Các công nghệ xử lý nước giếng khoan

Hiện nay theo thống kê 60% dân số cả nước sử dụng nguồn nước giếng khoan dùng trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Nước giếng khoan vốn là mạch nước ngầm, tùy thuộc từng độ sâu, vùng địa lý, để đánh giá mức độ sạch của nước giếng khoan. Vì vậy bằng bài viết này Công nghệ MET muốn giới thiệu đến bạn đọc “Ứng dụng của công nghệ xử lý MET vào xử lý nguồn nước giếng khoan ô nhiễm” để giúp quý khách có biện pháp xử lý nguồn nước nhà mình đang sử dụng.

1 – Nước nhiễm kim loại nặng và amoni.

2 – Nước giếng khoan nhiễm phèn.

3 – Nước giếng khoan nhiễm Fe và Mn.

4 – Nước giếng khoan bị nhiễm vôi.

5 – Nước giếng khoan bị nhiễm mặn.

Do nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy cơ gây ô nhiễm nên trong thành phần nước giếng khoan có chứa nhiều tạp chất có thể liệt kê sau đây:

Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước [pH = -lg[H+]. Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 nước có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước có tính kiềm.

2 – Độ cứng của nước.

Là đại lượng biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng hoàn toàn phần. Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của caxi và magie có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của caxi và magie có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.

3 – Các hoá chất, hợp chất hữu cơ.

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước giếng khoan của bạn.Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra vô số hóa chất gây ra vô số những tác hại đối với môi trường điều này chắc hẳn ai cũng nhận thấy được. Hóa chất công nghiệp có trong nước giếng khoan.

Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp với hàm lượng dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động chăn nuôi chuồng trại cũng gây ảnh hưởng không ít đến nguồn nước giếng khoan của bạn.

4 – Độ kiềm của nước.

Có thể phân biệt thành độ kiềm toàn phần và riêng phần. Độ kiềm toàn phần bao gồm tổng hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối của các axit yếu. Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn, độ kiềm toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra. Độ kiềm riêng phần còn được phân biệt: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hydrat.

5 – Kim loại nặng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng như là: Do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua.

Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm: Sắt [ Phèn ], Chì, Asen, Thủy Ngân, Mn, Magie, Nhôm …

6 – Nitrit, amoni.

Phân tử kim loại amoni trong nước. Ở những nơi chăn nuôi chuồng trại gia súc, nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi là rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại này xảy ra cũng khá nhiều.

7-Nước nhiễm đá vôi

Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi hàm lượng canxi trong nước cao. Nguồn nước bị nhiễm canxi rất dễ nhận đó là nước rất trong, khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở đáy nồi.

Tại sao nước giếng khoan lại có màu vàng và có mùi tanh

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nước giếng khoan có màu vàng là do nước bị nhiễm Sắt[ nhiễm phèn ]. Sắt trong nước giếng khoan thường tồn tại dưới dạng Sắt 2+ [Fe2+] hay oxit Sắt II không kết tủa tồn tại lơ lửng trong nước, gây nên màu vàng và mùi tanh khó chịu.

Tại sao nước giếng khoan có màu đục và cặn đen, nhớt khó chịu

Rất nhiều gia đình khi bơm nước từ giếng khoan lên, nước trông có vẻ rất trong nhưng khi để lâu trong không khí thì lại xuất hiện cặn vàng dưới đáy hoặc là váng [nhớt] nổi lên trên bề mặt. Và khi đưa tay chạm vào bể chứa thì lại thấy nhớt màu đen.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó là nước giếng khoan đã bị nhiễm Mangan nặng. Một số loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay là:

– Nước nhiễm mặn [ thường thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Miền Trung];

– Nước nhiễm sắt và mangan [được phát hiện nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng];

– Nước chứa nhiều armoni và asen [phổ biến ở các đô thị lớn có nền công nghiệp phát triển và dân cư đông đúc];

– Nước có nồng độ canxi cao, [thường thấy ở khu vực Tây Nguyên];

Tại sao nước giếng khoan lại có vị mặn

Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn. Chiếm tới khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Các vùng nhiễm mặn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Các địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.

Tại sao nước giếng khoan bị nhiễm vôi

Bạn có thể dễ dàng nhận ra nguồn nước gia đình đang dùng có cặn trắng ở dưới đáy ấm, phích nước khi đun sôi, các đường ống nước, trong vòi của bình nóng lạnh, hay vòi cấp nước của máy giặt…. Dân gian xưa có cách làm sạch các cặn vôi bám dưới đáy ấm bằng vắt nước chanh, dấm ngâm trong vòng 24h cho cặn canxi bong ra, dùng khoai tây đun với nước… Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau các vật dụng nhà bếp đã xuất hiện lại các cặn trắng canxi khó chịu này.

Hiện tượng trên là do nguồn nước bị “cứng” do có chứa nhiều Can-xi và Ma-giê hòa tan. Hầu hết các giếng khoan ở khu vực có đá vôi đều gặp phải. Nó không chỉ xuất hiện trong các gia đình tự khoan giếng mà còn ở cả các hộ dùng nước máy của thành phố, do khâu xử lý nước của nhà máy không đảm bảo.

Các giải pháp xử lý nước giếng khoan hiện nay:

1 – Xây bể lọc xử lý nhiễm phèn sắt bằng công nghệ giàn mưa.

2 – Sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan của cột lọc composit.

2 biện pháp trên: Đều không loại bỏ được các chất rắn lẫn trong nước, và tốn kiếm về chi phí thực tế được chứng minh ngoài đời sống trong mỗi hộ gia đình.

3 – Xử lý nước giếng khoan bằng công nghệ xử lý nước MET

Công nghệ MET có khả năng loại bỏ hoàn toàn các thành phần tạp chất và khoáng chất nguy hại cho sức khỏe con người như Asen, phèn, sắt … Đồng thời giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe con người, xử lý triệt để một số khí độc bao gồm: metan, hydro sunphua, amoni …

Công nghệ xử lý nước MET

 Nguyên lý hoạt động

– Khi nước đủ vận tốc dòng chảy qua van hơi tự do, qua nhiều ống tạo tia định sẵn. Tách phần tia riêng gây ôxy dao động hỗn hợp bị tuần hoàn ngược.
– Nhờ áp suất trong máy đẩy các thành phần nặng hơn nước ra ngoài. Gặp nguyên liệu cát bị ôxy hóa nhanh tạo ra màng. Phần nước còn lại rơi tự do trong máy nhưng vẫn đủ để vận hành liên hoàn. Phần ra nhanh hay chậm đều tạo ra lớp màng. Lớp nọ kế tiếp lớp kia để tạo nên màng lõi lọc tự nhiên do tạp chất hình thành.

Sau khi nước thải từ bể sơ cấp chảy qua bể thứ cấp sẽ được lọc thô nhờ một màng lọc tự nhiên. Sau đó chạy vào hệ thống xử lý của máy. Nhờ cấu tạo đặc biệt cũng như công nghệ thiết kế được tính toán kỹ càng. Nước chịu tác động của lực đẩy, lực nén, lực hút, lực xuyên tâm. Nhờ vậy loại bỏ được tạp chấp vốn bị tích tụ trong nước.

 Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải MET

– Sử dụng năng lượng cơ học để lọc nước nên không tốn điện năng.
– Loại bỏ hoàn toàn các chất rắn lơ lửng và các chất độc [như asen, phèn, sắt,…], chất khí như mêtan, hydro sulfur, amoni.
– Sau khi xử lý, nước thải tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế [QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT]. QCVN 14:2008/BTNM và QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ TN&MT.
– Sử dụng rất ít tốn diện tích.
– Hệ thống hoạt động ổn định, công suất lớn.Tuổi thọ của hệ thống lên đến hơn 20 năm.
– Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, ít thời gian và công sức.

 Quy trình Ứng dụng của công nghệ xử lý MET vào xử lý nguồn nước giếng khoan ô nhiễm

– Nguồn nước cần xử lý đưa vào trong hệ thống theo đường ống cấp nước. Đến khi lượng nước cần xử lý đủ thì van sẽ khóa lại.
– Tại đây nước sẽ bị chia cắt bởi các guồng quay. Do lực áp suất nước sinh ra làm cho nguồn nước đẩy vào các guồng quay khác nhau và bị chia nhỏ.
– Hệ thống xử lý hoàn toàn được đóng kín nên oxy sẽ không vào được. Do một lực xuyên tâm làm các phân tử nước dao động tự do trong hệ thống. Tách riêng chất rắn và chất khí.
Các chất khí sẽ bị đẩy ra theo đường thoát khí. Chất rắn và phần nước chưa được xử lý được đẩy lên bề mặt cát. Sau đó nguồn nước chưa được xử lý bị hút ngược lại hệ thống. Quay lại bước đầu xử lý tiếp.
– Các phân tử nước cần được xử lý sẽ tiếp tục đi vào tiếp tục xử lý lần 2. Ở đây sẽ có vôi và muối để khử các chất độc hại còn lại.
Sau khi xử lý nước ở dạng phân tử xong sẽ được áp suất đẩy ra. Cùng với đó oxy sẽ được hút vào hệ thống để kết hợp với phân tử nước đi ra ngoài.

Dẫn chứng minh họa  công nghệ xử lý nước MET

Chủ Đề