Quấn băng từ cổ chân vào.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    I – Bài tập lí thuyết

    Bài tập 1 [trang 31 VBT Sinh học 8]: Hãy nêu những nguyên nhân gãy xương.

    Trả lời:

    Các nguyên nhân gãy xương: Tai nạn trong lao động, chạy nhảy, chơi thể thao, vi phạm an toàn giao thông, mang vác nặng, ngã…

    Bài tập 2 [trang 31 VBT Sinh học 8]: Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

    Trả lời:

    Mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.

    – Ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gãy.

    – Lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

    Bài tập 3 [trang 31 VBT Sinh học 8]: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý điều gì?

    Trả lời:

    Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần chú ý:

    – Đội mũ bảo hiểm.

    – Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.

    – Đi trên đường cần chú ý quan sát.

    Bài tập 4 [trang 31 VBT Sinh học 8]: Khi gặp người tai nạn gãy xương, có nên nắn tại chỗ xương gãy không? Vì sao?

    Trả lời:

    – Khi gặp người tai nạn gãy xương, không nên nắn tại chỗ xương gãy, vì:

    Khi nắn có thể làm chỗ xương gãy đâm vào mạch máu, cơ, dây thần kinh, gây rách cơ, da; thậm chí có thể gây chết người do mất máu [không cầm máu được khi xương đâm vào mạch máu].

    II – Bài tập kĩ năng

    Bài tập 1 [trang 32 VBT Sinh học 8]: Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải làm gì?

    Trả lời:

    Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần phải:

    – Đặt nạn nhân nằm yên.

    – Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.

    – Tiến hành sơ cứu.

    Bài tập 2 [trang 32 VBT Sinh học 8]: Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy tay.

    Trả lời:

    Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy tay:

    – Phương pháp sơ cứu:

    + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

    – Băng bó cố định:

    + Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

    + Băng cần quấn chặt.

    + Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

    Bài tập 3 [trang 32 VBT Sinh học 8]: Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy chân.

    Trả lời:

    Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy chân:

    – Phương pháp sơ cứu:

    + Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

    – Băng bó cố định:

    + Băng từ cổ chân vào.

    + Nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động.

    Hầu hết các vết thương này có thể được chữa trị bằng cách chườm đá lạnh bằng túi chườm hoặc lấy khăn bọc lấy đá và để lên vết thương trong 20 phút và làm liên tục như vậy trong 4 giờ. Sau đó bó vùng bị thương lại liên tục trong 48 giờ bằng băng thun có độ đàn hồi và giữ ở độ cao nhất định. Nếu nạn nhân cảm thấy tê, ngứa hay đau hơn tức là đang bị băng bó quá chặt. Đá và băng bó sẽ giúp giảm đau, chảy máu và sưng tấy để vết thương được lành nhanh hơn.

    Hãy gác phần cơ thể bị thương lên cao và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ. Nếu vết thương nghiêm trọng hơn, hãy đưa đến bác sĩ để được khám và chữa trị. Bong gân thường phổ biến ở người lớn, trong khi đó trẻ dưới 12 và 14 tuổi thì có thể là nứt gãy xương.

    Các bác sĩ điều trị gãy xương như thế nào?

    Bác sĩ sẽ điều trị gãy xương bằng cách:

    Sau khi xác định được chỗ gãy, bác sĩ sẽ nắn cho xương thẳng lại rồi mới bó bột. Đôi khi cần phải phẫu thuật để đặt đinh vít hoặc nẹp vào bên trong để giữ các đoạn xương nằm thẳng với nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn, xương của bạn có thể mất 6-8 tuần mới có thể lành hoàn toàn.

    Bạn nên tự chăm sóc chỗ xương như thế nào?

    Sau khi phẫu thuật, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng hay không. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm đau và giảm sưng.

    Trong thời gian bó bột, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và tránh nâng vật nặng hoặc lái xe. Tránh xa những nơi có nhiệt độ cao và không nên làm ướt bột.

    Nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng nạng, bạn hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng chúng sao cho đúng. Nếu cảm thấy ngứa bên trong phần chi bị băng bột, bạn không nên dùng bất cứ vật gì chọt vào đó. Thay vì vậy, hãy thổi không khí mát vào khe giữa bột và da để làm dịu bớt cảm giác ngứa.

    Điều bạn cần nhớ là khi bị gãy xương, hãy gọi ngay cho xe cấp cứu hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị. Hãy luôn giữ bình tĩnh. Nếu bạn đang chăm sóc cho người bị gãy xương, hãy luôn nói chuyện để họ không quá chú tâm vào cơn đau của mình.

    Phòng ngừa tổn thương cơ, xương và khớp?

    Mọi cơ bắp lớn nhỏ trong cơ thể đều hoạt động khi ta nâng một vật lên. Tuy nhiên, những cơ lớn thường hoạt động nhiều hơn để giảm bớt sức nặng lên những cơ yếu hơn khi nâng đồ vật.

    Không nên giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu trong những hoạt động hàng ngày. Các cơ sẽ trở nên mỏi mệt khi ta thực hiện các hành động như giữ phần hông hướng cong về phía trước quá lâu.

    Dùng sức vừa phải khi hoạt động, việc sử dụng cơ quá mức trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các cơ và có thể dẫn đến bị thương.

    Hello Bacsi hy vọng những cách sơ cấp cứu trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, cũng như bị chấn thương cơ xương khớp trước khi xe cấp cứu đến.

    Video liên quan

    Chủ Đề