Cách học Hóa 8 cho người mất gốc

Nếu bạn gặp khó khăn với môn Hóa, không biết bắt đầu từ đâu để chinh phục nó trong khi những kiến thức cơ bản vẫn còn đáng sợ đối với bạn. Như vậy bài viết này sẽ rất hữu ích cho bạn, bất cứ trường hợp bạn đang học lớp gì và thời gian trước kì thi quan trọng còn bao nhiêu,… Gia Sư Việt xin giới thiệu giải pháp khắc phục tình trạng mất gốc Hóa, nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm của những giáo viên dạy Hóa giàu kinh nghiệm. Chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn trở lại với môn học này một cách tự tin và đạt được kết quả tốt nhất.

1. Chuẩn bị kiến thức môn học liên quan

Để bắt đầu học môn Hóa, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản của những môn học có liên quan, đặc biệt là môn Toán. Khi học Hóa, chúng ta phải giải một số công thức và phương trình để tìm kết quả, lúc này, việc nắm vững những công thức và phương trình Toán học là vô cùng cần thiết. Nếu vẫn còn hoang mang về cách giải các phương trình bậc 2, 3 và hệ phương trình bậc nhất, hãy xem lại chúng trước khi bắt tay vào học môn Hóa.

2. Học thuộc Bài ca hóa Trị

Khi mới bắt đầu môn Hóa từ lớp 8, các em đã được thầy cô giới thiệu phương thức ghi nhớ Hóa trị của các chất cơ bản, thường gặp đó là Bài ca Hóa trị. Những bạn mất gốc Hóa thường không nắm rõ Hóa trị của từng chất nên không thể cân bằng phương trình Hóa học. Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn như sau: Kali [K], Iot [I], Hidro [H], Clo [Cl] với Bạc [Ag], Natri [Na] một loài, là Hóa trị I em ơi, nhớ ghi cho kĩ khi cần có ngay. Rõ ràng, nội dung rất dễ thuộc nên các em cố gắng nhé.

3. Biết sử dụng Bảng tuần hoàn Hóa học

Bạn cần tìm hiểu thật kĩ bảng hệ thống tuần hoàn Hóa học, đây là một yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn thành công trong việc học Hóa. Nếu như toán học có bảng cửu chương hay 7 Hằng đẳng thức đáng nhớ thì Hóa học có bảng tuần hoàn các nguyên tố. Bởi trên đó các em xác định được các nguyên tố cùng một nhóm sẽ cùng tính chất, đặc điểm cấu hình electron, đó là kim loại hay phi kim, khí hiếm…

4. Bắt đầu từ những khái niệm cơ bản

Hãy chọn những kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để bắt đầu nghiên cứu. Điều đó sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục học những phần khó hơn. Bạn nên học từ hệ thống đo lường, danh pháp Hóa học và cấu trúc nguyên tử. Lý do nhiều bạn cảm thấy gặp khó khăn khi tiếp cận bất cứ môn nào do quá vội vàng, chưa tìm hiểu và nghiên cứu những khái niệm cơ bản đã đi giải những bài đòi hỏi kiến thức khó và tổng hợp. Bạn có thể giúp mình nhớ kiến thức bằng cách viết ra sổ tay hoặc giấy ghi nhớ và để chúng ở bất kỳ đâu bạn dễ dàng thấy được.

5. Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau

Ngoài sách giáo khoa, rất nhiều những khái niệm cơ bản về hóa học được chia sẻ trên các trang web học tập hoặc bạn có thể dễ dàng tìm chúng bằng công cụ tìm kiếm google. Những tài liệu dạng này thường hoàn toàn miễn phí, do đó bạn cũng nên tham khảo. Nhiều khi những hướng dẫn online này lại dễ hiểu hơn những bài giảng trong sách vì đa phần trong số đó được viết dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm nên rất gần gũi và dễ hiểu. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm mua thêm những cuốn sách tham khảo hoặc mượn chúng trên thư viện.

6. Lên kế hoạch và kiên trì thực hiện

Bạn cần có một kế hoạch học tập cụ thể theo từng phần kiến thức và từng chương. Như thế, khi hoàn thành một giai đoạn nào đó, bạn sẽ cảm thấy có động lực để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo. Bất cứ làm một việc gì cũng cần có lòng kiên trì. Bạn hãy bắt đầu bằng những bài tập dễ nhất, hãy tự giải bằng tất cả những kiến thức có trong đầu, sau đó nếu gặp khó khăn thì tham khảo lời giải và tìm ra những điểm mấu chốt cũng như đánh dấu những phần kiến thức còn chưa hiểu. Những bài nào khó khăn bạn nên ghi ra một tờ giấy hay một quyển vở riêng để có điều kiện hỏi thầy cô và bạn bè.

7. Liên tưởng môn Hóa đến đời sống

Khi bạn học những nguyên tố hay phản ứng Hóa học, hãy thử liên tưởng đến những điều gần gũi nhất. Khi nắm được sự liên kết giữa những kiến thức Hóa học khô khan và thực tế sinh động bên ngoài, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ một cách tự nhiên hơn. Môn Hóa là một môn học không khó, tuy nhiên nó đòi hỏi sự chăm chỉ và khả năng tổng hợp, tư duy cao ở người học. Nếu bạn bị mất gốc môn Hóa, đừng vội nản lòng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có định hướng tốt nhất về việc tìm lại những điểm Hóa cao cho mình.

Tham khảo thêm:

♦ Gia Sư Hóa Tại Quận Hoàn Kiếm Dạy Kèm Con Bạn Lớp 8 – 12, LTĐH

♦ Kinh Nghiệm Thuê Gia Sư Hóa Tại Quận Hoàng Mai Dạy Kèm Cho Con

Những ai đang theo học khối A thì không thể bỏ qua môn Hóa – một trong ba môn quyền lực của ban tự nhiên. Vậy có ai đang cảm thấy khó khăn vì bị mất gốc Hóa hay không? Và làm cách nào để yêu thương lại một môn tưởng chừng rất khô khan này? Cùng tham khảo các phương pháp dưới đây để trị căn bệnh mất gốc Hóa này nhé.

Mất gốc Hóa học lại từ đâu?

Như chúng ta đã biết, Hóa học là môn thuộc ban tự nhiên, thông thường xếp vào khối A, B. Môn này được các bạn làm quen trong chương trình Hóa học lớp 8. Trong chương trình hóa học 8 các bạn sẽ được giới thiệu các lí thuyết chung nhất, khái quát nhất về bộ môn hóa. Vì vậy thông thường sẽ khá dễ cho các bạn. Điều này làm các bạn chủ quan, không chú tâm vào học.

Tuy nhiên đây thường là các kiến thức sơ khai, nền tảng nhất. Vì vậy lời khuyên cho các bạn đang chuẩn bị làm quen với môn Hóa là hãy học chắc các kiến thức này. Còn đối với các bạn đang trong tình trạng mất gốc thì hãy bổ sung lại kiến thức ngay nhé.

Điểm lại chương trình Hóa học cấp 2

Sau đây là chương trình Hóa được dạy ở lớp 8 để các bạn dễ hình dung mình thiếu kiến thức gì nhé.

– Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử: chương này gồm 7 bài lí thuyết và 2 bài thực hành, 2 bài luyện tập.

– Chương II: Phản ứng hóa học

– Chương III: Mol và tính toán hóa học

– Chương IV: Oxi – Không khí

– Chương V: Hidro – Nước

– Chương VI: Dung dịch.

Đừng nghĩ rằng đó là các kiến thức không cần thiết vì hóa học là học theo quá trình và còn liên quan đến chương trình học sau. Ví dụ, chương III, IV, V là các chương khá quan trọng đặc biệt áp dụng vào làm bài tập sau này. Trong đó chương IV, V có liên quan đến chương trình hóa lớp 10. Nếu các bạn học tốt ngay từ đầu thì lớp 10 học sẽ rất nhàn.

Hóa học được giảng dạy trong chương trình sẽ gồm Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Trong đó Hóa vô cơ được được giảng dạy ở chương trình lớp 9 và lớp 10. Chương trình hóa học lớp 9 gồm:

– Chương I: các loại hợp chất vô cơ: học về các axit, bazo

– Chương II: Kim loại

– Chương III: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn Nguyên tố Hóa học

– Chương IV: Hidrocacbon. Nhiên liệu

– Chương V: Dẫn xuất của Hidrocacbon Polime

Trong chương trình hóa học lớp 11 có nửa chương trình vẫn thuộc về hóa vô cơ. Trong đó học về một số hợp chất vô cơ của Nito và Photpho, đã phần nào được học trong chương trình cấp 2.

Hệ thống chương trình nửa lớp 11 và 12 học về Hóa hữu cơ và các ứng dụng của các chất hữu cơ trong cuộc sống. Đây là kiến thức rất khó đòi hỏi các bạn phải có nền tảng hóa vô cơ thật chắc.

Như vậy, chúng ta đã điểm qua chương trình Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12. Và cũng đã phần nào giúp các bạn hình dung sợi dây gắn kết trong chương trình học của môn Hóa phải không nào? Từ đó các bạn hãy lập một sơ đồ cụ thể để kiểm tra xem mình đang hổng kiến thức nào trong khung chương trình như trên nhé.

Phương pháp học Hóa từ đầu

Sau khi đã biết mình hổng kiến thức gì, các bạn hãy vạch ra cho mình một lộ trình học phù hợp và khoa học nhé.

– Đầu tiên hãy xác định mục tiêu học của mình: Các bạn đang theo ban tự nhiên thì cần chú trọng học đều tất cả các môn đặc biệt là Hóa. Các bạn có thể tham khảo điểm của một số trường đại học xét tuyển môn này. Dựa vào điểm chuẩn của từng năm để xác định cho mình mức điểm môn Hóa cần đạt được là bao nhiêu. Từ đó lập ra cho mình lộ trình học phù hợp.

Xem Thêm:  Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học - Có đáp án

– Hãy lên thời khóa biểu học cho từng tuần, càng chi tiết càng tốt nhé.

+ Đầu tiên bạn nên lập ra một sơ đồ cây gồm 2 phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ, kèm đó là những ý chính để có cái nhìn tổng quan về Hóa học.

+ Sau đó từ nhánh lớn Vô cơ và hữu cơ chia thành nhiều nhóm nhỏ. Ví dụ Vô cơ gồm các nguyên tố hóa học, một số axit, bazo quan trọng…Còn hữu cơ có thể chia ra các chất và hợp chất của nó, nhóm hidrocacbon no và không no. Vạch được sơ đồ như vậy các bạn sẽ thấy rõ các lí thuyết nào có liên quan đến nhau để học dễ hơn.

– Một trong những phương pháp trị mất gốc Hóa quan trọng nhất là các bạn nên học thuộc Bảng tuần hoàn và cách sử dụng bảng tuần hoàn. Bởi trong đó mỗi nguyên tố được sắp xếp theo nhóm, gióng theo hàng cột, kí hiệu các bạn đã có thông tin về nguyên tố đó rồi. Nếu cảm thấy khó nhớ, các bạn có thể học thuộc một vài nguyên tố quan trọng và đặc biệt nhất.

– Khi học Hóa, các bạn luôn cảm thấy kho khăn trong việc làm bài tập đúng không nào? Và cả các phương trình hóa học nữa. Vậy cách giúp các bạn nhớ được các phương trình đó là nên học theo nhóm. Ví dụ hãy học các tính chất chung của nhóm Axit, Bazo, một số chất hữu cơ và đồng đẳng xếp vào một nhóm. Từ đó chiếu theo nguyên tố đó thuộc nhóm nào sẽ gồm tính chất hóa học như thế.

– Tiếp đó đến giai đoạn luyện đề. Đừng vội vàng trong luyện đề thi ngay lập tức. Mà các bạn hãy luyện làm các dạng bài theo chuyên đề từ khó đến dễ. Sau khi đã luyện nhuần nhuyễn từng chuyên đề thì các bạn hãy bắt đầu luyện đề thi cụ thể. Trong mỗi đề thi các bạn phân tích các dạng bài rồi nhớ lại cách làm để áp dụng.

Xem Thêm:  Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

Nếu gặp khó khăn, các bạn có thể nhờ thầy cô hướng dẫn. Tất nhiên là giáo viên sẽ tận tình chỉ bảo nhưng với điều kiện các bạn phải có kiến thức nền tảng trước đó rồi đúng không nào.

Sẽ có nhiều phương pháp để ghi nhớ như viết giấy nhớ, dùng mô hinh 2D, 3D hay cách liên tưởng của bản thân để ghi nhớ dễ hơn. Nhưng trong đó thì sử dụng phương pháp sơ đồ để lập ra kế hoạch học có thể coi là khoa học và hiệu quả nhất. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp nhiều cách để có lộ trình học phù hợp nhất với mình.

Với nỗi lo mất gốc Hóa, các bạn có thể từ bỏ ngành học, trường học mà mình vốn rất thích chỉ vì trường có xét tuyển môn Hóa. Nhưng giờ đây, với phương pháp lấy lại căn bản hóa học như trên, các bạn sẽ chẳng lo vì không dám theo đuổi ước mơ của mình nữa. Người ta thường nói thành công bắt đầu từ những nỗ lực. Chỉ cần các bạn có thể kiên trì thì sợ gì nỗi lo mất gốc Hóa phải không nào?

Xem thêm: Chơi cờ vua giúp nâng cao khả năng tư duy và logic

Video liên quan

Chủ Đề