Cách hạ máy chạy bộ

Trước khi bắt đầu luyện tập với bất kỳ thiết bị thể thao nào bạn cũng nên tìm hiểu trước cách sử dụng nó, và máy chạy bộ cũng không ngoại lệ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các nút bấm trên bảng điều khiển của máy tập chạy bộ điện, để bạn có thể tận dụng được hết các chức năng của nó nhé.

Đây là bước cơ bản để bắt đầu với bài tập. Hầu hết trong các bảng điều khiển, 2 nút này rất dễ nhận biết do có kích thước lớn hơn các nút điều chỉnh khác. Nút khởi động máy thường có màu xanh và ghi chữ “Start”. Nút tắt máy thường có màu đỏ và ghi chữ “Stop”.

2. Cách sử dụng khóa tự động an toàn

Khóa tự động [hay còn gọi là khóa từ], là một bộ phận quan trọng nhất trong máy tập chạy bộ điện, bạn nên xác định ngay vị trí của bộ phận này trước khi bắt đầu tập. Khóa tự động này có tác dụng làm băng tải dừng ngay khi khóa bị rớt ra khỏi máy. Rất quan trọng trong quá trình tập khi không may gặp tai nạn hoặc ngã.

Khác với nút “Stop”, khóa an toàn làm cho băng tải dừng ngay lập tức, còn nút “Stop” chỉ làm cho băng tải giảm vận tốc từ từ đến khi dừng hẳn. Vì thế, bạn không nên chủ quan, hãy cài một đầu khóa an toàn vào người trước khi khởi động máy nhé.

3. Cách điều chỉnh tốc độ của máy chạy bộ

Phím tăng và giảm tốc độ trên máy chạy bộ thường được đặt ở hai vị trí. Thứ nhất là đặt trên bảng điều khiển, gần màn hình LCD. Thứ hai là đặt trên tay cầm của máy chạy bộ để dễ dàng điều chỉnh trong quá trình tập. Phím tăng hoặc giảm tốc độ thường sẽ có thiết kế là hai nút dấu “+” và dấu “-” đặt cạnh nhau.

4. Cách điều chỉnh độ dốc của băng chuyền máy chạy bộ

Hiện nay, đa số các máy chạy bộ đều có tích hợp thêm tính năng tăng giảm độ dốc của máy. Điều này giúp các bài tập có thể thay đổi đa dạng hơn, thường sẽ có thể thay đổi từ 0 độ đến 18 độ. Với những máy không có chức năng này, bạn sẽ phải điều chỉnh độ dốc bằng tay. Bạn có thể tham khảo các bài tập cardio với máy chạy bộ điện, lựa chọn bài tập phù hợp nhất để áp dụng cho mình nhé.

5. Cách điều chỉnh chương trình tập luyện đã được cài đặt sẵn trong máy chạy bộ

Trong một số loại máy chạy bộ đã được nhà sản xuất cài sẵn các chương trình tập luyện phù hợp cho nhiều thể lực khác nhau. Thường thì chức năng này sẽ được cài đặt với tên nút là “Set up”. Bạn có thể nhấn nút này và chọn bài tập hiển thị trên màn hình LCD nhé.

6. Cách điều chỉnh chức năng nghe nhạc trên máy chạy bộ

Việc nghe nhạc trong khi tập tạo cho bạn cảm giác sảng khoái, phấn chấn, quên đi mệt mỏi. Thấu hiểu vấn đề đó, nhà sản xuất đã tích hợp luôn chức năng nghe mp3 trên máy chạy bộ điện, bạn sẽ không phải cầm theo máy nghe nhạc hoặc điện thoại di động. Nút chỉnh nhạc thường được cài đặt với hình ảnh nốt nhạc trên bảng điều khiển. Bạn chỉ cần chọn bài nhạc sôi động cho tinh thần thêm phấn khởi và bắt đầu bài tập thật tốt.

7. Màn hình hiển thị LCD

Đây là bộ phận chiếm nhiều diện tích nhất trên bảng điều khiển, màn hình LCD sẽ là công cụ hiển thị hết tất cả các thông số bạn đã chọn cài đặt cho bài tập của mình.

8. Cách sử dụng đai massage

Những loại máy chạy bộ hiện đại thường sẽ kết hợp cả đai massage để người tập có thể dùng đai massage thư giản sau các tập mệt mỏi. Đồng thời, đai massage cũng có tác dụng giảm mỡ ở các khu vực khó giảm như đùi, hông, bụng.

9. Cách sử dụng tạ tay

Cũng như đai massage, tạ tay được nhà sản xuất thêm vào máy chạy bộ như một chức năng phụ. Như bạn đã biết, tập luyện với máy chạy bộ chủ yếu tập trung vào các cơ ở hông và đùi. Vì thế, bạn có thể dùng tạ tay để giúp cơ tay thêm săn chắc.

10. Cách sử dụng bàn xoay hông

Khi cần một dụng cụ tập thể dục để rèn luyện cho vòng hai thêm thon gọn và săn chắc, người ta nghĩ ngay đến bàn xoay hông. Đây là dụng cụ đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất cho vòng eo của bạn. Một số sản phẩm máy chạy bộ tại Siêu Thị Tại Gia có tặng kèm bàn xoay eo, giúp bạn tập được cả cơ thể với một thiết bị.

Vừa rồi là các bước điều chỉnh máy chạy bộ cơ bản nhất cho người mới bắt đầu. Bạn có thể ghé sieuthitaigia để chọn ngay một máy chạy bộ phù hợp nhất cho mình và gia đình. Bạn sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh máy chạy bộ cụ thể nhé.

Máy chạy bộ là một thiết bị được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay. Bởi đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe hữu ích đối với những người có quỹ thời gian rảnh hạn hẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy chạy bộ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy để chúng tôi hướng dẫn cho bạn cách điều chỉnh máy chạy bộ đúng kỹ thuật qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đã biết cách điều chỉnh máy chạy bộ đúng kỹ thuật

Hướng dẫn điều chỉnh độ dốc của máy chạy bộ

Tất cả các dòng máy từ đơn năng đến đa năng đều có các phím điều khiển cơ bản như: Phím START để khởi động máy, phím STOP để dừng máy, phím PROGRAM để lựa chọn chương trình được mặc định của máy, phím MODE để tạo bài tập, phím SPEED + để tăng tốc độ, phím SPEED - để giảm tốc độ, phím INCLINE + để tăng độ dốc, phím INCLINE - để giảm độ dốc.

Khi bắt đầu tập, bạn hãy đứng trên thành băng tải, nhấn START và nó bắt đầu chuyển động rồi mới bước xuống, đi bộ khoảng 1,2 phút rồi mới tăng dần tốc độ. Tương tự khi dừng tập, hãy giảm tốc độ từ từ, dành ít phút đi bộ thư giãn rồi mới nhấn STOP. Việc này vừa tốt cho cơ thể người sử dụng, vừa giúp đảm bảo độ bền máy.

Các máy chạy bộ thường được cài đặt sẵn 1 số chương trình luyện tập, tùy máy sẽ có nhiều hay ít bài tập, hãy sử dụng phím PROGRAM để lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất.

Nếu bạn không thích sử dụng chương trình được cài đặt sẵn, hãy tự tạo cho mình 1 bài tập riêng với phím MODE.


Điều chỉnh máy chạy bộ

Trong khi luyện tập, hãy linh hoạt trong việc thay đổi tốc độ với phím SPEED. Bạn hãy tùy vào thể trạng của mình để lựa chọn tốc độ cho phù hợp, không nên chạy quá sức, vì chạy quá nhanh có thể gây hiện tượng chóng mặt dẫn đến sự cố như bị ngã và chấn thương; cũng không nên chạy quá nhẹ nhàng bởi như vậy sẽ không mang đến hiệu quả cao.

Được thiết kế mô phỏng rất tốt chạy ngoài trời, máy chạy bộ có chức năng thay đổi độ dốc với phím INCLINE. Máy chạy bộ điện thường có độ dốc từ 0 – 15% để bạn thoải mái lựa chọn. Việc tăng độ dốc này giúp các bạn đốt cháy được lượng calo lớn hơn. Khi mới bắt đầu tập, bạn nên để độ dốc bằng 0, tức là tương tự việc đi/chạy trên mặt phẳng. Khi đã quen, bạn hãy nâng đần độ dốc lên. Độ dốc 9% tương đương với chạy leo dốc, khi đó, cơ chân của bạn hoạt động nhiều hơn 175% và cơ tay là 635%, cơ hông 345% so với khi chạy ở mức 0%.

Để điều chỉnh máy chạy bộ, ngoài các phím điều khiển, bạn còn cần quan sát kỹ màn hình hiển thị. Tất cả các thông số: vận tốc, thời gian, quãng đường, nhịp tim, lượng calo đã tiêu thụ… đều được hiển thị ở đây. Hãy quan sát để nắm được vị trí của mỗi thông số. Qua đó, bạn có thể dễ dàng theo dõi được quá trình luyện tập để có những thay đổi sao cho phù hợp nhất.

Hướng dẫn điều chỉnh băng tải máy chạy bộ


Hướng dẫn điều chỉnh băng tải máy chạy bộ

Nếu bạn thấy máy chạy bộ có hiện tượng kêu cót két thì chắc chắn do hai nguyên nhân: khô dầu hoặc băng tải bị lệch. Nếu bị khô dầu, bạn có thể tra dầu vào các khớp chuyển động. Còn nếu băng tải bi lệch, bạn có thể khắc phục theo hướng dẫn dưới đây:

Băng tải bị lệch về một hướng va vào khung máy tạo ra tiếng ồn và nặng máy khi chạy.Với vấn đề lệch băng tải máy chạy bộ cần phải khắc phục ngày khi xác định được bệnh,vì nếu để lâu trong quá trình sử dụng sẽ làm tưa mép băng tải dẫn đến rách băng tải và không còn cách khắc phục ngoài việc thay mới.

Tất cả dòng máy tập thể dục nhà sản xuất đều thiết kế 2 ốc ở phía cuối khung cốt thứ nhất của băng tải để điều chỉnh,ốc này sẽ sử dụng bằng lục giác 6 hoặc 8 .Việc của bạn chỉ cần trang bị những lục giác này để bắt đầu công việc nào.

Đầu tiên cho máy chạy ở tốc độ cực chậm,nên để ở 5km/h,xác định băng lệch về bên nào,và nới lỏng lục giác bên đó điều chỉnh theo kim đồng hồ xem quá trình băng tải đã đúng vị trí cân bằng ở hai góc chưa,nếu đúng rồi siết ốc lại vậy là xong.

Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ


Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ

Nếu bạn có thể thực hiện nghiêm túc những gì hướng dẫn bên trên là các bạn đã thành công một nửa khi tập luyện với máy chạy bộ rồi. Chỉ có một vài lưu ý cần nhắc nhở mà các bạn cần nhớ trong suốt quá trình sử dụng máy chạy bộ như thế này:

  • Không vượt giới hạn: Giới hạn về cân nặng người tập mà máy chạy có thể sử dụng, giới hạn về thời gian sử dụng mỗi lần và thời gian hoạt động tối đa mỗi ngày mà nhà sản xuất cảnh báo.
  • Không bỏ qua mọi lưu ý về bảo quản máy chạy của nhà sản xuất: Ví dụ như không để nước đổ lên băng tải chạy bộ, có lỡ làm đổ nước thì dùng khăn mềm thấm sạch nước và sấy khô băng tải. Về việc bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà bạn có thể tham khảo tại bài viết này: Cách bảo dưỡng máy chạy bộ điện tại nhà
  • Khi đối tượng tập luyện đặc biệt: Ví dụ như người già, trẻ em, người có bệnh lý nào đó, người đang tham gia chương trình vật lý trị liệu, phụ nữ đang mang thai thì khi tập với máy chạy bộ cần có sự giám sát của người khác.
  • Không chạy bộ trên băng tải bằng chân trần và đặc biệt là không đu người lên hai tay vịn của máy chạy.
  • Thử máy: Bạn có thể bật máy chạy hoạt động ở tốc độ trung bình [không chạy lúc này] để thử động cơ và sự hoạt động của máy chạy. Tại các cửa hàng bán máy chạy bộ, tất cả các máy chạy đều phải định kỳ kiểm tra hoạt động như vậy để đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt, không có trục trặc kỹ thuật gì trên máy. Đối với máy mới hay máy đã lâu không sử dụng đều cần thao tác.

Đó là những thông tin về cách điều chỉnh máy chạy bộ đúng kỹ thuật để bạn có trải nghiệm tuyệt vời nhất với sản phẩm. Nếu muốn tư vấn, bạn có thể liên lạc trực tiếp với Techfitness để được giải đáp chi tiết. Và đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề