Cách đo bộ nguồn máy tính

Trong quá trình chẩn đoán sự cố trên máy tính, bộ nguồn thường bị lãng quên. Tuy nhiên, việc kiểm tra bộ nguồn trước có thể giúp bạn rút ngắn được rất nhiều vấn đề trong khâu khắc phục sự cố. Nếu máy tính hiển thị màn hình xanh chết chóc [BSOD: Blue Screen of Death], ổ cứng bị lỗi hay đơn giản là không khởi động, có khả năng bạn đang gặp vấn đề về bộ nguồn. Hãy tiến hành các bước kiểm tra nhanh dưới đây trước khi mua bất kỳ phần cứng mới đắt tiền nào.

  1. 1

    Tắt máy tính. Sau khi máy tính tắt nguồn [hay không thể mở], hãy trượt công tắc đằng sau bộ nguồn rồi rút điện máy tính.[1] X Nguồn chuyên gia

    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020. Đi tới nguồn

  2. 2

    Mở thùng máy. Ngắt kết nối cáp nguồn khỏi các bộ phận bên trong thùng máy. Lần theo từng cáp dẫn từ bộ nguồn đến các thành phần khác nhằm đảm bảo rằng tất cả đã được ngắt kết nối đúng cách.[2] X Nguồn chuyên gia

    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020. Đi tới nguồn

    • Ghi chú lại cáp nào được cắm vào đâu để bạn có thể kết nối khi lắp lại thùng máy.

  3. 3

    Kiểm tra bằng kẹp giấy. Sử dụng kẹp giấy để “đánh lừa” bộ nguồn rằng kết nối đã được thiết lập. Trước khi tiến hành, hãy bẻ kẹp giấy thành hình chữ “U”.

    • Chiếc kẹp giấy sẽ đóng vai trò như các chân cắm vào bộ nguồn và cung cấp tín hiệu bật.

  4. 4

    Tìm đầu nối chân 20/24 thường cắm vào bo mạch chủ của máy tính. Đây thường là đầu nối lớn nhất trên bộ nguồn.

  5. 5

    Tìm chân xanh lá và đen [chân số 15 & 16]. Tiến hành cắm một đầu đầu kẹp giấy vào chân xanh lá, đầu còn lại cắm vào chân đen. Trước khi tiến hành, bạn cần kiểm tra xem công tắc bộ nguồn đã được tắt chưa, đồng thời bộ nguồn có hoàn toàn ngắt kết nối với nguồn điện cũng như các bộ phận khác trong máy tính hay chưa.

    • Chân xanh lá thường nằm ở vị trí thứ 15 trong biểu đồ chân cắm.

  6. 6

    Cắm kẹp giấy vào. Sau khi cắm kẹp giấy vào hai chân 15 & 16, hãy đặt cáp này sang một bên. Cắm điện bộ nguồn và bật công tắt đằng sau.

  7. 7

    Kiểm tra quạt gió. Sau khi bộ nguồn được cấp điện, bạn sẽ nghe hoặc thấy quạt gió quay. Điều này cho thấy ít nhất rằng bộ nguồn vẫn hoạt động. Nếu bộ nguồn không bật, hãy kiểm tra lại các chân cắm [sau khi rút điện] và thử lại. Nếu vẫn không có gì xảy ra, rất có thể bộ nguồn đã hỏng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phương pháp này không thể kiểm tra khả năng vận hành bình thường của bộ nguồn mà chỉ cho thấy rằng nó có hoạt động. Để biết được bộ nguồn có đầu ra ổn định hay không, bạn sẽ cần tiến hành phương pháp tiếp theo.

  1. 1

    Kiểm tra đầu ra thông qua phần mềm. Nếu máy tính vận hành bình thường và hệ điều hành khởi động được, hãy thử kiểm tra đầu ra của bộ nguồn bằng phần mềm. SpeedFan là một chương trình miễn phí có thể đọc các chẩn đoán và báo cáo lại nhiệt độ cũng như điện áp của máy tính. Hãy kiểm tra các thông tin để chắc chắn rằng mọi thứ nằm trong mức có thể chấp nhận.

    • Nếu máy tính không hoạt động, hãy tiến hành bước tiếp theo.

  2. 2

    Tắt máy. Rút điện rồi tắt công tắc nằm phía sau bộ nguồn. Sau đó, mở thùng máy và ngắt kết nối giữa bộ nguồn với toàn bộ các thành phần bên trong. Lần theo từng cáp của bộ nguồn để chắc chắn rằng mọi thứ đã được ngắt kết nối đúng cách.[4] X Nguồn chuyên gia

    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020. Đi tới nguồn

  3. 3

    Kiểm tra bộ nguồn bằng thiết bị chuyên dụng. Bạn có thể mua thiết bị kiểm tra bộ nguồn ở các cửa hàng máy tính hoặc trên mạng với giá không quá đắt. Trước tiên, hãy tìm đầu nối 20/24 chân trên bộ nguồn. Đây thường là cáp có kích thước lớn nhất.[5] X Nguồn chuyên gia

    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020. Đi tới nguồn

    • Kết nối thiết bị kiểm tra bộ nguồn với đầu nối 20/24 chân.
    • Cắm điện bộ nguồn và bật công tắc. Bộ nguồn sẽ tự động bật và đèn trên thiết bị kiểm tra sẽ sáng lên.
      • Một số thiết bị kiểm tra bộ nguồn cần được bật thông qua công tắc hoặc nút bấm. Những loại còn lại sẽ tự động bật.
    • Kiểm tra điện áp. Đầu nối 20/24 chân có nhiều đầu ra, nhưng sau đây là 4 chỉ số quan trọng mà bạn cần xem:
      • +3.3 VDC
      • +5 VDC
      • +12 VDC
      • -12 VDC
    • Kiểm tra xem các chỉ số điện áp có nằm trong dung sai chấp nhận được hay không. +3.3, +5, +12 có dung sai +/- 5%. Chỉ số -12 có thể dao động trong mức +/- 10%. Nếu có bất kỳ chỉ số nào nằm ngoài phạm vi này nghĩa là bộ nguồn hoạt động không ổn định và cần được thay mới.
    • Kiểm tra các đầu nối khác. Sau khi xác định đầu nối chính cấp nguồn ổn định, tiến hành kiểm tra từng đầu nối còn lại. Nhớ rút điện và tắt bộ nguồn giữa mỗi lần kiểm tra.

  4. 4

    Kiểm tra bộ nguồn bằng đồng hồ vạn năng [dụng cụ đo điện]. Bẻ thẳng kẹp giấy thành hình chữ “U”. Tìm chân cắm xanh lá trên đầu nối 20/24 chân. Cắm một đầu kẹp giấy vào chân cắm xanh lá [số 15], đầu còn lại vào chân màu đen bên cạnh. Như vậy, đầu cắm sẽ nhận tín hiệu giả rằng cáp đã kết nối với bo mạch chủ.

    • Cắm điện bộ nguồn và bật công tắc.
    • Tìm sơ đồ chân cắm của bộ nguồn để xác định những chân cung cấp điện áp.
    • Đặt đồng hồ vạn năng về chế độ VBDC. Nếu đồng hồ vạn năng không tự động điều chỉnh phạm vi, bạn cần đặt về mức 10V.
    • Kết nối đầu dò cực âm của đồng hồ vạn năng với chân nối đất [màu đen] trên đầu nối .
    • Kết nối đầu dò cực dương với chân cắm đầu tiên cần kiểm tra. Nhớ ghi chú lại điện áp hiển thị.
    • Kiểm tra để đảm bảo rằng điện áp của các chân cắm nằm trong phạm vi dung sai. Nếu có bất kỳ chỉ số nào nằm ngoài phạm vi dung sai nghĩa là bộ nguồn bị lỗi.
    • Lặp lại quá trình này với các đầu nối khác của bộ nguồn. Bạn nên tham khảo sơ đồ chân cụ thể của từng đầu cắm để biết vị trí chân cần kiểm tra.

  5. 5

    Ráp lại máy tính. Sau khi kiểm tra tất cả đầu nối nguồn, bạn có thể ráp lại máy tính. Xem trong ghi chú để chắc chắn rằng các thiết bị đã được kết nối đúng cách, đồng thời tất cả đầu nối bo mạch chủ đều nằm đúng vị trí. Sau khi ráp xong, hãy mở máy lên.[6] X Nguồn chuyên gia

    Luigi Oppido
    Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020. Đi tới nguồn

    • Nếu lỗi vẫn tiếp tục lặp lại hay máy tính không khởi động, hãy chuyển sang các bước khắc phục sự cố. Lúc này, bộ phận đầu tiên mà bạn cần kiểm tra là bo mạch chủ.

  1. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  2. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  3. //www.tomshardware.com/forum/265607-28-dead-paper-clip-test
  4. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  5. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.
  6. Luigi Oppido. Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers. Phỏng vấn chuyên gia. 13 November 2020.

Cùng viết bởi:

Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 3.263 lần.

Chuyên mục: Bảo trì và Sửa chữa

Trang này đã được đọc 3.263 lần.

Video liên quan

Chủ Đề