Các đề văn liên quan dến bài tự tình 2

Bộ đề luyện thi về bài thơ Tự tình Ngữ văn 11. Đề đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 chữ về bài Tự Tình Hồ Xuân Hương

Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

[Tự tình II,Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr.18].

  1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  2. Xác định các từ Hán Việt trong bài thơ.
  3. Xác định biện pháp tu từ cú phápđược sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
  4. Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì?

Phần Làm văn Nghị luận xã hội [2,0 điểm ]

Từ nội dung bài thơ Tự tình, anh chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.

Đáp án :

Đề đọc hiểu [3,0 điểm]

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật/ tám câu bảy chữ đường luật/ thất ngôn bát cú.

-Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên.

-Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2.Từ Hán Việt là hồng nhan.

-Điểm 0,5: Trả lời đúng.

-Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3.Biện pháp tu từ đảo ngữ [trơ cái hồng nhan…]. HS không nêu rõ dẫn chứng [ ]cho 0,25 đ].

Ý nghĩa: thái độ buồn, chán và bực dọc của nhân vật trữ tình.

-Điểm 1,0: Trả lời đúng và khá đủ; diễn đạt hợp lý.

– Điểm 0,5: Nêu được ý hiểu và biện pháp tu từ.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4.

Từ xuân hiểu theo 2 nghĩa: từ [xuân lại lại]: mùa xuân của trời đất; từ [xuân đi] chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ của người con gái.

-Điểm 1,0: Trả lời đúng và khá đủ; diễn đạt hợp lý.

– Điểm 0,5: Nêu một ý nghĩa trong hai.

– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Phần Làm văn Nghị luận xã hội [2,0 điểm]

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn khoảng 200 chữ, tương đương ½ trang giấy thi. Đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận [0,5 điểm]:

– Điểm 0,5 điểm: Đoạn văn đầy đủ phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Câu Mở đoạn nêu được đúng chủ đề; phần Thân đoạn, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu Kết đoạnnêu được ý khái quát về vấn đề.

– Điểm 0,25: Viết được đoạn văn nhưng chưa đảm bảo mạch lạc, chính xác về bố cục ba phần.

– Điểm 0: Không biết viết đoạn văn hoặc quá ngắn, sơ sài vài câu.

  1. Nêu đúng vấn đề: [1,25 điểm]

Suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ, yêu cầu thí sinh diễn đạt cụ thể nội dung trả lời của câu hỏi 3, phần đọc hiểu.Thí sinh có thể viết theo cách trình bày đoạn văn khác nhau nhưng cần làm rõ các gợi ý sau:được sống trong tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn, được bình đẳng, được yêu thương, được trân trọng vàbảo vệ…

– Điểm 1,25 : Cơ bản đáp ứng được các nội dung; diễn đạt rõ ràng; liên kết câu chặt chẽ.

– Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các nội dung; diễn đạt, liên kết câu còn lúng túng.

– Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các nội dung trên; có thể còn lỗi câu và dùng từ, chính tả.

– Điểm 0: hiểu sai lạc nội dunghoặc không viết được đoạn văn.

  1. Sáng tạo [0,25 điểm]

– Điểm 0,25: cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…] ; thể hiện được cảm xúc chân thành và sâu sắc về nội dung.

– Điểm 0: cách diễn đạt lan man; mắc nhiều lỗi dùng từ, dựng câu; chữ viết cẩu thả hoặc sai chính tả nhiều.

Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

  • B Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra
  • C Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương
  • D Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Câu 7 :

Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?

  • A Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
  • B Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
  • C Nhiều hình ảnh ước lệ
  • D Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B cho phù hợp.

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ Tự tình được xuất xứ từ tập thơ Lưu hương kí. Đúng hay sai?

Đáp án

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Tự tình [bài II] nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

Câu 2 :

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Hai câu thơ trên là:

  • A Hai câu đề
  • B Hai câu thực
  • C Hai câu luận
  • D Hai câu kết

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai câu thực:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Câu 3 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B cho phù hợp.

  1. Hai câu đề
  1. Hai câu thực
  1. Hai câu luận
  1. Hai câu kết

1. Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

2. Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

3. Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

4. Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

Đáp án

  1. Hai câu đề

3. Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

  1. Hai câu thực

1. Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

  1. Hai câu luận

4. Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

  1. Hai câu kết

2. Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

Lời giải chi tiết :

- Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

- Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

- Hai câu luận: Khao khát tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

- Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

Câu 4 :

Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

  • A Thất ngôn tứ tuyệt
  • B Thất ngôn bát cú
  • C Cổ phong
  • D Thất ngôn trường thiên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Câu 5 :

Nội dung chính của 4 câu thơ sau:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

  • A Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
  • B Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ
  • C Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

Câu 6 :

Đán án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về Tự tình:

  • A Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
  • B Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra
  • C Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương
  • D Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tự tình [bài II] không thể hiện sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương. Ngược lại, bài thơ là sự phản kháng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7 :

Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?

  • A Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
  • B Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
  • C Nhiều hình ảnh ước lệ
  • D Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…

Chủ Đề