Cách chữa u nang bao hoạt dịch khớp gối

Ảnh minh họa. Nguồn: drugs.com

Khớp gối giống như các khớp khác được bao bọc bởi bao khớp, như một túi khép kín. Túi này được che phủ bên trong nhờ một tấm thảm đó là màng hoạt dịch. Tổ chức hoạt dịch tiết ra dịch - gọi là hoạt dịch- để nuôi dưỡng và bôi trơn khớp.

Trong trường hợp bất thường, ở bên trong khớp hay trong những trường hợp chấn thương, bao hoạt dịch có thể phản ứng tăng tiết dịch một cách quá đáng, đó là nguyên nhân của tràn dịch khớp gối. Khi áp lực bên trong của gối tăng nó có thể tạo nên các thay đổi như thoát vị ra phía sau của gối. Đó là u nang bao hoạt dịch, nó thường nằm ở chính giữa khoeo và to ra sau gối. Nang này không có gì là nguy hiểm, đặc biệt là không bao giờ ung thư hoá. Bên trong nó chỉ có mỗi thành phần là hoạt dịch, điều đó giải thích tại sao thể tích của nó lại có thể thay đổi được. Thông thường thể tích của nó nhỏ và không gây trở ngại với chức năng của gối. Đôi khi nó trở nên to, căng, đưa tới đau do tăng áp lực, thay đổi khi đi lại, thể tích nhỏ đi khi gấp gối, đặc biệt là lúc ngồi xổm. Rất hiếm những trường hợp chèn ép vào tổ chức xung quanh [mạch máu , thần kinh gây nên kiến bò, rát bỏng ở cẳng chân] do thể tích của khối u quá to. Trong một số ít trường hợp nó có thể bị vỡ biểu hiện bằng: Đau tăng lên đột ngột, bắp chân mau chóng sưng to tràn hoạt dịch ra ngoài. Có nguy cơ làm tắc các tĩnh mạch hoặc gây nên các tổn thương về cơ.

Làm thế nào để chẩn đoán?

Cần phải nghĩ tới khi có đau ở phía sau khoeo, hơn hết là sờ thấy một khối nhỏ như hòn bi. Thể tích lại thay đổi, giảm đi và mất khi gối ở tư thế gấp, nó thấy rõ hơn khi gối duỗi thẳng. Trong trường hợp nghi ngờ, dùng siêu âm chẩn đoán biết rõ là nó nằm ở đâu và kích thước bao nhiêu. U nang bao hoạt dịch thường là hậu quả của các bệnh gối, cần phải tìm kiếm các nguyên nhân này ở gối. Có khi là thương tổn sụn khớp, có khi là sụn chêm hay bao hoạt dịch hay sau chấn thương,...

Điều trị u nang bao hoạt dịch

Thường u nang bao hoạt dịch tiến triển tự nhiên, không cần điều trị cũng khỏi do dịch lại chui vào trong khớp. Tất cả các nang bao giờ cũng lành tính, không cần phải đưa ra một phương pháp điều trị gì thêm. Đôi khi không khỏi mà lại gây nên khó chịu cho bệnh nhân, có thể điều trị bằng cách chọc hút và bơm thuốc có nguồn gốc cortisone vào trong. Đồng thời để tránh tái phát, cần phải tìm và điều trị nguyên nhân ở trong gối, ví dụ như can thiệp vào sụn chêm chẳng hạn. Trong trường hợp khó trị, u nang lại gây đau, gây khó chịu cho người bệnh, phương thức điều trị bằng nội soi có thể được đưa ra. Nhờ nội soi qua lỗ liên hệ giữa nang và khớp và làm nhỏ lại bằng cách dùng một nắp đậy chắn lỗ thông thương, như thế đảm bảo không còn tăng áp lực gây đau trong nang nữa. Nhưng mới được áp dụng gần đây nên chưa thể bàn về kết quả của phương pháp này. Cần có chỉ định ngoại khoa khi nang đó tái phát nhiều lần, có nghĩa là phải mổ để lấy hoàn toàn nang đó đi.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn [Bộ Y tế]

1] ĐỊNH NGHĨA:

Khi áp lực bên trong của bao khớp tăng nó có thể tạo nên các thay đổi như thoát vị ra ngoài ổ khớp. Đó là u nang bao hoạt dịch, nó thường nằm ở chính giữa khớp và to ra tại vị trí bao khớp lỏng lẻo.

2] NHẮC LẠI GIẢI PHẨU

Bao khớp có 2 lớp gồm màng xơ và màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch phủ vào mặt trong của bao khớp cùng với các mặt của khớp giới hạn nên ổ khớp. Nó tiết ra một chất dịch dính chặt như lòng trắng trứng gọi là hoạt dịch. Chất này có tác dụng bôi trơn các mặt khớp và cung cấp chất dinh dưỡng cho các cấu trúc bên trong ổ khớp giúp duy trì tính bền vững của khớp.

3] THÀNH PHẦN DỊCH KHỚP

Bình thường dịch khớp trong có chứa 10 đến 200 tế bào trong 1mm3 trong đó thành phần đa nhân khoảng 1%, lượng protein từ 10 đến 20g/lít. Trong tất cả mọi loại viêm khớp, lượng tế bào và lượng protein tăng nhiều nhưng sự thay đổi này không có tính chất đặc hiệu cho mỗi loại bệnh khớp.

4] NGUYÊN NHÂN:

U nang bao hoạt dịch có thể do cử động khớp nhiều [như chơi thể thao không khởi động] làm bao khớp lỏng lẻo hay do bao hoạt dịch bị kích thích gây tăng tiết dịch, dịch khớp thoát ra gây hiện tượng thoát vị mà biểu hiện lâm sàng là khối u.
Như với khớp cổ tay thì cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác được nguyên nhân hình thành nang. Giả thuyết dãn bao khớp do những chấn động lập đi lập lại ở những bà nội trợ hay những chấn thương bong gân cổ tay cũ đã được đề cập ở một số tác giả có lẽ dựa vào tỉ lệ ở nữ cao hơn nam nhiều lần và tiền sử chấn thương cổ tay được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân. Giả thuyết này được củng cố bởi phân tích dịch rút ra từ nang có cấu trúc giống hệt dịch trong khớp.

5] TRIỆU CHỨNG:

U nang bao hoạt dịch là một khối tròn, mềm, sờ nhẵn, ít di động, có lúc nhỏ đi, lúc to ra, có thể đau hay không.
U nang bao hoạt dịch không gây viêm, không đau thì chưa cần điều trị. Đây là bệnh lành tính. Tuy nhiên u này có thể viêm khi màng hoạt dịch bị viêm cấp tính, do chấn thương, do nhiễm khuẩn, sử dụng khớp quá nhiều…

6] CHẨN ĐOÁN

Nang hoạt dịch có 3 đặc tính khác với các khối u là không đau, kích thuớc thay đổi theo tư thế vận động khớp và không thay đổi sau một thời gian dài . Chụp phim Xquang để loại trừ u xương. Siêu âm để phân biệt với các khôi u phần mềm khác như mỡ, bướu bã. Với những nang nhỏ không sờ thấy hay nhìn thấy được, người ta phải chỉ định dùng MRI để xác định.

7] ĐIỀU TRỊ

Theo dõi.Với những nang không gây phiền phức gì cho người bệnh thì người ta chỉ theo dõi mà không xử trí gì cả. Bất động. Cử động khớp nhiều có thể làm tăng kích thước của nang nên người ta có thể dùng nẹp cổ tay để hạn chế sự vận động. Điều này sẽ giúp giảm đau nhất là những ca gây chèn ép thần kinh lân cận. Thoát dịch. Nếu nang bị đau hay hạn chế vận động do kích thước lớn thì bác sĩ có thể chọc hút dịch trong nang ra. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn nó có thể tái phát lại. Vì thế giải pháp phẫu thuật sẽ được xem xét nếu bệnh nhân yêu cầu.

Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ nang và khâu lại phần cuống thông với khớp. Cố định khớp cổ tay 2 – 3 tuần mới được phép cử động trở lại. Tuy nhiên U này thường lành tính mổ hoặc không mổ không ảnh hưởng đến sức khỏe nên chỉ mổ khi làm mất thẩm mỹ hoặc chèn ép thần kinh. Do tỉ lệ tái phát cao nên khối u có thể to lại ngay hoặc từ từ.


BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm - Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

1. Nang bao hoạt dịch và u bao hoạt dịch có phải là một?

Nhờ BS cho biết bao hoạt dịch là gì? U bao hoạt dịch và nang bao hoạt dịch có giống nhau không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Bao hoạt dịch là một màng sinh học tự nhiên nằm ở phía trong cùng của bao khớp. Nó là bao khớp chứa một loại dịch sánh giúp cho khớp vận động, bôi trơn trong vùng khớp. Bao hoạt dịch cũng có thể nằm ở một số vị trí của bao gân.

U bao hoạt dịch, nang bao hoạt dịch là một. Trong giới chuyên môn, bác sĩ chuyên khoa gọi đó là bọc bao hoạt dịch hay nang bao hoạt dịch.

Nang bao hoạt dịch là một bệnh lành tính và không thể trở thành ung thư. Một nang bao hoạt dịch khi vỡ sẽ có hai tình huống: vỡ kín [vỡ phần phía trong của vùng đó, thoát dịch ra ngoài tạo thành u phần mềm], vỡ hở [có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ và cần điều trị].

2. Nang bao hoạt dịch có thể xuất hiện ở những khớp nào? Đặc điểm nhận biết nang bao hoạt dịch?

Nang bao hoạt dịch có thể xuất hiện ở những khớp nào, thưa BS? Nhìn bề ngoài, nang bao hoạt dịch có thể dễ nhầm với các loại u khác hay không ạ? BS có thể chia sẻ đặc điểm riêng để nhận biết nang này không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Nang bao hoạt dịch có thể xuất hiện ở tất cả các khớp, từ khớp nhỏ nhất là khớp bàn ngón tay cho đến những khớp lớn như khớp gối.

Nhìn bề ngoài, chúng ta có thể nhầm lẫn với một số u khác nhưng có những vị trí rất đặc biệt để có thể xác định được nó là nang bao hoạt dịch. Thường thì nang hoạt dịch là một khối tròn và mềm, nhẵn, di động, không đau.

3. Cách thăm khám nang bao hoạt dịch?

Xin bác sĩ cho biết bệnh nhân được thăm khám những gì để chẩn đoán nang bao hoạt dịch?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Để xác định một nang bao hoạt dịch, bác sĩ cần phải khám lâm sàng bằng cách là nhìn và sờ. Sau đó, chúng ta cần một số phương pháp cận lâm sàng để giúp xác định rõ như là siêu âm phần mềm để xác định đó là một cái nang có dịch, một cái bã hay một cái nang mỡ.

Những trường hợp cần phân biệt sâu hơn thì ta sẽ sử dụng X-quang nhằm phát hiện những chồi xương hay có gì bất thường không. Ngoài ra có những có nang hoạt dịch ở phía trong sâu, nằm ở trong các khớp vai, khớp gối. Lúc đó các bác sĩ cần chụp MRI để xác nhận.

4. Nang bao hoạt dịch được điều trị như thế nào?

Hiện nay có những phương pháp nào để điều trị nang bao hoạt dịch ạ? Trong đó phương pháp nào được ưu tiên sử dụng nhiều nhất?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Hiện tại, việc điều trị nang bao hoạt dịch theo những "bậc thang". Nếu nang hoạt dịch không ảnh hưởng gì thì không cần thiết phải điều trị, không cần can thiệp hay làm gì hết, bác sĩ chỉ theo dõi.

Tăng thêm một bậc là phương pháp điều trị bảo tồn nghĩa là bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bất động chi và theo dõi từ 2-3 tuần. Bác sĩ có thể day ấn ở vị trí nang hoạt dịch.

Tăng thêm bậc nữa là can thiệp, phẫu thuật. Tối thiểu thì các bác sĩ làm thủ thuật còn tối đa là can thiệp phẫu thuật.

5. Các phương pháp phẫu thuật nang bao hoạt dịch?

Khi nào nang bao hoạt dịch cần phẫu thuật ạ? Chúng ta có những phương pháp phẫu thuật nào?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Các trường hợp nang bao hoạt dịch có chỉ định phẫu thuật:

- Nang bao hoạt dịch có kích thước lớn và gây đau, chèn ép một số cơ quan như chèn ép mạch máu, chèn ép thần kinh.

- Nang bao hoạt dịch bị tái phát khi điều trị bảo tồn thất bại.

- Nang bao hoạt dịch đã phẫu thuật không thành công, cần phẫu thuật lại.

- Nang bao hoạt dịch nằm ở vị trí mất thẩm mỹ.

Có hai phương pháp phẫu thuật chính là dùng biện pháp mổ hở và mổ nội soi.

- Mổ hở là mổ vào nang, cắt hết cái bao nang mạc dịch ấy rồi khâu lại. Sau đó bệnh nhân phải bất động vùng phẫu thuật từ 2-3 tuần

- Mổ nội soi là bác sĩ đưa những ống nội soi vào những vùng có những nang hoạt dịch cần can thiệp nội soi, ví dụ như ở vùng khớp vai và khớp gối thì các bác sĩ sẽ sử dụng các ống soi đặc biệt để đưa vào và cắt hết các bao màng dịch gây chèn ép.

6. Vì sao nang bao hoạt dịch dễ tái phát?

Nhờ bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cần làm gì để tránh tái phát?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Ban đầu, nang bao hoạt dịch là một bệnh lành tính nhưng nó nằm ở bộ phận vận động nên đây là bệnh lành tính nhưng dễ tái phát.

Khả năng tái phát phụ thuộc vào chấn thương, vi chấn thương ở những bộ phận vận động mà cứ lặp đi lặp lại như cổ tay, khuỷu tay hay vùng khớp gối… do đó có nhiều động tác chúng ta phải hạn chế. Cần hỗ trợ thêm những vùng đó sau chấn thương, sau phẫu thuật như bất động bằng những băng, nẹp để hạn chế xuất hiện những nang hoạt dịch.

Ngoài ra, khả năng tái phát còn phụ thuộc vào một số nghề nghiệp.

7. Những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến nang bao hoạt dịch?

Những ai dễ bị nang bao hoạt dịch? Chúng ta có thể phòng tránh được không?

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm:

Những yếu tố nguy cơ thúc đẩy xuất hiện nang hoạt dịch thường gặp nhất là những chấn thương trước đó tại cổ tay, ở vùng khớp gối, ở vùng cổ chân… là những vùng vận động lặp đi lặp lại nhiều lần. Những vi chấn thương là những chấn thương cứ lặp đi lặp lại ở vùng cổ tay khiến bao khớp yếu dần, làm phình nang hoạt dịch. Sau khi chấn thương mà chúng ta không điều trị đúng thì có thể sẽ xuất hiện nang hoạt dịch sau đó.

Theo thống kê thì nữ dễ mắc bệnh này nhiều hơn nam và những nghề nghiệp liên quan như nội trợ, làm việc tay nhiều, những phụ nữ có tuổi, bị viêm nhiều lần ở khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp gối… cũng có thể xuất hiện nang mạc dịch.

Để tránh tái phát nang bao hoạt dịch, bệnh nhân cần hạn chế một số động tác hoặc có những hỗ trợ đặc biệt. Khi các nang hoạt dịch khi xuất hiện, cần phải kiểm soát, theo dõi thật chặt chẽ và khi cần, các bác sĩ sẽ chọn phương pháp can thiệp nhẹ nhàng để tránh hiện tượng tái phát lặp đi lặp lại.


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com


Video liên quan

Chủ Đề