Cách phạt trẻ bướng bỉnh

Phương pháp dạy con trai bướng bỉnh không khó để áp dụng nếu như bạn hiểu rõ tâm lí của con mình. Khác với bé gái, các bé trai thường có xu hướng nổi loạn và không vâng lời từ sớm. Đây là một biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên vì không biết cách xử lý, nhiều gia đình lại khiến trẻ ngày một bướng bỉnh và khó dạy hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm việc đó hiệu quả hơn, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

  • Rất nhiều gia đình không biết cách dạy con trai bướng bỉnh
  • Cách dạy trẻ ngang bướng với 6 bước

Rất nhiều gia đình không biết cách dạy con trai bướng bỉnh

Ở từng độ tuổi, con trẻ sẽ có những sự phát triển tính cách và tâm lý khác nhau. Thông thường sẽ đến một giai đoạn, các cháu không còn dễ bảo, ngoan ngoãn như trước. Thay vào đó, trẻ trở nên nghịch ngợm, bướng bỉnh hơn. Nhiều bé luôn có xu hướng chống đối lại ý kiến của bố mẹ.

Với bé trai, tình trạng này xuất hiện sớm hơn và gay gắt hơn bé gái. Rất nhiều gia đình đều sẽ phải đối mặt với vấn đề này. Không ít ông bố bà mẹ bối rối và không biết cách xử trí với con. Muốn dạy con trai bướng bỉnh thì đầu tiên, bạn cần nắm được các nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.

Khi trẻ phát triển đến một độ tuổi nhất định sẽ không còn nghe lời và trở nên bướng bỉnh [Ảnh: istockphoto]

Bạn có thể chưa biết:

Bố mẹ quá nuông chiều khiến con trai cưng trở nên bướng bỉnh

Tại sao trẻ lì không nghe lời? Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các bé trai trở nên khó bảo. Việc bạn quá nuông chiều khiến trẻ có thói quen đòi hỏi và muốn được đáp ứng mọi yêu cầu. Bố mẹ vì quá thương con dễ dàng thỏa hiệp với bé, đáp ứng mọi yêu cầu dù vô lý của con. Dần dà, bé trở nên bướng bỉnh, ích kỷ và luôn muốn mọi thứ phải theo ý mình.

Cha mẹ quá hà khắc, tạo áp lực cho trẻ

Cha mẹ quá nghiêm khắc, gia trưởng cũng khiến trẻ dễ sinh tính bướng bỉnh. Khác với bé gái, bé trai thường mạnh mẽ và có sự phản kháng lớn hơn. Khi bị áp đặt quá nặng nề bởi những phụ huynh hà khắc, bé sẽ nảy sinh phản xạ chống đối, trẻ nghịch ngợm không nghe lời.

Cách dạy con ở gia đình thiếu sự nhất quán

Đây là vấn đề thường xảy ra ở những bé sống cùng bố mẹ và ông bà. Thông thường ông bà sẽ đối xử với cháu theo những phương pháp cổ điển. Ngược lại cha mẹ lại chọn các cách dạy con khác hiện đại hoặc lạ lẫm hơn. Sự khác biệt này khiến bé trai không biết nghe theo ai. Tuy nhiên dần dần trẻ sẽ tận dụng những mâu thuẫn này và đòi hỏi những điều có lợi cho mình từ cả 2 phía. Bé học được cách làm nũng tốt hơn và cũng bướng bỉnh, khó nghe lời hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Cách dạy trẻ ngang bướng với 6 bước

Theo dõi và phân tích hành vi, tính cách của trẻ

Trước khi áp dụng những cách dạy con trai bướng bỉnh, bố mẹ trước hết cần hiểu rõ vấn đề của trẻ. Hãy khoan áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Thay vào đó, bạn và chồng nên dành thời gian để quan sát trẻ nhiều hơn.

Hãy chú ý vào các hành vi phản kháng cũng như mức độ bướng bỉnh của trẻ. Từ đó, cả hai tập trung phân tích nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh. Nắm được vấn đề, bạn mới có thể xây dựng được cách dạy trẻ bướng bỉnh phù hợp.

Ba mẹ có thể theo dõi và phân tích hành vi của trẻ từ đó có thể đưa ra hướng xử lý thích hợp [Ảnh: istockphoto]

Bình tĩnh khi con trai đang “nổi loạn”

Thật khó để không nổi giận trước một đứa trẻ bướng bỉnh và thích nổi loạn. Tuy nhiên để giúp con trai phá bỏ tính cách này, bố mẹ cần giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh. Những phản ứng cáu gắt, la hét, trách phạt chỉ khiến tình hình tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể phớt lờ trong khi trẻ đang nổi loạn.

Nếu con muốn làm điều không đúng như đập phá đồ vật, chạy nhảy la hét… bạn hãy nhẹ nhàng đưa trẻ sang một nơi khác không thuận lợi để thực hiện các hành vi trên. Trong trường hợp này, phòng ngủ trống là một lựa chọn phù hợp.

Dạy điều đúng từ chính lỗi sai của con

Bé trai có tính cách độc lập lớn hơn bé gái. Thế nên bạn đôi khi không thể dạy con theo cách thông thường là mẹ nói, con nghe và làm theo. Khi đó, bạn cần để cho trẻ tự trải nghiệm lỗi lầm, tự nhân ra cái sai của mình rồi mới dần giải thích cho trẻ.

Tất nhiên, cách dạy trẻ ngang bướng này chỉ có thể áp dụng ở các vấn đề không nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Với những đòi hỏi nguy hiểm, bố mẹ hãy cho trẻ xem hậu quả từ các câu chuyện hoặc hình ảnh tương tự. Hãy kiên trì giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu và biết đó là điều sai lầm và nguy hiểm cho chính trẻ.

Giải thích sai lầm của con khi phù hợp là cách dạy trẻ bướng bỉnh ba mẹ cần nhớ

Những bé trai bướng bỉnh thường có cá tính rất mạnh. Một số trẻ không thể chấp nhận lời dạy của bố mẹ trong cơn kích động. Do đó, phương pháp dạy con trai bướng bỉnh là hãy chọn một thời điểm khác để dạy con điều đúng đắn. Khi trẻ đang vui vẻ, thoải mái và cởi mở là lúc bạn nên bắt đầu trò chuyện với con.

Dạy cho con về giá trị của sự sẻ chia và những điều tử tế

Trẻ em bướng bỉnh nói chung và bé trai nói riêng thường ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác. Do vậy, một trong những phương pháp dạy con trai bướng bỉnh là giúp bé nhận ra giá trị của sự sẻ chia. Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện hay về những điều tử tế, những tấm gương quan tâm đến mọi người. Từ đó, bạn sẽ dần nuôi dưỡng những tính cách tốt đẹp và đẩy lùi tính xấu ở con trai cưng.

Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con

Trẻ con trở nên bướng bỉnh, khó bảo đôi khi chính là kết quả của việc con đòi bất cứ gì ba mẹ cũng nhanh chóng đáp ứng. Khi việc này đòi hỏi và đáp lại này diễn ra thường xuyên, sẽ vô tình làm cho trẻ nhận thức rằng ba mẹ rất dễ dàng, luôn thuận theo mong muốn của con. Nên bỗng nhiên trẻ không còn nhận được sự chiều chuộng ấy nữa, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức và la hét. Chính vì vậy, ba mẹ hãy học cách phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ cũng là một trong những cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh và cứng đầu của con, đặc biệt là những bé trai.

Việc phớt lờ các yêu cầu của con sẽ giúp trẻ nhận ra được mình đang sai ở đâu [Ảnh: istockphoto]

Không để trẻ có điều kiện và cơ hội nuôi dưỡng tính bướng bỉnh

Đây là bước cuối cùng trong cách dạy con trai bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn. Bạn cần bỏ đi các thói quen xấu của mình và gia đình khi dạy trẻ. Nhiều trẻ bướng bỉnh để lôi kéo sự chú ý, quan tâm của bố mẹ. Do đó, bạn nên học cách “làm ngơ” khi trẻ kích động. Điều này khiến trẻ cảm thấy việc nổi loạn không còn tác dụng để làm nũng. Từ đó, bé trai cũng không thể nuôi dưỡng tính cách bướng bỉnh và nổi loạn của mình.

Tạm kết

Đôi khi bố mẹ có thể cảm thấy vất vả hay khó khăn khi nuôi dạy con trai bướng bỉnh. Nhưng bố mẹ đừng quá buồn hay trách móc con trai bé bỏng nhé. Vì theo một số nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ không vâng lời, bướng bỉnh ngay từ nhỏ thường là những đứa trẻ mạnh mẽ, độc lập. Khi trưởng thành có nhiều khả năng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và cũng có thể trở thành một doanh nhân thành đạt. Những đứa trẻ càng thông minh sẽ biết phản đối quyền hay trẻ sẽ có suy nghĩ sáng tạo hơn, đôi khi vượt qua lối suy nghĩ thông thường.

Trong suốt quá trình nói chuyện, hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khó chịu rồi từ từ làm dịu cơn “nổi loạn” của con. Hãy nhớ kiên nhẫn chính là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Cách dạy dỗ trẻ bướng bỉnh là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Ảnh Internet 

Trên thực tế, không phải bất cứ một đứa trẻ nào có cá tính mạnh cũng bướng bỉnh. Vì vậy, việc phân biệt trẻ có tính cách mạnh mẽ hay ương bướng rất quan trọng để giúp cha mẹ có hành động phù hợp.

Một đứa trẻ cá tính thường khá thông minh và sáng tạo. Chúng sẽ đặt rất nhiều câu hỏi mà đôi khi khiến chúng ta nghĩ là chúng có ý định nổi loạn. Chúng có chính kiến và là người thích hành động. Mặt khác, trẻ bướng bỉnh thường rất bảo thủ và không sẵn sàng lắng nghe những gì bạn nói.

Dưới đây là một số đặc điểm khác thường thấy ở một đứa trẻ bướng bỉnh:

  • Trẻ có nhu cầu mạnh mẽ về việc được thừa nhận và lắng nghe nên sẽ thường xuyên tìm cách thu hút sự chú ý của bạn
  • Trẻ có thể độc lập một cách cực đoan
  • Trẻ cam kết và quyết tâm làm những gì chúng thích
  • Trẻ nổi cơn thịnh nộ một cách thường xuyên [dù đây là trạng thái phổ biến ở mọi đứa trẻ nhưng trẻ bướng bỉnh thể hiện nó với mật độ dày hơn]
  • Trẻ có xu hướng lãnh đạo người khác, và thường tỏ ra kẻ cả
  • Trẻ thích làm mọi thứ theo tốc độ của mình 
Trẻ bướng bỉnh hay nổi cơn thịnh nộ. Ảnh Internet 

2. Hiểu tâm lý trẻ bướng bỉnh

Nếu sự quyết tâm là một trong những đức tính của bạn thì chắc chắn bạn cũng muốn nhìn thấy nó ở trẻ. Tuy nhiên, điều khó khăn là bạn nhận biết được sự khác biệt giữa quyết tâm và bướng bỉnh. Vậy làm thế nào để bạn phân biệt được hai đặc điểm này ở trẻ?

Từ quyết tâm được định nghĩa là “sự vững chắc của mục đích”. Trong khi đối với bướng bỉnh, đó là một quyết tâm không lay chuyển được để làm điều gì đó hoặc hành động theo một cách cụ thể.

Nói một cách đơn giản thì bướng bỉnh nghĩa là từ chối thay đổi một suy nghĩ, hành vi hay hành động của một người, bất kể áp lực bên ngoài tác động lên.

Sự bướng bỉnh ở trẻ em có thể do di truyền hoặc là một hành vi mắc phải do ảnh hưởng của môi trường. 

Trẻ bướng bỉnh có thể do di truyền hoặc do môi trường tác động. Ảnh Internet

Cách dạy dỗ trẻ bướng bỉnh đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn và nỗ lực cao hơn bình thường, vì bạn sẽ cần quan sát kĩ mô hình hành vi của trẻ.

Một vài lời khuyên dưới đây có thể hưu ích cho bạn trong việc đối phó với một đứa trẻ bướng bỉnh.

3. Một số lời khuyên hữu ích giúp bạn dạy dỗ trẻ bướng bỉnh

3.1. Hãy lắng nghe trẻ

Giao tiếp là một con đường hai chiều. Nếu bạn muốn trẻ lắng nghe mình, thì bản thân bạn phải lắng nghe con trước. Vì trẻ bướng bỉnh thường khá bảo thủ và có xu hướng hay phản đối. Nếu cảm thấy mình không được lắng nghe, trẻ sẽ có khuynh hướng cãi lại và trở nên thách thức.

Tuy nhiên, đa phần việc lắng nghe và trò chuyện một cách cởi mở sẽ giúp cải thiện sự ương bướng của trẻ khi chúng đang khăng khăng muốn hoặc không muốn làm một việc gì đó.

Ví dụ, nếu trẻ nổi cáu và không muốn tiếp tục ăn bữa trưa của mình, thay vì ép trẻ ăn tiếp, bạn hãy hỏi trẻ tại sao không muốn ăn và lắng nghe câu trả lời của con. Trẻ có thể đơn giản chỉ đang đùa giỡn hoặc thực sự bị đau bụng.

Thay vì la mắng bực bội với trẻ, bạn hãy hỏi han con khi con bướng. Ảnh Internet

3.2. Hãy đừng ép buộc trẻ

Khi bạn ép buộc trẻ một việc gì đó, trẻ thường sẽ nổi loạn và làm ngược lại những gì bạn nói. Một thuật ngữ định nghĩa chính xác hành vi này đó chính là “phản tác dụng” – đây là một đặc điểm chung của những trẻ ương bướng [nó cũng là một bản năng và không chỉ giới hạn ở trẻ em].

Thay vì ép buộc, bạn hãy kết nối với trẻ.

Ví dụ, việc ép buộc trẻ đi ngủ, khi trẻ đang khăng khăng muốn xem tivi, sẽ không có tác dụng gì. Thay vào đó, bạn hãy cùng ngồi lại với trẻ và thể hiện sự quan tâm đến những gì trẻ đang xem. Lúc này, có khả năng trẻ sẽ phản ứng tích cực, và bạn có cơ hội để nói chuyện với trẻ về việc đi ngủ khi đến giờ.

Trẻ em có sự kết nối với cha mẹ hoặc người chăm sóc thường cũng muốn hợp tác. Việc thiết lập một mối liên hệ vững chắc với những đứa trẻ thích thách thức sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với chúng hơn.

Bạn có thể thực hiện bước đầu của sự kết nối với trẻ ngay hôm nay bằng cách hãy ôm chúng. 

Việc bạn la mắng trẻ có thể đem lại tác dụng ngược. Ảnh Internet 

3.3. Hãy cho trẻ lựa chọn

Trẻ bướng bỉnh thường có suy nghĩ và quyết định riêng nên sẽ không thích được bảo phải làm gì. Nếu bạn nói với con gái 4 tuổi của mình phải đi ngủ lúc 9 giờ tối, bạn sẽ nhận được câu trả lời không. Hay nếu bạn lựa chọn cho cậu con trai 6 tuổi của mình một món đồ chơi, thì phản ứng của con sẽ là không muốn nó.

Do vậy, thay vì chỉ huy, bạn hãy cho trẻ lựa chọn. Thay vì bắt trẻ đi ngủ, bạn hãy hỏi trẻ muốn nghe câu chuyện A hay B trước khi ngủ.

Bạn có thể vẫn phải nghe câu trả lời: “Con không muốn đi ngủ” từ trẻ. Khi đó, hãy bình tĩnh và nói với trẻ đó không phải là một trong những lựa chọn. Bạn hãy lập lại điều này với trẻ nhiều lần nếu cần và với thái độ hòa nhã nhất có thể. Khi bạn nhận thấy trẻ bắt đầu lung lay nghĩa là cách giải quyết của bạn đã có hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là quá nhiều lựa chọn trước mắt cũng không phải là tốt. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu trẻ chọn một bộ đồ trong tủ quần áo, trẻ sẽ rất bối rối. Bạn có thể tránh trường hợp này bằng cách giới hạn sự lựa chọn của trẻ xuống còn 2-3 bộ [tất nhiên do bạn chọn], và để trẻ chọn trong số đó. 

Thay vì chỉ huy, bạn hãy cho trẻ sự chọn lựa. Ảnh Internet

3.4. Hãy bình tĩnh

Việc quát tháo một đứa trẻ đang thách thức và phản đối sẽ dễ dàng biến cuộc trò chuyện giữa bạn với trẻ thành một cuộc chiến và sẽ làm cho tình huống trở nên tệ hơn.

Bạn cần ý thức được vai trò điều khiển cuộc nói chuyện để đi đến kết luận thực tế chính là của bạn, phụ thuộc vào bạn. Vì vậy, bạn hãy giúp trẻ hiểu được sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong các cuộc giao tiếp , không chỉ riêng với bạn, mà còn với những người lớn khác.

Để giữ được bình tĩnh, bạn hãy thực hiện tất cả những hoạt động mà bạn thấy có tác dụng như thiền, hít thở, đi dạo, nghe hoặc chơi nhạc tại nhà để ngay cả trẻ cũng có thể nghe được. Thỉnh thoảng, bạn có thể mở loại nhạc trẻ thích để con cũng cảm thấy mình được tôn trọng và thư giãn. 

Bạn hãy giúp trẻ hiểu được sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong các cuộc giao tiếp. Ảnh Internet 

3.5. Hãy tôn trọng trẻ

Trẻ thường sẽ không chấp nhận thẩm quyền của bạn [dù công khai hay trong ý nghĩ] nếu bạn bắt buộc chúng.

Bạn hãy thể hiện sự tôn trọng trẻ bằng cách:

  • Hãy tìm kiếm sự hợp tác của trẻ, đừng nhấn mạnh vào việc tuân thủ các chỉ thị
  • Hãy đưa ra các quy tắc một cách nhất quán cho mọi trẻ trong nhà, đừng nới lỏng vào một thời điểm nào đó với riêng một trẻ nào chỉ vì bạn thấy thuận tiện
  • Hãy thông cảm với trẻ và đừng bao giờ phớt lờ cảm xúc cũng như suy nghĩ của chúng
  • Hãy để trẻ tự làm những gì có thể cho bản thân. Bạn nên tránh bị cám dỗ làm điều gì đó cho con với mục đích làm giảm gánh nặng cho chúng trong khi những việc đó chúng có thể tự làm được. Điều này cũng cho trẻ thấy bạn tin tưởng chúng
  • Hãy nói rõ ý của bạn và làm đúng những gì bạn nói
  • Hãy hướng dẫn trẻ bằng ví dụ và hành động của chính bạn. Đây chính là câu thần chú bạn nên tuân theo vì trẻ đang quan sát bạn mọi lúc. 
Hãy nói rõ ý của bạn và làm đúng những gì bạn nói. Ảnh Internet

3.6. Hãy hợp tác với trẻ

Trẻ bướng bỉnh hay những trẻ có cá tính mạnh thường rất nhạy cảm với cách đối xử của bạn với chúng. Vì vậy bạn hãy thận trọng với từ ngữ bạn nói ra, ngôn ngữ cơ thể bạn biểu hiện và cao độ giọng nói của bạn. Khi trẻ không còn thấy thoải mái với hành vi của bạn, chúng sẽ làm tất cả những gì chúng cho là có thể bảo vệ bản thân như phản đối, cãi lại, hay thể hiện thái độ gây hấn.

  • Thay đổi cách bạn tiếp cận một đứa trẻ bướng bỉnh có thể thay đổi cách chúng phản ứng với bạn. Thay vì bạn bảo trẻ phải làm gì, hãy hợp tác với chúng
  • Thay vì dùng những câu ra lệnh như: “Mẹ muốn con làm việc này”, hãy nói “Con hãy làm việc này nhé” hay “Chúng ta hãy thử việc này xem sao nhé”
  • Bạn hãy làm cho các hoạt động trở nên vui vẻ thú vị. Ví dụ nếu bạn muốn đứa trẻ ngang bướng của mình dọn dẹp đồ chơi, bạn hãy tự làm trước và yêu cầu trẻ làm người giúp đỡ đặc biệt
  • Bạn có thể thách đố trẻ thực hiện một việc gì đó nhanh hơn bạn, chắc chắn trẻ sẽ cố gắng hết sức mình 
Bạn hãy làm cho các hoạt động trở nên vui vẻ thú vị. Ảnh Internet

3.7. Hãy đàm phán

Đôi khi, bạn cũng cần phải thương lượng với trẻ. Thông thường, trẻ sẽ phản ứng khi không nhận được những gì trẻ muốn. Nếu bạn muốn trẻ lắng nghe, bạn cần hiểu được điều gì ngăn cản trẻ làm như vậy.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi trẻ: “Có chuyện gì đang làm phiền con không?”, hay “Có chuyện gì xảy ra mà mẹ không biết không?”, hoặc “Con có muốn gì không?”. Việc này cho trẻ thấy bạn tôn trọng mong muốn của trẻ và sẵn sàng xem xét chúng.

Đàm phán không có nghĩa là bạn phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của trẻ mà là bạn quan tâm đến trẻ một cách chu đáo và thiết thực.

Ví dụ, trẻ có thể không muốn đi ngủ vào giờ quy định. Thay vì ép buộc, bạn hãy thương lượng với trẻ để thiết lập khung giờ mới phù hợp với cả bạn và trẻ.

3.8. Hãy tạo không khí hòa nhã trong gia đình

Trẻ học qua sự quan sát và trải nghiệm. Nếu trẻ thấy cha mẹ mình thường xuyên cãi nhau, chúng sẽ học cách bắt chước điều đó. Sự bất hòa trong hôn nhân giữa cha mẹ có thể dẫn đến không khí căng thẳng trong gia đình, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của con cái. Theo một nghiên cứu, bất hòa trong hôn nhân có thể dẫn đến sự khép kín với xã hội và thậm chí xu hướng gây hấn ở trẻ. 

Bạn hãy tạo không khí hòa nhã trong gia đình. Ảnh Internet 

3.9. Hãy thấu hiểu trẻ

Để có thể hiểu hơn về hành vi đứa trẻ bướng bỉnh của bạn, bạn hãy thử nhìn nhận tình huống từ quan điểm của trẻ. Bạn nên cố gắng đặt mình vào vị trí của trẻ, tưởng tượng những gì chúng phải trải qua để có thể dẫn đến hành vi như vậy. Bạn càng thấu hiểu trẻ thì càng dễ đối phó với sự bướng bỉnh của chúng.

Bạn cũng nên thông cảm với trẻ ngay cả khi không đáp ứng đòi hỏi của chúng, cũng như hiểu sự tức giận, thất vọng của trẻ trong khi vẫn giữ vững lập trường của mình.

Ví dụ, nếu trẻ không sẵn sàng làm bài tập về nhà vì khối lượng quá nhiều. Bạn có thể hỗ trợ trẻ bằng cách giúp con chia nhỏ lượng bài tập sao cho có thể hoàn thành mỗi phần trong khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn để trẻ nghỉ giải lao vài phút với những hoạt động thư giãn nhẹ nhàng hoặc một món ăn nhẹ sau khi hoàn thành mỗi phần bài tập. Như vậy, “nhiệm vụ” học tập sẽ trở nên bớt căng thẳng hơn đối với trẻ. 

Bạn cũng nên thông cảm với trẻ ngay cả khi không đáp ứng đòi hỏi của con. Ảnh Internet

3.10. Hãy khuyến khích các hành vi tích cực của trẻ

Sẽ có lúc bạn không biết phải làm gì với trẻ bướng bỉnh để kiểm soát cơn giận và hành vi gây hấn của chúng. Nhưng nếu bạn phản ứng mà không suy nghĩ thận trọng, bạn có thể thúc đẩy thậm chí vô tình khuyến khích sự phát triển thái độ và hành vi tiêu cực của trẻ đối với vấn đề.

Ví dụ, trẻ có thể đang trả lời “không” với tất cả những gì bạn nói. Lúc này bạn hãy nghĩ lại xem mình có thường xuyên nói “không” với trẻ hay không. Nếu có, thì phản ứng của trẻ cho thấy bạn đang củng cố hành vi tiêu cực của trẻ bằng chính việc làm của mình.

Một cách rất thú vị để giúp thay đổi phản ứng tiêu cực của một đứa trẻ bướng bỉnh, đó chính là trò chơi “Nói có”.

Khi chơi trò này, trẻ phải trả lời “có” với tất cả các câu hỏi của bạn. Những câu hỏi như: “Con có thích kem không?”, “Con có thích chơi với đồ chơi của mình không?”, “Con có muốn xem con khủng long nổi trong bồn tắm như thế nào vào ngày mai không?”,…đều có khả năng nhận được câu trả lời có từ trẻ. Trẻ càng phản ứng tích cực với trò chơi thì càng chứng tỏ chúng đang cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao. 

Bạn hãy khuyến khích hành vi tích cực của trẻ. Ảnh Internet

4. Đối mặt với một số vấn đề phổ biến khi dạy trẻ bướng bỉnh như thế nào

4.1. Làm thế nào để tập cho trẻ bướng bỉnh đi vệ sinh

Tập cho trẻ đi vệ sinh là một công việc không phải dễ dàng. Đối với trẻ bướng bỉnh thì đây có thể xem là nỗi nhức nhối của cha mẹ. Để giúp việc huấn luyện này trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể thực hiện một số mẹo sau:

  • Trò chuyện với trẻ về việc đi vệ sinh
  • Giải thích cho trẻ mọi thứ diễn ra như thế nào
  • Làm cho việc đi vệ sinh trở nên vui vẻ, đừng gây áp lực nếu trẻ từ chối sử dụng nhà vệ sinh

Bạn cần lưu ý rằng một đứa trẻ bướng bỉnh có thể mất nhiều thời gian hơn trong việc tập đi vệ sinh . Vì vậy hãy kiên nhẫn và giúp trẻ hoàn thành mục tiêu thay vì thúc ép chúng. 

Bạn hãy kiên nhẫn và giúp trẻ hoàn thành mục tiêu thay vì thúc ép. Ảnh Internet 

4.2. Làm thế nào để trẻ bướng bỉnh chịu ăn ngoan

Ăn uống là vấn đề dễ khiến trẻ phản đối nhất. Ngay cả món ăn trẻ yêu thích, bạn không phải lúc nào cũng bắt chúng ăn được.

Vì vậy, cách tốt nhất để khiến trẻ chịu ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đó là làm cho bữa ăn trở thành một hoạt động vui vẻ, thú vị, bằng cách:

  • Trình bày món ăn của trẻ một cách sinh động, sáng tạo
  • Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn [như phụ bếp, dọn bàn ăn,…]
  • Khuyến khích trẻ ăn thử món ăn [dù chỉ một miếng nhỏ] trước khi từ chối chúng. Hãy dọn cho trẻ khẩu phần nhỏ [đối với tất cả các món ăn] và để trẻ chọn lựa những thứ mình muốn ăn
  • Chuẩn bị một món tráng miệng thật ngon để tạo động lực cho trẻ hoàn thành bữa ăn của mình 
Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn. Ảnh Internet

4.3. Phạt trẻ bướng bỉnh như thế nào

Mọi đứa trẻ cần hiểu về các luật lệ và quy tắc để ý thức được hậu quả tốt hay xấu từ hành động của mình.

Khi đưa ra hình phạt, bạn cần chắc chắn trẻ nhận thức được hậu quả của việc phá vỡ các quy tắc.

Hình phạt nên giúp trẻ thấy được hậu quả hành động của mình một cách tức thì để trẻ có thể dễ dàng kết nối hành động của mình với kết quả có thể nhận được. Bạn có thể áp dụng một số hình thức phạt như suy gẫm, cắt giảm thời gian vui chơi, xem tivi hay làm việc nhà [những việc nằm ngoài danh sách công việc nhà thông thường của trẻ] hoặc những hình thức phạt linh động khác phù hợp với tình huống cụ thể.

Bạn lưu ý rằng điều quan trọng của việc áp dụng hình phạt không phải để làm trẻ phải chịu đau, mà là để giúp trẻ nhận ra rằng mình đã làm sai. 

Bạn lưu ý, phạt trẻ để con nhận ra mình sai chứ không phải để trẻ chịu đau. Ảnh Internet 

Cách dạy dỗ trẻ bướng bỉnh là việc đòi hỏi các bậc cha mẹ phải rất kiên nhẫn và bình tĩnh. Vì nếu không thận trọng, cách làm của bạn có thể trở nên phản tác dụng. Và trẻ ương bướng có thể càng trở nên ngang ngạnh hơn. Do vậy, bạn hãy cố gắng đầu tư thời gian để lập kế hoạch “huấn luyện” phù hợp với tính cách của trẻ và giúp đưa con vào nề nếp một cách hòa bình nhất nhé.

Theo Momjuntion

Lily Nguyễn lược dịch

Video liên quan

Chủ Đề