Cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm tốt

Đề thi gồm có nhiều câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy nhất  đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các câu trắc nghiệm, không phân biệt mức độ khó, dễ [với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm, thời gian làm bài thi Đại học là 90 phút]. Các em hãy rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây :


• Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có qui chế thi. • Làm bài theo lượt: * Đọc trước toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; Đánh dấu những câu mà Em cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó. * Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn...: Em có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi. * Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô có lấp đầy diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi. * Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng, đánh dấu [trong đề] những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba... Các em không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều.

• Sử dụng chì và tẩy [gôm]:

Thời gian tính trung bình cho việc trả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút [dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời gian hơn, còn câu khó sẽ cần nhiều hơn]. Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả lời, tay trái cầm tẩy để có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi chấm, máy sẽ báo lỗi • Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí. Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề. Trong nhiều trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại chỉ còn 01 phương án đúng!  • Trả lời tất cả các câu [“tô” may mắn!]: Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm câu đó. Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời [cái này nếu nói bình dân là “tô lụi” nhưng có “cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”]. Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêm điểm số, nếu may mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị trừ điểm  Song, các Em không nên lạm dụng cách làm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp.

Cách để trả lời những câu hỏi khó [câu hỏi dạng “đỉnh”]

• Loại trừ những phương án mà Em biết là sai: Nếu được phép, Em đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai. • Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án: Bằng cách này, Em có thể giảm bớt các lựa chọn của Em và tiến đến lựa chọn chính xác nhất.

• Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng  hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,40 [μm] đến 0,76 [μm]. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.

• Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối. • “Tất cả những ý trên”: Nếu Em thấy có tới ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác! • Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số Em tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. • Những phương án trông “giông giống”: Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt. • Hai lần phủ định: Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó. • Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác! • Ưu tiên những phương án có những từ hạn định: Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời. • Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng: So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì. Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn. • Em phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có Em chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi! • Các Em có 2 cách để tìm đáp án đúng:

* Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng  được.

*

Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức  có kết quả hợp lý là đáp án đúng. * Lưu ý rằng, nhược điểm lớn nhất của các Em khi làm bài là các em thường hiểu sai hiện tượng Vật lí, vì vậy dẫn đến chọn phương án trả lời sai. Vật lí khác với Toán họcvà chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lí không nằm trong phương trình toán. Phần lớn các em không để ý đến bản chất Vật lí. Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe Thầy cô giáo giảng bài, khi vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em mới làm tốt được bài. Khi làm bài trắc nghiệm Vật Lí, trước hết Em cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây: Chuẩn xác – cách giải/hướng đi/phán đoán đúng + Nhanh – Hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các câu khác + Hoàn thiện – Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của đề để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích đầy đủ câu trả lời của mình. Nhanh – Hoàn thiện thường đi song hành với nhau trong khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm [trong đó bao gồm cả khâu tô vào trong phiếu trả lời].

Trình tự làm một bài toán vật lý

Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào. Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

Đổi đơn vị nếu cần [học sinh thường không để ý hay quên làm bước này].

Vẽ hình minh họa [nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp]. Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải. Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức [chưa vội thế số]. Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng. Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

Về việc tóm tắt đề bài, tôi thấy một số học sinh không làm bước này mà tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Điều này dễ làm rối học sinh vì trong đề có rất nhiều chữ và những con số cần thiết thì không nhiều. Việc tóm tắt sẽ làm học sinh biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

Làm bài trắc nghiệm – tưởng dễ mà lại khó không ngờ. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được những mẹo đơn giản sau, trắc nghiệm sẽ không còn quá khó khăn nữa.

Cách thi trắc nghiệm hiện nay đang được áp dụng khá nhiều trong các đợt thi. Từ thi giữa cuối kì ở trường học, thi chứng chỉ ngoại ngữ đến kì thi tốt nghiệp THPT đều đang sử dụng hình thức ra đề này với mức độ ngày càng phức tạp hơn. Do vậy, việc nắm vững những mẹo làm bài trắc nghiệm là cực kì quan trọng. Sau đây, Edu2Review sẽ giới thiệu đến các bạn những bí quyết làm trắc nghiệm hiệu quả nhất.

Edu2Review 1: Phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm bài

Trước khi đọc câu hỏi làm bài, bạn hãy nhìn sơ qua một lượt xem đề thi có mấy câu rồi chia ra để có được khoảng thời gian trả lời một câu hỏi. Hãy nhớ là luôn trừ đi 10 đến 15 phút cuối dành cho những câu khó và để dò lại bài.

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong các kì thi

Việc phân bổ thời gian trước khi bắt đầu làm bài này sẽ giúp cho bạn không bị lố giờ thi và tập trung hơn vì đã nắm rõ thời gian cần phải dành ra làm bài.

Edu2Review 2: Trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án

Hãy trả lời câu hỏi trước khi nhìn vào đáp án để tránh bị rối

Hãy tự trả lời câu hỏi trước khi nhìn phần đáp án vì thường các câu hỏi sẽ khá giống nhau và rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu bạn đọc ngay phần trả lời sau khi xem câu hỏi, rất có thể bạn sẽ bị rối và tốn nhiều thời gian hơn cho một câu khi phải đọc lại từ đầu.

Edu2Review 3: Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi

Yêu cầu câu hỏi là một trong những thứ dễ “lừa” học sinh nhất trong đề thi trắc nghiệm

Đọc thật kĩ yêu cầu của câu hỏi là bước để tránh việc sai những câu đáng tiếc dù bạn đã biết rõ câu trả lời, vì yêu cầu đề có thể rất đa dạng từ chọn câu đúng, chọn câu sai, chọn nhiều câu, v.v.

Edu2Review 4: Dùng bút chì gạch chân từ khóa

Dùng bút chì gạch từ khóa giúp bạn dễ dàng nắm ý chính hơn

Hãy dùng bút chì gạch chân các từ khóa trong câu hỏi hay thậm chí là câu trả lời. Vì các câu hỏi trong đề có thể sẽ rất dài và khiến bạn mất tập trung, gạch chân các từ khóa sẽ giúp bạn nhớ câu hỏi dễ hơn mà không cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần gây mất thời gian.

Edu2Review 5: Đọc hết một lượt câu trả lời trước khi chọn

Luôn đọc hết các đáp án trước khi chọn

Nhiều bạn đọc câu trả lời đầu tiên và thấy nó đúng thì khoanh ngay để đến câu hỏi tiếp theo. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm bởi có thể những câu trả lời sau cũng chính xác và câu mà bạn cần phải khoanh là “Tất cả đều đúng” hoặc “Tất cả đều sai”. Vì vậy, hãy cực kì cẩn thận với những câu có đáp án này và tốt nhất bạn nên đọc hết một lượt câu trả lời trước khi quyết định chọn.

Edu2Review 6: Hãy để những câu không biết sau cùng

Dừng lại ở một câu hỏi quá lâu có thể sẽ khiến bạn bị lố giờ thi

Hãy trả lời ngay một lượt những câu bạn biết rồi quay lại những câu bạn không biết sau đó, vì việc dừng lại cố giải hết một câu vừa gây tốn thời gian mà còn khiến bạn thêm hoang mang, lo lắng khi làm bài.

Edu2Review 7: Luôn luôn dò lại bài

Dò lại bài là một bước quan trọng không thể bỏ qua

Trong lúc làm bài rất dễ khoanh nhầm các câu trả lời, đặc biệt là khi giấy trả lời là một tờ giấy khác với đề. Vì vậy hãy luôn luôn dò lại bài để tránh gặp những lỗi đáng tiếc này, chưa kể bạn có thể phát hiện ra những câu mình đọc nhầm, thiếu và dẫn đến sai đáp án trong quá trình xem lại.

Edu2Review 8: Đừng bỏ trống câu hỏi

Bỏ trống đáp án là bỏ đi 25% cơ hội được điểm của mỗi câu

Nếu câu sai không bị trừ điểm thì bạn đừng bỏ trống câu hỏi nào, vì với mỗi câu hỏi có 4 đáp án bạn đều có 25% xác suất trả lời đúng, còn khi bạn không trả lời sẽ không có cơ hội trả lời đúng nào cả.

*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để cập nhật những kiến thức bổ ích.

Xuân Vân tổng hợp


Edu2review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tags

Thi trắc nghiệm

Câu hỏi


Video liên quan

Chủ Đề