Cách đo nhiệt độ ở tai

Mỗi khi con trẻ bị sốt các mẹ đều sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Nhưng cách đo nhiệt độ của bạn đã thực sự chuẩn chưa, bạn có biết đo nhiệt độ ở đâu chính xác nhất? Hãy tham khảo thêm bài viết sau đây để có thêm kỹ năng giúp đo nhiệt độ cho bé nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu?

Cách đo nhiệt độ chính xác cho trẻ các mẹ cần biết

1. Đo nhiệt độ ở nách

Muốn đo nhiệt độ ở nách bạn cần trang bị nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử thông thường [có thể là đầu mềm hoặc đầu cứng].

Cách đo như sau:

Nếu bạn sử dụng nhiệt kế thủy ngân: Đầu tiên hãy vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ. Sau đó đặt nhiệt kế dọc theo thân trẻ, đầu nhiệt kế nằm vào đúng đỉnh hõm nách của trẻ, mặt số quay vào trong người trẻ, dùng cánh tay trẻ kẹp giữ trong 5 phút. Lấy ra đặt ngang tầm mắt và đọc kết quả.

Tư thế đo ở nách

Nếu bạn sử dụng nhiệt kế điện tử cũng thực hiện tương tự, có điều khi nào có tiếng báo "Bíp" thì lấy ra và xem kết quả. Thường sau khoảng 30 giây đến 2 phút sẽ có kết quả.

Citizen CTA 302 cho kết quả đo nhiệt độ ở nách, mồm, hậu môn chính xác, có màn hình đọc kết quả

Phương pháp đo nhiệt độ ở nách có ưu điểm:

  • Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
  • Dễ thao tác.
  • Nếu thực hiện đo đúng cách sẽ cho kết quả có độ chính xác cao.
  • Có thể thực hiện đo liên tục được cho nhiều người khác nhau nên được các bệnh viện sử dụng rất phổ biến.
  • So với cách đo tại miệng và hậu môn thì đo nhiệt độ ở nách đảm bảo an toàn hơn.

Nhược điểm:

  • Thời gian cho kết quả rất lâu, khiến trẻ quấy khóc hơn.
  • Nếu không thực hiện đúng rất dễ bị sai lệch kết quả.
  • Không có tính năng cảnh báo bị sốt cao.
  • Sử dụng nhiệt kế thủy ngân sẽ khó đọc kết quả hơn, bởi các vạch thường mờ và nhỏ.
  • Khi nhiệt độ tại nách từ 37.5 độ C trở lên trẻ đã bị sốt

>>> Cha mẹ cần biết: Thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không? Cách xử lý khi nhiệt kế bị vỡ

2. Đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng

Bạn vẫn có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử thông thường.

Cách đo như sau:

Nếu dùng nhiệt kế thủy ngân: Cần vệ sinh đầu nhiệt kế trước khi sử dụng. Sau đó tiến hành vẩy nhiệt kế xuống dưới vạch 35 độ C. Đặt đầu nhiệt kế thủy ngân dưới lưỡi của trẻ [như trong hình minh họa], chờ sau 3 phút lấy ra đọc kết quả.

Tư thế đo ở miệng

Nếu dùng nhiệt kế điện tử: Bạn cũng cần vệ sinh sạch đầu có cảm biến, sau đó đặt đầu cảm biến dưới lưỡi của trẻ, chờ khi có tiếng "Bíp" lấy ra đọc kết quả. Trung bình sau khoảng 30 giây - 1 phút sẽ có kết quả.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao, phản ánh chính xác thân nhiệt của trẻ.
  • Ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ môi trường, quy trình đo.
  • Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
  • Khi nhiệt độ đo tại miệng từ 38 độ C tức trẻ đã bị sốt.

Nhược điểm:

  • Phương pháp đo này chỉ dùng cho trẻ đã lớn, có ý thức. Nếu dùng cho trẻ nhỏ rất dễ xảy ra tình trạng trẻ cắn vào làm vỡ nhiệt kế gây nguy hiểm cho sức khỏe và gây sát thương.

>> Tham khảo thêm: Khi trẻ bị sốt cao cần phải làm gì? Cách giảm sốt cho trẻ nhanh và an toàn

3. Đo nhiệt cho bé tại hậu môn

Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối. 

Cách đo:

Nếu dùng nhiệt kế thủy ngân: Vệ sinh đầu thủy ngân, vẩy cột thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ C, tẩm chất bôi trơn vào đầu nhiệt kế. Đặt trẻ nằm sấp hoặc nằm ngửa. Đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2 - 2.5 cm. Giữ trong 3 phút sau đó lấy ra đọc kết quả.

Tư thế đo ở hậu môn

Nếu dùng loại điện tử: Thực hiện tương tự loại thủy ngân, có điều kết quả sẽ được đọc sau tiếng bíp. Thường khoảng 30 giây đến 1 phút sẽ có kết quả.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này có thể thực hiện cho mọi đối tượng kể cả trẻ sơ sinh.
  • Cho kết quả có độ chính xác rất cao, ít bị nhiễu.
  • Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
  • Khi nhiệt độ tại hậu môn từ 38 độ C trở lên trẻ đã bị sốt.

Nhược điểm:

  • Nếu cho nhiệt kế vào hậu môn không cẩn thận sẽ làm tổn thương hậu môn.
  • Làm trẻ khó chịu hơn.
  • Thời gian đo lâu hơn và hơi mất vệ sinh.

4. Đo nhiệt độ cho trẻ ở tai

Phương pháp này ngày nay được các bà mẹ, bệnh viện và phòng khám áp dụng phổ biến hơn. Nhưng muốn đo được nhiệt đọ ở tai bạn cần trang bị nhiệt kế điện tử hồng ngoại đo tai. 

Cách đo như sau:

Đặt bé ở tư thế ngồi thẳng đứng. Bé dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Bấm nút đo. Nếu bé trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. 

Sau khoảng 1 - 3 giây mẹ có thể rút nhiệt kế ra và xem kết quả.

Tư thế đo nhiệt độ cơ thể ở tai

Ưu điểm:

  • Độ chính xác khá cao.
  • Tốc độ đo nhanh.
  • Tính an toàn cao.
  • Ít gây ảnh hưởng đến bé.
  • Nhiệt kế đo tai còn có tính năng ưu việt: cảnh báo sốt, màn hình LCD rộng, bộ nhớ lưu trữ nhiều kết quả...
  • Khi nhiệt độ tại tai từ 38 độ C trở lên trẻ đã bị sốt.

Nhược điểm:

  • Cần thực hiện đo đúng cách
  • Chi phí mua nhiệt kế khá cao nhưng độ bền cực cao.
  • Chỉ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Nếu tai trẻ có nhiều ráy tai kết quả sẽ thiếu chính xác.

5. Đo nhiệt độ cho bé ở trán

Phương pháp đo trán sẽ giúp bé yêu cảm thấy thoải mái, đầu đo không cần phải tiếp xúc trực tiếp vào trán mà vẫn cho kết quả chính xác. Đo nhiệt độ ở trán bạn cần trang bị nhiệt kế hồng ngoại đo trán. 

Nhiệt kế đo trán Jumper JDP-FR203 có cảnh báo sốt cao, có màn hình màu để đo ban đêm

Cách đo:

Bạn hãy đưa đầu dò hồng ngoại vào giữa trán của trẻ. Để đầu dò cách trán trẻ khoảng 1 - 3 cm sau đó bấm nút đo, kết quả sẽ có chỉ sau khoảng 1 - 3 giây.

Tư thế đo trán

Ưu điểm:

  • Rất dễ đo
  • Không gây ảnh hưởng đến bé.
  • Tốc độ đo nhanh
  • Tính an toàn cao
  • Có thể đo khi bé ngủ. 
  • Nhiệt kế hồng ngoại đo trán còn đo được cả nhiệt độ vật thể.
  • Khi nhiệt độ tại trán từ 37.5 độ C trở lên, trẻ đã bị sốt.
  • Có cảnh báo sốt cao

Nhược điểm:

  • Chi phí mua nhiệt kế cao.

Trên đây là 5 cách đo nhiệt kế phổ biến nhất hiện nay được các mẹ áp dụng rộng rãi. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con trẻ bị ốm được tốt hơn, an toàn hơn.

Nếu có nhu cầu mua nhiệt kế điện tử thông thường, nhiệt kế đo tai, nhiệt kế đo trán, Quý khách hãy truy cập vào META.vn để đặt mua hàng online hoặc gọi điện thoại tới số hotline dưới đây của chúng tôi để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất nhé! 

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm bài viết liên quan: 

Gửi bình luận

Theo dõi nhiệt độ cơ thể là một cách giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Ở người bình thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể khoảng 37°C. Tuy nhiên, một số người có nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút, và điều đó là bình thường. Thông thường, nhiệt độ cơ thể thường được đo bằng cách đặt nhiệt kế trong miệng, nhưng cũng có những cách khác như:

  • Đo ở tai
  • Đo ở trán
  • Đo ở hậu môn [trực tràng]
  • Đo dưới nách [nách]

Mặc dù đo nhiệt độ nách tuy không chính xác nhưng cũng không có nghĩa là nó vô dụng. Đo nhiệt độ nách là một phương pháp tốt giúp cho việc sàng lọc những thay đổi về nhiệt độ cơ thể.

Cách kiểm tra nhiệt độ nách

Đo nhiệt độ tại nách là một phương pháp đo nhiệt độ phổ biến và dễ thực hiện nhất. Một chiếc nhiệt kế kỹ thuật số là dụng cụ hữu ích để đo nhiệt độ nách. Bạn cũng không nên dụng nhiệt kế thủy ngân, vì chúng có thể bị vỡ và gây nguy hiểm.

Cách đo nhiệt độ nách:

  • Kiểm tra xem nhiệt kế đã bật chưa.
  • Ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách.
  • Giữ cánh tay của bạn, hoặc cánh tay con của bạn, áp sát vào cơ thể để nhiệt kế giữ nguyên vị trí.
  • Đợi cho nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ. Việc này sẽ mất khoảng một phút hay lâu hơn. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc nhiệt độ.
  • Làm sạch nhiệt kế và cất vào nơi quy định để bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo.

Khi lấy nhiệt độ nách, bạn có thể so sánh nó theo bảng dưới để có thể có chỉ số nhiệt độ chính xác hơn.

Nhiệt độ đo tại nách

Nhiệt độ đo tại miệng

Nhiệt độ đo tại hậu môn và tai

36.9–37.4°C

37.5–37.7°C

38–38.3°C

37.4–38.4°C

37.8–38.6°C

38.4–39.1°C

38.4–38.9°C

38.7–39.1°C

39.2–39.7°C

38.9–39.5°C

39.2–39.7°C

39.8–40.3°C

39.6–40°C

39.8–40.3°C

40.4–40.9°C

Nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được coi là bình thường?

Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi theo độ tuổi. Biểu đồ dưới đây đưa ra mức nhiệt độ cơ thể ở trạng thái bình thường khi đo ở nách tại các độ tuổi:

Độ tuổi

Khoảng nhiệt độ bình thường của cơ thể khi đo tại nách

Mức nhiệt độ cơ thể được coi là sốt

0–2

34.7–37.2°C

37.3°C trở lên

3–10

35.9–36.7°C

36.7°C trở lên

11–65

35.2–36.9°C

36.9°C trở lên

65 trở lên

35.6–36.3°C

36.4°C trở lên

Những cách khác để đo nhiệt độ cơ thể

Ở phần đầu, chúng ta đã đề cập đến nhiều phương pháp khác nhau để đo nhiệt độ cơ thể. Dưới đây là chi tiết những phương pháp này:

Đo tại tai

Nhiệt độ đo tại tai thường thấp hơn một chút so với nhiệt độ đo tại hậu môn. Để lấy nhiệt độ đo tại tai, bạn cần một nhiệt kế đo tai đặc biệt. Cách sử dụng:

  • Lắp một đầu dò vào nhiệt kế và bật lên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kéo nhẹ phần vành tai ra ngoài để mở dọc ống tai, nhẹ nhàng đẩy nhiệt kế vào ống tai cho đến khi nhiệt kế được đưa vào hoàn toàn
  • Nhấn nút đọc và chờ thông báo xong của nhiệt kế.
  • Tháo nhiệt kế cẩn thận và đọc nhiệt độ đo được.

Đo tại trán

Đo nhiệt độ tại trán là cách đọc chính xác thứ 4 trong só 5 cách đo nhiệt độ, sau đo nhiệt độ tai, miệng và hậu môn. Cách đo này không gây ra nhiều khó chịu và việc đọc nhiệt độ cũng rất nhanh.

Để lấy nhiệt độ trán, bạn cần sử dụng một chiếc nhiệt kế đo tại trán. Đối với những nhiệt kế trượt trên trán, để dùng nó bạn cần thực hiện những thao tác sau:

  • Bật nhiệt kế và đặt đầu cảm biến ở giữa trán.
  • Trượt nhiệt kế một cách chậm rãi, từ giữa trán sang bên trái hay phải đều được, theo đường nối giữa điểm giữa trán và phía trên cùng của vành tai. Bạn hãy giữ cho nhiệt kế tiếp xúc với da mọi lúc.
  • Dừng di chuyển nhiệt kế khi đến vị trí chân tóc.
  • Đọc nhiệt độ trên màn hình.

Cách đo này không được coi là chính xác để đọc nhiệt độ trán. Bạn nên sử dụng loại nhiệt kế trán không tiếp xúc để thay thế. Cách sử dụng nhiệt kế trán không tiếp xúc như sau:

  • Bật nhiệt kế và hướng đầu cảm biến của nhiệt kế vào giữa trán. Chú ý không chạm vào trán. Khoảng cách từ đầu cảm biến nhiệt kế đến trán phụ thuộc vào từng loại nhiệt kế bạn sử dụng. Bạn nên đọc hướng dẫn trong sách hưỡng dẫn của nhiệt kế.
  • Bấm nút đo và đợi nhiệt kế đưa ra nhiệt độ.
  • Đọc nhiệt độ ghi trên màn hình.

Đo tại miệng

Đo nhiệt độ tại miệng được coi là phương pháp chính xác thứ 2, chỉ sau đo nhiệt độ ở hậu môn, và đây cũng là cách đo phổ biến cho cả trẻ lớn và người lớn.

Để đo nhiệt độ tại miệng, bạn cần sử dụng một chiếc nhiệt kế kỹ thuật số đo nhiệt độ miệng. Hãy chờ ít nhất 30 phút để có thể sử dụng nhiệt kế tại miệng nếu bạn vừa ăn đồ gì đó nóng hoặc lạnh.

Cách sử dụng:

  • Đặt nhiệt kế xuống dưới lưỡi, lệch sang 1 bên và đẩy vào phía sau miệng. Đảm bảo đầu đo của nhiệt kế luôn luôn ở dưới lưỡi mọi lúc.
  • Giữ nhiệt kế ổn định tại chỗ bằng môi và ngón tay. Tránh sử dụng răng để giữ. Mím môi để bịt kín khoang miệng trong một phút hoặc cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế, đọc nhiệt độ và làm sạch nó trước khi cất đi.

Đo tại hậu môn

Đo nhiệt độ tại hậu môn được coi là phương pháp đo nhiệt độ chính xác nhất. Điều này rất hữu ích nhất để theo dõi nhiệt độ ở trẻ em – những đối tượng có xu hướng nhạy cảm hơn về những thay đổi nhiệt độ cơ thể so với người lớn.

Các bước để lấy nhiệt độ tại hậu môn ở trẻ em:

  • Làm sạch nhiệt kế bằng nước mát và xà phòng.
  • Bôi một lớp dầu lên phần đầu của nhiệt kế [phần đầu bạc].
  • Đặt trẻ nằm ngửa với gấp đầu gối.
  • Cẩn thận đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn khoảng 2-3 xentimet, hoặc chỉ một nửa khoảng trên nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Giữ nhiệt kế ổn định tại chỗ bằng ngón tay.
  • Đợi khoảng 1 phút hoặc cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Từ từ rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.
  • Làm sạch nhiệt kế và bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo.

Bạn hãy lưu ý rằng không bao giờ được sử dụng cùng một nhiệt kế đo tại hậu môn đồng thời đo tại miệng. Hãy chắc chắn rằng các nhiệt kế được đánh dấu rõ ràng, để có thể ngăn bạn hoặc người khác vô tình nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Cách nào là tốt nhất cho trẻ nhỏ?

Đo nhiệt độ tại nách được coi là cách an toàn nhất để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ dưới 3 tháng tuổi. Phương pháp này cũng thường được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ ở trẻ sơ sinh đến 5 tuổi vì nó là một trong những phương pháp dễ thực hiện nhất và, ít xâm lấn cơ thể.

Để đo nhiệt độ cho trẻ tại nách cũng giống như cách bạn thực hiện cho chính mình. Giữ nhiệt kế để nó luôn đúng vị trí, và đảm bảo rằng trẻ không cử động trong khi đo vì nhiệt kế ở dưới cánh tay có thể không đọc được nếu bị xê dịch quá nhiều.

Đo nhiệt độ tại hậu môn cũng là một cách an toàn để đọc nhiệt độ cơ thể chính xác ở trẻ nhỏ. Một trong những điều quan trọng là cần phát hiện tình trạng sốt càng nhanh càng tốt, và cần gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhiệt kế đo tại tai và tại trán cũng an toàn khi sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với nhiệt kế đo tại miệng, thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ vì chúng thường gặp khó khăn khi trẻ khó giữ nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đủ lâu để có thể đo được nhiệt độ.

Tổng kết

Có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể, và mỗi cách đo sẽ có độ chính xác khác nhau. Sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tại nách là một cách an toàn và hiệu quả để theo dõi nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp chính xác nhất. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốt, tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ tại hậu môn.

Bạn cũng nên sử dụng bảng so sánh nhiệt độ tại các vị trí khác nhau để có thể biết nhiệt độ cơ thể chính xác là bao nhiêu khi sử dụng nhiều phương pháp. Đo nhiệt độ cơ thể giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe bản thân, từ đó có những điều trị kịp thời khi gặp tình trạng sốt, và có thể làm giảm nguy cơ của các biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm thông tin tại: Làm thế nào để cách ly tại nhà hiệu quả?

Video liên quan

Chủ Đề