Ca sĩ hương mơ hát về huế là ai?

Tiểu sử Hương Mơ

Tên thật: Đang cập nhật

Nghệ danh: Hương Mơ

Ngày sinh: Đang cập nhật

Quê quán: Đang cập nhật

Quốc gia: Đang cập nhật

Giải thưởng:

Đang cập nhật

Thông tin thêm:

Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở Huế, Hương Mơ là giọng ca có bản sắc riêng với chất giọng trầm ấm, dịu dàng. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành đạo diễn - Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hương Mơ thử sức ở một lĩnh vực mới: làm đạo diễn ca nhạc truyền hình. Ngoài công việc theo chuyên ngành, cô vẫn phải duy trì nghiệp hát như đã chọn lựa Cô đã có hai album riêng về quê hương xứ Huế là Về Huế Đi Em và Mưa huế

Hương Mơ trở thành ca sĩ như một tất yếu trong một gia đình nghệ thuật. Cha cô là nghệ sĩ kịch nói. Mẹ và hai anh trai của Hương Mơ đều là những nghệ sĩ chơi đàn bầu, đàn nguyệt trên đất Huế. Ngay từ nhỏ, Hương Mơ đã có một giọng hát đẹp và buồn mê đắm lòng người. Cô sớm gia nhập làng ca hát bằng cách theo học trường nghệ thuật ở Huế. Khi cô một mình khăn gói ra Hà Nội lập thân bằng con đường nghệ thuật ca hát, cô đã gặp nhạc sĩ An Thuyên. Nhạc sĩ nghe cô hát, và bằng tất cả sự ngạc nhiên, ông đặc cách cho Hương Mơ được tiếp tục theo học thanh nhạc tại Trường VHNT Quân đội.

Đối với Hương Mơ, nhạc sĩ An Thuyên là một người thầy lớn, đã khuyên nhủ, động viên cô kiên trì với nghệ thuật, giữ gìn giọng hát ngọt ngào chất Huế như một di sản của chính mình. Nhạc sĩ An Thuyên có lẽ cũng hài lòng vì rất nhiều ca khúc mang màu sắc dân ca miền Trung của ông đã "neo" rất sâu đậm vào lòng người nhờ tiếng hát của cô học trò Huế bé nhỏ Hương Mơ.

Bỏ học giữa chừng khoa Thanh nhạc Trường VHNT Quân đội, Hương Mơ đã làm phiền lòng thầy An Thuyên một thời gian dài. Cô phải gánh chịu tin đồn bị đuổi học khỏi trường. Cô tâm sự: "Tôi mắc một lỗi nhỏ là đã bỏ học về nhà một thời gian vì nhớ mẹ. Thầy Hiệu trưởng An Thuyên có kiểm điểm tôi nhưng không đuổi học tôi. Thầy rất thương tôi. Nhưng tôi tự bỏ học vì tự ái, khi những người cấp dưới của thầy, những người trực tiếp hướng dẫn tôi có những lời miệt thị, như thể tôi là một tội đồ. Tôi không chịu được điều đó".

Đấy chính là tính cách mạnh mẽ của Hương Mơ, cô gái tuổi Dần. Sự mạnh mẽ giấu kín đằng sau giọng nói "dạ, thưa" ngọt ngào như mật ong của cô. Trái tim "kẻ sĩ" của Hương Mơ luôn mong muốn được sống trong tình cảm chân thật của mọi người. Cô sợ hãi những lời nói thô lỗ, những ứng xử có nguy cơ làm chai sạn cảm xúc trong lòng người.

Không hát nhạc thị trường, không theo đuổi lối đi hiện đại như nhiều ca sĩ trẻ khác, Hương Mơ giữ vẻ Huế chầm chậm của mình mà cư xử với âm nhạc. Cô hiểu rất rõ mình có những gì và đi như thế nào. "Tôi giữ cho mình dáng vẻ thuần túy Huế, không thay đổi từ mái tóc, giọng nói, cách suy nghĩ, cách ăn mặc. Chỉ có như vậy tôi mới hát hay được những bài hát về vùng đất miền Trung quê hương tôi. Ngay cả trong cách sống cũng vậy, tôi muốn sống từ từ, không bon chen, không vội vàng. Tôi luôn luôn có cảm giác là nếu tôi sống tốc độ hơn, quyết liệt hơn để theo kịp thời đại như nhiều ca sĩ trẻ bây giờ, tôi sẽ không hát được về Huế nữa. Khi hát một bài hát về Huế, tôi phải là một cô gái Huế thực sự, từ vẻ ngoài đến tâm hồn, chứ không phải mình cố gắng tỏ ra như vậy. Người Huế vốn tinh tế, khắt khe trong thưởng thức nghệ thuật và tôi rất lo nếu mình hát về Huế mà không được người Huế lắng nghe nữa".

Hương Mơ thừa nhận cô có ít khán giả. Nhưng khán giả của cô là khán giả thủy chung. Các đĩa nhạc của cô không tạo cơn sốt ồn ào như một số ca sĩ trẻ khác, nhưng bán được rả rích nhiều năm và số lượng phát hành cũng không hề nhỏ. Cô ít khi xuất hiện trên các sân khấu nhạc trẻ sôi động vì những ca khúc cô trình bày chỉ phù hợp với không gian nhỏ và yên tĩnh, nơi người ta đến có nhu cầu nghe chứ không phải là xem. Cô thường đi biểu diễn ở các tỉnh xa và hát trong những phòng trà ở Sài Gòn và Hà Nội. Tôi đã nhiều lần nghe Hương Mơ hát ở phòng trà Aladin của NSND Thanh Hoa. Hương Mơ có một gương mặt quá buồn. Tôi có cảm giác như bóng dáng của vùng đất địa phương nghèo khó và cuộc sống vất vả nhọc nhằn của con người xứ Huế vẫn còn in đậm trong đôi mắt của người nghệ sĩ. Và khi cô hát về mảnh đất miền Trung từng phải gánh chịu quá nhiều đạn bom chiến tranh cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết, những lo toan, sẻ chia đã hiện lên trên khuôn mặt.

Tôi hỏi, Hương Mơ có sợ rằng cái nỗi buồn vô hình hiện hữu trên khuôn mặt cô mỗi khi hát nó sẽ vận vào số phận của cô không. Câu trả lời là: "Mỗi người nghệ sĩ đều có một số phận của riêng mình. Tôi có lẽ quá buồn trong khi hát. Nỗi buồn sâu lắng trong những ca khúc về Huế đã nhập vào tôi tự khi nào. Lúc hát, tôi chỉ cố gắng một điều là truyền tải hết những xúc cảm, tâm tư của mình tới khán giả. Tôi không sợ nỗi buồn ấy vận vào tôi. Bởi, có khi nó đã ở sẵn trong mình rồi, nó là chính mình rồi. Làm nghệ sĩ, mấy ai không có nhiều nỗi buồn duyên nợ trong tâm hồn".

Hơn 10 năm lập thân bằng nghề ca hát ở đất Thủ đô, Hương Mơ vẫn sống đạm bạc như khi cô sống cùng cha mẹ ở Huế. Cô thuê một căn hộ nhỏ, và "ở trọ" ngần ấy năm, biết sửa sang điện đóm như một người đàn ông thực sự. Tôi nghĩ, căn phòng của Hương Mơ là căn phòng giản dị nhất tôi từng thấy trong số các ca sĩ mà tôi biết. Cô trưng một vài thứ đồ cổ mà cô yêu thích, không tranh ảnh, màu sắc rườm rà. Trên tường là mấy bức tranh thư pháp chữ Việt viết trên giấy dó, với những câu thơ như là chính tâm trạng của cô. "Còn gặp nhau đây thì cứ vui/ Sự đời như nước chảy hoa trôi/ Lợi danh như bóng mây chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời", và "Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp/ Quê nhà một góc nhớ mênh mông"...

Biết rằng không gian ca hát của mình rất nhỏ hẹp, Hương Mơ đi học đạo diễn điện ảnh. Cô đã trở thành một đạo diễn và chuyển về công tác tại Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam. Bộ phim đầu tay của cô ở thể loại tài liệu có tên là "Mẹ Hiền" đã giành giải bạc trong Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2004. Nhưng ca hát vẫn là niềm đam mê lớn nhất của Hương Mơ. Cô cất công đi sưu tầm những bài hát cổ về Huế và trình bày lại. Những bài hát cổ xứ Huế thường mang một nỗi buồn nặng nề, ai oán và Hương Mơ muốn rằng cô sẽ trình bày những giai điệu ấy trước người nghe hôm nay trong một nỗi buồn nhẹ nhàng hơn.

Đến nay, Hương Mơ vẫn đi về lẻ bóng. Tìm được cho mình một đôi vai để tựa khó vậy sao, Hương Mơ? Ca sĩ thật thà: "Tôi có một mối tình dài tới... 11 năm rồi đó. Anh là một doanh nhân ở đất Sài Gòn. Chính anh đã động viên, cổ vũ tôi rất nhiều trong ca hát. Tôi mà giành được một giải thưởng nào đó, anh ấy còn vui hơn tôi nhiều. Chỉ vì lý do địa lý chúng tôi vẫn chưa thể thành đôi được. Thứ âm nhạc tôi hát, dường như chỉ phù hợp với không gian của miền Bắc, miền Trung, chứ không phải là Sài Gòn ồn ào. Lấy anh tôi sẽ phải vào Sài Gòn để sống. Tôi lại quá yêu nghề. Khi anh đề nghị cưới, tôi cứ lần lữa, thôi đợi em học đạo diễn xong, đợi em thi xong, đợi em xin việc, đợi em thi công chức... Điệp khúc đợi quá lâu cũng có lúc khiến anh ấy bực mình. Có thời điểm chúng tôi đã quyết định chia tay nhau. Nhưng ngay hôm sau tôi lại nhận được một lá thư, viết: "Cô Hương Mơ, cô hãy lấy tôi!". Đến giờ tôi vẫn bối rối, không biết mình ở Hà Nội hay vào Sài Gòn. Đôi khi ngồi nghĩ, tôi thấy mình "hơi ác" với anh ấy".

Tôi nghe câu chuyện và đùa lại với Hương Mơ, rằng cô thật tài ba khi giữ chân được một người đàn ông tới 11 năm liền. Cô đã làm thế nào để một người đàn ông không chịu nản lòng trong sự chờ đợi dài dằng dặc như vậy? Hương Mơ chỉ cười. Có lẽ đó là một bí mật riêng của cô ca sĩ người Huế này. 

Hương Mơ nói, bản chất của cô là ngại thay đổi. Cô sống chậm và yên tĩnh. Cô ngại ngần khi tiếp xúc với những người chưa quen thân. Sự chân thành, dù cho có vụng về đôi chút, ở người đàn ông cô yêu khiến cho cô luôn có được cảm giác an toàn.

Mọi va đập của nghề ca sĩ giúp Hương Mơ nhận ra rằng, những lời ngợi ca, xưng tụng là hết sức phù phiếm. Những lời đồn đại khiến Hương Mơ từng muốn bỏ nghề khi bắt đầu bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp. Cô phải mất rất nhiều thời gian để học cách sống chung với những lời đàm tiếu, những cư xử thô lỗ của loại khán giả nam lắm tiền. Chẳng hạn, buổi sáng, có một khán giả gọi điện vào số máy của Hương Mơ hỏi, tối nay em diễn ở đâu để anh tới nghe. Buổi tối, cũng vẫn là gã ấy, đã ngồi sẵn ở phòng trà nơi Hương Mơ biểu diễn, gọi lại cho cô, hỏi bằng một giọng rất "sở hữu", em đang ở đâu sao vẫn chưa tới, anh đang ngồi đợi em đây. Xung quanh là tiếng ồn ào tán dương của bạn bè gã. Gặp tình huống như vậy Hương Mơ thường buồn rất lâu.

Hay mới đây thôi, có một chị nhà báo nửa đêm gọi điện cho Hương Mơ, chia sẻ tin đồn cô là dân "ô-môi", chỉ thích phụ nữ không thích đàn ông, nên đến tận bây giờ vẫn chưa lập gia đình. Hương Mơ cố nén cười. Ở đầu dây bên kia, chị nhà báo an ủi, thôi em đừng khóc, chị chỉ hỏi có đúng hay không thôi mà

[Dân trí] - “Huế bây chừ” là album thứ ba Hương Mơ hát về Huế. Xa Huế đã lâu nhưng Hương Mơ vẫn còn rất nặng lòng. Hương Mơ yêu mảnh đất này không chỉ vì Huế đẹp bởi mưa, bởi nắng... mà ở đó còn là nơi đầu tiên người ấy đến với Hương Mơ.

Hương Mơ có nghĩ rằng mình đang chọn một dòng nhạc rất kén khán giả?

Thực ra thì tôi nghĩ thể loại nhạc này chỉ ít khán giả hơn so với nhạc trẻ bây giờ nhưng ai đã yêu nó thì rất chung thuỷ. Bằng chứng là số lượng đĩa phát hành của chúng tôi trong hai tháng vừa qua cũng không phải là nhỏ.

Chị có ý định thử một dòng nhạc khác không?

Người chuyên nghiệp là người biết mình hợp với dòng nhạc nào. Nếu có thử tôi sẽ chọn dân ca và những bái hát mang âm hưởng dân ca.

Chị nghĩ thế nào khi chị “bị liệt” vào danh sách các ca sĩ muộn chồng?

Tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả. Tôi vẫn chưa thấy sốt ruột. Có lẽ vì tôi được ba mẹ, anh chị và bạn bè cưng chiều nên tôi vẫn cảm thấy mình còn quá trẻ. Tôi về Huế, mẹ dẫn tôi ra chợ mua nón, mọi người vẫn hỏi “mua nón cho bé à” [ở Huế tất cả các cô gái đều được gọi là bé]. Với lại tôi là người khó yêu. Nếu dễ yêu có lẽ tôi đã lập gia đình từ lâu rồi, nhưng tôi không thể yêu ai khác ngoài anh ấy.

Nhưng mọi người đã bắt đầu hỏi bao giờ Hương Mơ lấy chồng?

Cũng chưa có gì chắc chắn nên cho tôi bí mật.

Chị có hay về thăm Huế không?

Cũng thi thoảng, nếu có cơ hội là tôi đi luôn.

Nếu được giới thiệu về Huế, chị sẽ nói?

Người Huế rất hiền, các món ăn của Huế rất ngon và ở Huế rất nhiều cây trứng cá. Mỗi lần tôi về Huế mọi người đều tìm quả trứng cá cho tôi. Có một nét ở Huế mà tôi rất nhớ đó là thói quen của người Huế ăn chay vào ngày rằm mùng một hàng tháng. Cứ đến ngày đó là tất cả mọi người đều ăn chay, tất cả những người bán hàng ăn hôm đó cũng bán đồ chay. Tôi cũng vẫn giữ được thói quen ấy cho đến bây giờ, một tháng ăn chay hai ngày.

Dù yêu Huế như vậy nhưng chị lại chọn Hà Thành để lập nghiệp, chị nghĩ sao?

Vấn đề là không phải cứ yêu là phải ở đó, tôi là người chung thuỷ, dù đi xa nhưng Huế vẫn luôn luôn trong tôi. Cũng phải nói rằng, ở Huế tôi sẽ không có cơ hội để phát triển tài năng của mình. Nhiều người nghĩ tôi ra Hà Nội để tìm sự nổi tiếng, tôi thì nghĩ tôi ra Hà Nội để tìm tri thức. Sự nổi tiếng theo tôi nó chỉ là một cái gì đó nhất thời nên không bền.

Mọi người nói chị là người khá kín đáo?

Tôi không biết mọi người nói thế nào nhưng tôi nghĩ mình không phải là người quảng giao. Tôi có ít bạn bè và tôi cũng rất coi trọng tình bạn đó.

Thế còn trong công việc?

Tôi không biết là mình có khó tính không nhưng tôi không thể chấp nhận được khi mà mình được mời hát ở ngay sau bữa ăn mà bàn ghế còn đầy bát đĩa. Tôi không thể hát được. Ca sĩ cũng là một nghề nhưng nhiều người có vẻ như hơi "rẻ rúng" nghề của chúng tôi.

Sau album “Huế bây chừ”, chị dự định phát hành tiếp khi nào?

Tôi còn muốn nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục.

Xin cảm ơn ca sĩ Hương Mơ!

Tuấn Duy

Video liên quan

Chủ Đề