Cách test ram máy tính

Qua một thời gian sử dụng lâu dài, điều hiển nhiên là các thiết bị điện tử sẽ dần xuống cấp và hoạt động không được nhanh nhạy như trước, trong đó RAM máy tính cũng không phải là ngoại lệ. Để đảm bảo RAM trong máy tính của mình vẫn đang hoạt động ổn định thì bạn nên kiểm tra chúng bằng những công cụ và phần mềm mà mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn trong bài viết sau đây.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

RAM là một trong những bộ phận quan trọng có trong máy tính, giúp cho các phần mềm ứng dụng khi khởi chạy trên máy sẽ load nhanh chóng và mượt mà hơn. Do vậy, trong quá trình sử dụng máy tính, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây để có thể kiểm tra chính xác liệu rằng RAM có bị lỗi hoặc bị hỏng hay không.

1. Chạy ứng dụng bị chậm

Máy tính sau một quãng thời gian dài sử dụng sẽ không thể tránh khỏi hiện tượng này. Tuy nhiên, khi bạn mở một ứng dụng phần mềm bất kỳ nào lên nhưng cho tốc độ phản hồi chậm dần đều dù cho đó là ứng dụng nhẹ nhất trên máy thì rõ ràng đã có vấn đề xảy ra. Ngoài lỗi thuộc về phần cứng hay bộ nhớ thì RAM cũng là một trong những nguyên nhân mà bạn cần xem xét tới.

2. Các file truy cập bị lỗi

Nếu bỗng dưng các file và dữ liệu trên máy tính của bạn không thể truy cập và sử dụng được với số lượng lớn thì rất có thể RAM trên máy tính của bạn đã bị lỗi hoặc thậm chí là bị hỏng.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên nhanh chóng xử lý lỗi này ngay để tránh nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ổ cứng và cả chiếc máy tính.

3. Hiển thị dung lượng RAM ảo

Ví dụ như máy tính của bạn được cài RAM 4GB nhưng khi được kiểm tra bằng các phần mềm hay xem thông tin trên máy tính thì nó lại hiện ra dung lượng RAM không đúng với thông số ban đầu như 6 hay 8 GB, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy RAM máy tính của bạn đang có vấn đề.

4. Card màn hình không hoạt động

Mỗi khi khởi động máy tính, các bạn sẽ thường nghe thấy tiếng kêu phát ra trong máy, âm thanh đó chính là tín hiệu nhận biết cho thấy card đồ họa đã được khởi động lên cùng với máy tính. Tuy nhiên, sau này nếu bạn không còn nghe thấy tiếng kêu này nữa thì dấu hiệu này cho thấy card đồ họa không hoạt động và trên màn hình máy tính sẽ hiển thị thông báo lỗi đến bạn. Tất nhiên, RAM bị lỗi hoặc hỏng cũng sẽ là một trong những lý do gây ra vấn đề này.

II. Các cách kiểm tra RAM

Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn các cách test RAM trên máy tính để kiểm tra chính xác xem chúng có vấn đề hay không qua những phần hướng dẫn bên dưới.

1. Dùng công cụ Windows Memory Diagnostic

Để sử dụng công cụ [Windows Memory Diagnostic] thì bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Nhấn vào menu Start nằm bên góc trái dưới màn hình rồi nhập từ khóa “Run” trong thanh tìm kiếm, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R để truy cập vào hộp thoại Run.

Bước 2: Tại hộp thoại Run, bạn nhập dòng chữ mdsched.exe này vào và nhấn Enter. Ngoài ra, bạn có thể mở Control Panel rồi nhấn vào All Control Panel Items vào chọn mục Administrative Tools để mở công cụ Windows Memory Diagnostic này lên.

Bước 3: Trong cửa sổ của công cụ này vừa hiện ra, bạn hãy nhấn chọn vào dòng chữ Restart now and check for problems [recommended]. Sau đó, máy tính sẽ tiến hành khởi động lại và bắt đầu thực hiện quá trình kiểm tra lỗi trên RAM máy tính. Bạn đợi khoảng cỡ gần 30p phút sau là quá trình này sẽ hoàn tất và máy tính sẽ tự động khởi động lên lại như cũ và hiển thị kết quả kiểm tra tại màn hình chủ.

2. Dùng phần mềm Memtest86

Phần mềm [Memtest86] là một trong những phần mềm kiểm tra RAM tốt nhất hiện nay, do đó để có thể sử dụng phần mềm này bạn cần làm theo các bước như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào đường link ở đây để đến trang web của công cụ này. Sau đó nhớ chọn vào file Download - Auto-installer for USB Key [Win 9x/2k/xp/7] để tải về máy nhé.

Bước 2: Sau khi tiến hành giải nén và cài đặt phần mềm hoàn tất thì bạn hãy mở phần mềm này lên. Tại cửa sổ có tên Choose USB drive location hiện ra, bạn sẽ chọn lựa USB muốn tạo và tích vào ô “We will format…” để phần mềm định dạng USB của bạn. Và sau đó nhấn nút Create bên dưới để tạo USB.

Bước 3: Khi quá trình tạo USB hoàn tất, bạn hãy nhấn Next để tiếp tục.

Bước 4: Giờ là lúc bạn cần cắm USB và khởi động lại trên máy tính để [truy cập vào BIOS]. Khi đã truy cập vào chế độ BIOS, bạn hãy chọn chế độ khởi động bằng USB.

Giờ là lúc phần mềm Memtest86 sẽ tự động thực hiện quá trình kiểm tra RAM mà bạn không cần phải thao tác thêm gì nữa. Trong giao diện của phần mềm này, bạn cần để ý đến 2 mục đó là:

PASSES: Đây là nơi hiển thị các số vòng kiểm tra mà phần mềm đã thực hiện. Bạn nên để phần mềm chạy đến pass 7 hoặc pass 8 để có kết quả kiểm tra RAM chính xác.

Danh sách hiển thị lỗi: Khi phần mềm MemTest86 phát hiện ra lỗi trên RAM, tại giao diện này sẽ hiện ra danh sách các lỗi được biểu hiện bằng màu đỏ. Nếu không hiển thị ra lỗi nào thì bạn có thể yên tâm với RAM máy tính của mình, nhưng nếu phát hiện ra một hoặc nhiều lỗi hiển thị bằng màu đỏ] thì chứng tỏ RAM đang bị lỗi và có vấn đề. Do đó, bạn cần tìm cách xử lý khắc phục bằng cách thay RAM mới hoặc đem máy ra trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kịp thời.

Vậy là mình đã vừa hướng dẫn các bạn hai cách kiểm tra RAM trên máy tính bằng cách dùng công cụ Windows Memory Diagnostic và phần mềm MemTest86. Khi gặp phải các dấu hiệu nhận biết trên thì bạn nên tiến hành áp dụng hai phương pháp kiểm tra này để có thể biết chính xác tình trạng RAM trên máy tính như thế nào để có thể khắc phục và xử lý kịp thời nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Taimienphi.vn đã từng đề cập việc kiểm tra đến các thành phần khác nhau trên máy tính như nhiệt độ CPU, hay kiểm tra độ bad của ổ đĩa. Và trong bài viết này chúng ta hãy đề cập đến RAM. Bộ phận quan trọng trong máy tính và cũng là bộ phận máy tính bạn nghe thấy thường xuyên được nhắc đến nhưng ít khi quan tâm xem nó như thế nào. Việc kiểm tra RAM là hoàn toàn cần thiết với bất cứ ai sử dụng máy tính. Mặc dù RAM là bộ phận khó hỏng nhất cũng như ít bị ảnh hưởng từ các thiết bị khác. Nhưng nói vậy không có nghĩa là RAM không có vấn đề gì, do đó việc kiểm tra RAM trên Windows 10 nên được ưu tiên và hàng tháng làm việc này.

Để đảm bảo cho các thiết bị máy tính cũng như RAM được an toàn bạn nên thường xuyên kiểm tra thông qua các phần mềm chuyên dụng, 2 trong số rất nhiều phần mềm mà Taimienphi.vn giới thiệu hôm nay sẽ giúp bạn kiểm tra RAM trên Windows 10 một cách hiệu quả nhất nhé.

Kiểm tra RAM trên Windows 10, theo dõi RAM trên Win 10

Kiểm tra RAM trên Windows 10 bằng Windows Memory Diagnostic.

Windows Memory Diagnostic là một công cụ được tích hợp trong Windows 10 giúp bạn kiểm tra tình trạng RAM. Với công cụ này bạn sẽ biết được RAM hiện tại hoạt động có tốt hay không, tùy vào nặng hay nhẹ mà chúng ta tiến hành sửa, thay RAM tương ứng.

Bước 1: Đầu tiên hãy mở hộp lệnh Run bằng tổ hợp phím Windows + R sau đó nhập "mdsched.exe " là tên viết tắt phần mềm Windows Memory Diagnostic .

Bước 2: Ngay lập tức Windows Memory Diagnostic hiện lên với 2 lựa chọn là Restart now and check for problems - Khởi động lại máy ngay và tiến hành kiểm tra RAM hoặc Check for problems the next time i start my computer - Kiểm tra RAM vào lần tới bạn mở máy.

Bước 3: Sau khi khởi động lại máy bạn bắt buộc phải vào chế độ của Windows Memory Diagnostic và kiểm tra RAM.

Bước 4: Hoặc bạn có thể bấm F1 để tùy chỉnh các chế độ như Basic, Standard và Extended để tùy chỉnh chế độ quét cho RAM. Ấn tab để thay đổi vị trí rồi ấn F10 để chọn.

Quá trình test tùy chế độ mà nó nhanh hay chậm, sau khi Quét xong Windows Memory Diagnostic sẽ tự động đưa bạn vào Windows.

Nếu có thông báo "No memory error were detected" hiển thị có nghĩa bộ nhớ Ram của bạn không bị lỗi, bạn có thể yên tâm Ram của mình luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất, ngược lại khi có thông báo lỗi, bạn cần lên phương án sửa chữa hoặc thay thế để hệ thống được hoạt động tốt nhất có thể và dù sao công đoạn kiểm tra RAM trên Windows 10 của chúng ta đã hoàn tất.

Kiểm tra RAM trên Windows 10 bằng Memtest86+

Bước 1: Để kiểm tra RAM trên Windows 10 theo cách này tất nhiên bạn cần phần mềm Memtest 86+, bạn đọc có thể tải tại đây: Download Memtest86.

Ngoài ra Taimienphi.vn cũng đã từng có bài viết hướng dẫn chi tiết về bài viết này, nếu bạn đọc muốn tham khảo và làm theo cách này có thể đọc bài viết hướng dẫn kiểm tra bộ nhớ máy tính bằng Memtest86+ để giúp bạn cài đặt Memtest86+ vào USB.

Bước 2: Sau đó bạn chỉ cần cắm USB vào máy tính và khởi động lại sẽ vào chế độ kiểm tra RAM trên Windows 10 của Memtest86.

Bước 3: Tiếp đó bạn click vào Config để tiến hành kiểm tra RAM trên Windows 10 bằng Memtest86+

Bước 4: Bấm vào Start Test để bắt đầu kiểm tra.

Bước 5: Quá trình kiểm tra RAM khá lâu bạn vui lòng để nguyên máy để kiểm tra.

Bước 6: Và sau khi kiểm tra bộ nhớ máy tính với Memtest86+ sẽ có thông báo trên màn hình, nếu không có lỗi thì phần mềm sẽ hiển thị 0 hoặc N/A .

Vậy là chúng ta đã hoàn tất kiểm tra RAM trên Windows 10 bằng Memtest86+ rồi đó.

Với 2 cách mà Taimienphi.vn vừa hướng dẫn cho bạn có thể tùy chọn để kiểm tra RAM trên Windows 10 đinh kỳ nhé.

Trong trường hợp RAM lỗi nặng, bạn nên nâng cấp RAM của mình ở các cửa hàng điện tử thay vì SET RAM ảo theo cách mà Taimienphi.vn đã từng hướng dẫn. Việc Set RAM ảo rất hạy cho thiết bị USB mà chưa chắc đã hiệu quả. Do đó bạn nên nâng cấp RAM mức vừa phải để có thể sử dụng máy tính một cách tối ưu nhất.

Như đã biết, RAM là một trong những thành phần quan trọng nhất trong máy tính, việc đảm bảo sức khỏe cũng như kiểm tra RAM trên Windows 10 thường xuyên là việc mà bạn nên làm, với hướng dẫn sau đây Taimienphi.vn sẽ chỉ cho bạn cách để test RAM bằng Memtest86 để biết RAM đang ở tình trạng thế nào nhé.

Các cách kiểm tra RAM trên máy tính Kiểm tra Ram, check Ram trên máy tính bằng Windows Memory Diagnostic Những bộ RAM tốt nhất cho game thủ hiện nay Tổng hơp các nguyên nhân khiến Windows không nhận đủ RAM Sử dụng Memtest86 - Kiểm tra bộ nhớ, check lỗi RAM trên máy tính Cách set RAM ảo cho Windows 10

Video liên quan

Chủ Đề